Tháng 11, Bình Liêu là điểm đến thu hút rất đông khách du lịch bởi những những đồng cỏ lau bạn ngàn dọc đường lên cột mốc.
Nhiếp ảnh gia Lekima Hung (Hà Nội) đến Bình Liêu vào đầu tháng 11. Huyện biên giới miền núi của tỉnh Quảng Ninh này là điểm đến quen thuộc của anh vào mỗi tháng 10 và 11 hằng năm bởi đây là mùa lau nở rộ.
Bình Liêu vài năm gần đây đường đi thuận tiện do đã có cao tốc từ Hà Nội tới Vân Đồn (khoảng 200 km), đoạn còn lại vài chục km là đường lên các cột mốc tuy nhỏ và lên dốc quanh co nhưng không khó đi vì là đường bê tông.
Đường tới cột mốc 1305 chính là “sống lưng khủng long” dài khoảng 2 km. Còn chặng lên cột mốc 1297 là thiên đường lau ở Bình Liêu, cả đi và về khoảng 1,5 km, tương đối dễ đi. Tuy nhiên, hiện du khách chỉ được leo tới gần cột mốc.
Theo anh Lekima Hung, để chụp ảnh lau đẹp nên chờ thời điểm sáng sớm hay chiều muộn lúc nắng dịu, chiếu xiên và chụp ngược sáng. Đồng thời nếu có thêm nền tối, hậu cảnh núi non, con đường cong hay trời xanh sẽ tôn thêm vẻ đẹp.
Ngoài ra, bạn cũng nên tham khảo các tư thế tạo dáng cho sinh động, thêm các phụ kiện cầm trên tay, quàng cổ... cho thêm phần tự tin.
Bình Liêu có nhiều món ăn ngon, độc đáo và mang đậm dấu ấn văn hoá bản địa như cá suối, gà đen, bánh, bánh coóc mò, miến, phở lợn... Tuy nhiên nơi lưu trú ở Bình liêu vẫn chưa có nhiều và nhiều nơi xa nhau. Nếu đi vào cuối tuần, bạn nên đặt sớm vì thường hết phòng. Giá khoảng 50.000 đồng trở lên cho một đêm với hình thức ngủ phòng tập thể, hoặc các nhà nghỉ bình dân giá khoảng 200.000-400.000 đồng một đêm.
Khí hậu Bình Liêu hơi khác biệt so với toàn tỉnh Quảng Ninh, còn được gọi là “Sa Pa thu nhỏ”. Vào mùa đông, nơi đây thậm chí còn có thể có băng giá.
Mùa lau ở Bình Liêu sẽ kết thúc vào cuối tháng 11, nhường chỗ cho hoa sở vào tháng 12.
Tết Dương lịch: "Xu hướng xuất ngoại dịp Tết dự kiến tăng trong thời gian tới bởi nhiều du khách muốn tránh áp lực Tết truyền thống cũng như tìm kiếm trải nghiệm mới mẻ", theo đại diện một đơn vị lữ hành.
Không khí ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở các khu dân cư trên địa bàn Hà Tĩnh diễn ra hết sức sôi nổi với nhiều hoạt động ý nghĩa được triển khai.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Lê Ngọc Châu đề nghị các đơn vị đẩy mạnh tuyên truyền, soát xét kỹ lưỡng công tác hậu cần để đảm bảo các hoạt động festival diễn ra chu đáo, có tính lan tỏa cao.
Thí sinh Trần Thị Thuận đến từ khách sạn Sông Lam Waterfront (thị trấn Xuân An, Nghi Xuân) đã giành giải nhất Hội thi Nghiệp vụ nhân viên buồng cơ sở lưu trú du lịch Hà Tĩnh năm 2024.
Italy phát hiện mạng lưới chuyên vẽ nhái tranh của các họa sĩ nổi tiếng để lừa khách hàng, gây thiệt hại khoảng 212 triệu USD cho thị trường nghệ thuật.
Hoa hậu Thanh Thủy được nhận xét có gương mặt tựa búp bê, còn á hậu 1 người Bolivia ghi điểm về thần thái, tự tin trong ứng xử tại Miss International 2024.
Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024 mang chủ đề "Du lịch Hoà Bình - Kết nối khát vọng xanh" sẽ diễn ra trong các ngày từ 15 - 23/11/2024 với nhiều hoạt động hấp dẫn.
Đón nhận bằng xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh đền Thạch Bàn là vinh dự lớn của Nhân dân xã Ân Phú và huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh), góp phần giáo dục truyền thống cho các thế hệ.
Chính quyền các cấp và người dân Hà Tĩnh đang tích cực thực hiện việc cưới, việc tang, thực hành tâm linh, tín ngưỡng theo hướng văn minh, tiến bộ, góp phần xây dựng nếp sống văn hóa gắn với xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.
Lễ giỗ Đức thánh Hoàng Mười – đền Chợ Củi ở Nghi Xuân (Hà Tĩnh) được tổ chức trang trọng theo nghi lễ truyền thống, thu hút người dân và du khách đến dâng hương, chiêm bái.
Chớm đông, ấy là khi những vạt nắng cuối cùng của mùa thu còn dùng dằng chưa tắt mà những cơn mưa cứ ngấp nghé bước vào. Cái se lạnh đầu đông ùa về trải tràn khắp không gian...
Chương trình dạ hội với sự tham gia của nhiều nghệ sỹ, ca sỹ nổi tiếng đã mang đến cho người dân TX Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) và du khách thập phương những tiết mục đặc sắc, ấn tượng.
Lễ rước Quan Hoàng Mười vân du là một trong những nghi lễ truyền thống của Nhân dân phường Trung Lương (TX Hồng Lĩnh – Hà Tĩnh) được duy trì đều đặn hằng năm.
Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc là dịp để người dân thôn 5 (xã Thọ Điền, Vũ Quang, Hà Tĩnh) phát huy tinh thần đoàn kết, giúp nhau phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa.
Lễ rước cấp thủy tại lễ hội đền Cả - Dinh Đô quan Hoàng Mười (Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) là nét văn hoá độc đáo với mong muốn cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt.
Sáng 8-11, tại sân nhà rông làng Ia Gri (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã diễn ra lễ khai mạc Tuần lễ Hoa Dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya năm 2024.
Gần 1 tuần nay, đền Chợ Củi ở xã Xuân Hồng (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã thu hút hàng vạn người dân và du khách thập phương khắp mọi miền về dâng hương, chiêm bái.
Hoa dã quỳ ở tỉnh Lâm Đồng nở rộ từ cuối tháng 10 đến tháng 12, khoe sắc vàng tươi nổi bật giữa không gian cao nguyên mát mẻ, tạo nên khung cảnh đẹp như tranh.
26 nghệ nhân, thanh đồng đã tham gia thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ ở đền Chợ Củi (huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) nhằm tôn vinh, quảng bá và phát huy các giá trị nghệ thuật này.
Đường đua phim Việt cuối năm đang trở nên sôi động với các tác phẩm mới dự kiến ra mắt. Những cái tên như "Linh miêu – quỷ nhập tràng", "Công tử Bạc Liêu" hay "Kính vạn hoa" hứa hẹn mang đến nhiều bất ngờ, tạo nên cuộc cạnh tranh quyết liệt tại rạp chiếu.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Lê Ngọc Châu đề nghị các sở, ngành, đơn vị liên quan bám sát kế hoạch, phối hợp chặt chẽ để tổ chức Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản văn hoá” trang trọng, bài bản.