Nông dân TP Hà Tĩnh phấn khởi thu hoạch ngó sen

(Baohatinh.vn) - Mô hình trồng sen lấy ngó của ông Nguyễn Duy Đại (xã Thạch Trung, TP Hà Tĩnh) không chỉ mang lại nguồn thu nhập khá mà còn góp phần cải tạo môi trường.

Ảnh 1.jpeg
Những ngày này, ruộng sen gần 1ha của ông Nguyễn Duy Đại đang cho thu hoạch ngó sen đầu mùa. Bên cạnh thu hoạch ngó, ruộng sen của ông Đại còn cho thu hoạch hoa, lá, củ...
Ảnh 5.jpg
Đầu năm 2023, nhận thấy vùng đất trũng tại địa phương phủ đầy bèo tây, hàng chục năm không thể canh tác, ông Đại đã mạnh dạn thuê lại đất của nhiều hộ dân để áp dụng mô hình trồng sen. Để có thể xuống giống, ông Đại đầu tư 17 triệu đồng để thuê máy xử lý lượng bèo ngay tại ruộng. Đến tháng 6/2023, ruộng sen của ông mới bắt đầu sinh trưởng.
Ảnh 2.jpeg
Theo ông Đại, giống sen trồng lấy ngó khác biệt hoàn toàn so với giống sen trồng lấy hoa, củ. "Không phải giống sen nào cũng có thể trồng lấy ngó được, sen lấy ngó là phải chọn dòng cây khoẻ, có khả năng sinh trưởng mạnh mới cho ra chất lượng ngó tốt" - ông Đại nói.
Ảnh 3.jpg
Với 1ha trồng sen lấy ngó, 3000m2 trồng sen lấy củ, ông Đại nắm khá rõ kỹ thuật trồng sen để đem lại hiệu quả: "Hiếm có loại cây trồng nào có thể cho thu hoạch được nhiều bộ phận như cây sen, trong đó có hoa sen, hạt sen, củ sen, ngó sen và cả lá sen. Quá trình trồng sen lấy ngó phải liên tục chú ý cải tạo đất ruộng cho tơi xốp, bón phân theo lượng định kỳ, các cây sen trồng cách nhau khoảng 3m; mặt ao phải giữ đủ lượng nước tiêu chuẩn; hằng ngày xử lý các lá sen hư hỏng, tạo độ thoáng cho ruộng" - ông Đại chia sẻ.
Ảnh 4.jpg
Ngó sen là phần non nhất của cọng lá sen, nằm sát gốc của cây sen.
Ảnh 6.jpg
Thu hoạch ngó sen rất vất vả, người dân phải đầm mình dưới bùn lầy nhiều giờ, dùng tay đưa dọc theo cọng lá sen xuống tới gốc sen, vừa rút nhẹ và vừa bẻ để lấy được hết phần ngon nhất của ngó.
z5477839313526_1e6c019a5cf50ec11930d4198e032de7.jpg
Tuy vậy, vợ chồng ông Đại rất vui bởi từ khi áp dụng mô hình trồng sen lấy ngó, gia đình có nguồn thu nhập ổn định.
z5477795314359_12cc0a1928882ce122e13fda0371f883.jpg
Trung bình mỗi ngày, ông Đại thu hoạch từ 10 - 15kg, ngày cao điểm thu hoạch 50kg tuỳ vào lượng đặt hàng của người dân và các nhà hàng lân cận. Mỗi kg ngó sen được bán ra với giá 50.000 - 60.000 đồng.
bqbht_br_z5477795314346-040315916742403a76c086e5e73c846a-513.jpg
Ngó sau khi thu hoạch sẽ được cắt thành từng đoạn ngắn có độ dài khoảng 20 - 30cm và bán ra trong ngày để đảm bảo giữ độ giòn, tươi ngon.
Ảnh 15.jpg
Ngó sen có thể được chế biến thành nhiều món ăn ngon như: ngó sen xào, gỏi ngó sen, canh ngó sen...
Ảnh 16.jpg
Chị Lâm Trang (xã Thạch Hưng, TP Hà Tĩnh) chia sẻ: "Ngó sen có thể là loại thực phẩm còn khá mới mẻ với người tiêu dùng tại Hà Tĩnh, song, nếu biết cách chế biến, đây là món ăn ngon, thanh mát. Bên trong ngó sen chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khoẻ như: sắt, canxi, chất xơ, các chất khoáng và vitamin".
Ảnh 17.jpg
Bên cạnh mô hình trồng sen lấy ngó, nhiều hồ sen trên địa bàn TP Hà Tĩnh còn góp phần tạo cảnh quan đô thị sạch - đẹp, điểm trải nghiệm, "check in" cho người dân và du khách. (Trong ảnh: Du khách check in tại hồ sen của anh Nguyễn Minh Tuấn, phường Thạch Linh, TP Hà Tĩnh)
Video thu hoạch ngó sen đầu mùa.

