Mưa ở Hà Tĩnh ghi nhận nhiều kỷ lục chưa từng có

(Baohatinh.vn) - Trong một thời gian ngắn, Hà Tĩnh đã hứng chịu những đợt mưa lớn từ 300 đến hơn 1.000 mm. Đặc biệt, tại địa bàn TP Hà Tĩnh, mưa đã liên tục ghi nhận những kỷ lục chưa từng có trong lịch sử...

Mưa ở Hà Tĩnh ghi nhận nhiều kỷ lục chưa từng có

Vùng hạ du Kẻ Gỗ sau đợt mưa lớn từ ngày 18- 21/10 (Ảnh tư liệu)

1 tháng, 4 kỷ lục

Ông Trần Đức Bá - Giám đốc Đài KTTV tỉnh cho biết: “Trong đợt mưa vừa qua, TP Hà Tĩnh là trọng tâm. Riêng tháng 10/2020, mưa tại đây đã cùng một lúc ghi nhận 4 kỷ lục lịch sử: lượng mưa trong 24h cao nhất, lượng mưa trong một đợt cao nhất, đợt mưa cao nhất và tháng có tổng lượng mưa lớn nhất trong vòng hơn 60 năm qua”.

Mưa ở Hà Tĩnh ghi nhận nhiều kỷ lục chưa từng có

TP Hà Tĩnh ngập sâu chỉ trong ít giờ mưa lớn (Ảnh: Anh Tấn)

Mở màn cho đợt thiên tai lịch sử vừa qua, từ 11h ngày 18/10 - 11h ngày 19/10, lượng mưa đo được tại TP Hà Tĩnh là 872 mm, trở thành trận mưa có lượng mưa lớn nhất trong 24h, lớn nhất từ trước tới nay. Mưa được ghi nhận với cường độ lớn trong suốt 53h25 phút (từ 11h10 ngày 17/10 đến 16h35 ngày 19/10), TP Hà Tĩnh đạt lượng mưa kỷ lục 1.100mm và được đánh giá là lượng mưa lớn nhất trong một đợt liên tục.

Mưa lớn, khiến cho 100% xã, phường ở thành phố Hà Tĩnh bị ngập lụt. Cộng với thời điểm hồ Kẻ Gỗ xả lũ (đỉnh điểm là 1.050 m3/s) đã khiến cho nhiều vùng bị ngập lụt sâu trên 1-3m như: các phường Văn Yên, Đại Nài, Hà Huy Tập, Nam Hà, xã Thạch Bình… Thành phố đã buộc phải di dời 263 hộ dân đến nơi cao ráo.

Mưa ở Hà Tĩnh ghi nhận nhiều kỷ lục chưa từng có

TP Hà Tĩnh đã phải sơ tán nhiều hộ dân đến nơi an toàn

So sánh về trận lũ lịch sử hồi tháng 10/2010, ông Trần Đức Bá - Giám đốc Đài KTTV tỉnh cho rằng, lần này mưa lũ có dấu hiệu cực đoan hơn, thậm chí có những hiện tượng chưa từng có trong lịch sử.

Từ ngày 15 - 21/10 là đợt mưa có lượng mưa lớn nhất, với 1.384 mm. Điều này đã khiến mức ngập lụt các vùng tại TP Hà Tĩnh cũng cao hơn năm 2010 từ 0,5-1 m.

Nhận định nguyên nhân của đợt mưa này, chuyên gia thời tiết của Hà Tĩnh cho rằng, do ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới đi qua Trung Bộ kết hợp với hoạt động của không khí lạnh khiến mưa lớn trở nên cực đoan.

Mưa ở Hà Tĩnh ghi nhận nhiều kỷ lục chưa từng có

Trận mưa từ 7h sáng đến 13h chiều 30/10 khiến TP Hà Tĩnh một lần nữa chìm trong biển nước

Mọi việc chưa kết thúc, ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 9, thành phố Hà Tĩnh tiếp tục ghi nhận đợt ngập lụt thứ 2 chỉ trong vòng 1 tuần lễ. Lượng mưa đo được trong 3 ngày (từ 7h sáng ngày 28/10 đến 13h chiều 30/10), lượng mưa đạt 462 mm, cao nhất trong toàn tỉnh.