Mô hình trồng sen lấy ngó của ông Nguyễn Duy Đại góp phần cải tạo những vùng đất trũng, không thể canh tác lâu năm để mang lại những sản phẩm cho hiệu quả kinh tế cao. UBND xã Thạch Trung đã tiến hành khảo sát thêm nhiều vị trí để nhân rộng mô hình trồng sen lấy ngó, từ đó, góp phần đảm bảo sinh kế cho người dân, tạo cảnh quan môi trường, đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Ông Mai Văn Dy - Chủ tịch UBND xã Thạch Trung

Đọc thêm

Hương Sơn có thêm 3 sản phẩm OCOP 3 sao

Hương Sơn có thêm 3 sản phẩm OCOP 3 sao

Huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) vừa chấm điểm công nhận 5 sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao năm 2025, trong đó, 2 sản phẩm đánh giá lại và 3 sản phẩm mới.
Thạch Kim đẩy mạnh phát triển kinh tế biển

Thạch Kim đẩy mạnh phát triển kinh tế biển

Xã Thạch Kim, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) tiếp tục phát huy thế mạnh của địa phương giáp biển để phát triển sản xuất, đảm bảo sinh kế, tạo nền tảng và động lực phát triển KT-XH.
Ngành chuyên môn Hà Tĩnh khuyến cáo gì cho vụ tôm xuân - hè 2025?

Ngành chuyên môn Hà Tĩnh khuyến cáo gì cho vụ tôm xuân - hè 2025?

Người dân Hà Tĩnh chuẩn bị bước vào vụ nuôi tôm xuân hè 2025. Bà Nguyễn Thị Hoài Thúy – Trưởng phòng Quản lý, nuôi trồng thủy sản (Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh) đã có những khuyến cáo nhằm giúp người dân giành thắng lợi trong vụ nuôi sắp tới.
Giá trị nhung hươu Hương Sơn ngày càng tăng cao

Giá trị nhung hươu Hương Sơn ngày càng tăng cao

Huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) chú trọng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăm sóc, cải thiện chất lượng đàn hươu, tập trung chế biến sâu, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế.
Nuôi lươn không bùn ở Cẩm Quang

Nuôi lươn không bùn ở Cẩm Quang

Mô hình nuôi lươn bằng bể không bùn của anh Nguyễn Quốc Hữu (xã Cẩm Quang, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) dự kiến cho thu hoạch khoảng 15-17 tấn lươn thương phẩm sau 10-12 tháng thả nuôi.
Ngư dân bội thu, tiểu thương phấn khởi

Ngư dân bội thu, tiểu thương phấn khởi

Những chuyến biển gần đây, ngư dân Hà Tĩnh trúng đậm nhiều luồng cá cơm, cá trích, mực, cá bạc má… tạo nguồn cung hải sản đa dạng, đáp ứng nhu cầu thị trường đồng thời mang về nguồn thu nhập khá.
Vũ Quang tươi mới

Vũ Quang tươi mới

Việc chú trọng xây dựng vườn mẫu, cụm dân cư sáng - xanh - sạch - đẹp, cụm dân cư sinh thái… đã tạo điểm nhấn trong xây dựng nông thôn mới ở Vũ Quang (Hà Tĩnh).
Tuổi trẻ Đức Thọ thi đua lập thân lập nghiệp

Tuổi trẻ Đức Thọ thi đua lập thân lập nghiệp

Tuổi trẻ trên quê hương Tổng Bí thư Trần Phú (Đức Thọ - Hà Tĩnh) đã mạnh dạn đầu tư, phát triển các mô hình kinh tế, góp phần nâng cao vị thế tổ chức Đoàn trong hệ thống chính trị.