Cùng với đợt mưa này, tháng 10/2020 cũng được ghi nhận là tháng có tổng lượng mưa lớn nhất trong vòng 60 năm qua (năm 1959) với 2.370 mm và cao hơn tháng cao nhất lịch sử (10/1983) là 322 mm.

Thời tiết nguy hiểm vẫn còn "rình rập"

Mưa ở Hà Tĩnh ghi nhận nhiều kỷ lục chưa từng có

Ông Trần Đức Bá (bên trái) cùng đồng nghiệp theo dõi cơn bão số 10 qua vệ tinh

Hiện nay cơn bão số 10 (tên quốc tế là Goni) đã đi vào biển Đông. Dự báo, bão sẽ di chuyển nhanh và đến 1h ngày 4/11, vị trí tâm bão ở khoảng 15,2 độ vĩ Bắc; 112,1 độ kinh Đông, trên vùng biển phía Nam quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10-11 (90-115km/giờ), giật cấp 13. Sau đó, bão di chuyển theo hướng Tây, đi vào vùng biển các tỉnh từ Đà Nẵng đến Phú Yên.

Ông Trần Đức Bá cho hay, dù có thể không ảnh hưởng trực tiếp nhưng cơn bão số 10 được cảnh báo là cơn bão mạnh, khu vực gây mưa rất rộng. Có khả năng, Hà Tĩnh sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng hoàn lưu, gây mưa lớn từ 5 - 6/11 tới.

Mưa ở Hà Tĩnh ghi nhận nhiều kỷ lục chưa từng có

Mưa lớn nhiều ngày qua đã khiến bờ sông Ngàn Sâu đoạn qua thôn 4 (xã Đức Bồng) bị sạt lở nghiêm trọng. Ảnh: Văn Chung

Cũng theo ông Trần Đức Bá, trong tháng 11 tới, khả năng Hà Tĩnh sẽ chịu ảnh hưởng ít nhất của 3 đợt hoạt động xoáy thuận nhiệt đới kết hợp với các đợt không khí lạnh, gây ra những kiểu thời tiết nguy hiểm. Trong đó, 2 đợt gần nhất là bão số 10 sắp tới và một đợt tiếp theo vào khoảng từ 8 - 10/11.

Có thể nói, thời tiết đang có những dấu hiệu tự “phá vỡ” quy luật tự nhiên. Năm nay, nhiều khả năng sau tiết Sương Giáng (từ sau 7/11), thời tiết vẫn còn mưa, bão. Do vậy, bà con nhân dân cần phải theo dõi diễn biến thời tiết để điều hành lịch nông vụ phù hợp, tránh thiệt hại do thiên tai.

Chuyên gia cũng cảnh báo những đợt gió mạnh trên biển, gây nguy hiểm đến nuôi trồng và đánh bắt hải sản.

Đặc biệt là nguy cơ sạt lở đất. Hiện nay, đồi núi đã “ngậm” nước, dễ bị sạt lở nghiêm trọng. Do vậy, các địa phương cần có phương án cảnh báo, di dời người dân đến khu vực an toàn.

Chủ đề Lũ lụt Hà Tĩnh

Chủ đề Chung tay khắc phục hậu quả lũ lụt

Đọc thêm

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Trước những vấn đề cấp thiết đang hiện hữu, các nhà khoa học từng nhận giải VinFuture dự đoán những nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, an ninh năng lượng hay sức khỏe toàn cầu… sẽ là những ứng cử viên tiềm năng cho Giải thưởng VinFuture 2024 danh giá.
Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Sau video robot nhỏ thuyết phục "đồng đội" bỏ việc, nhiều người lo ngại viễn cảnh robot tích hợp AI có thể nổi loạn và tự ra quyết định.
Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Sau 3 mùa gây tiếng vang, các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 với chuỗi hoạt động kết nối khoa học công nghệ, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại Khám phá tương lai VinFuture” hứa hẹn mang đến “cơ hội vàng” để tiếp cận tri thức toàn cầu và hợp tác phát triển.
Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.