Trung Trung Bộ và Nam Trung Bộ là khu vực trọng điểm chịu ảnh hưởng của bão số 10

Cơn bão Goni được nhận định là siêu bão. Để tìm hiểu về diễn biến cũng như ảnh hưởng của cơn bão này, phóng viên Thông tấn xã Việt Nam đã phỏng vấn Tiến sỹ Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia.

Trung Trung Bộ và Nam Trung Bộ là khu vực trọng điểm chịu ảnh hưởng của bão số 10

Vị trí và đường đi của bão Goni. Ảnh: KTVN

Thưa Tiến sỹ Hoàng Phúc Lâm, cơn bão Goni được nhận định là siêu bão, vậy cơn bão này có gì khác với siêu bão số 9 (Molave)?

Thứ nhất, bão số 9 không được gọi là siêu bão bởi cường độ cực đại của bão mới đạt đến cấp 14, cấp bão rất mạnh. Khi bão đạt từ cấp 16 trở lên, theo Quyết định số 03/2020/QĐ-TTg ban hành ngày 13/1/2020 và có hiệu lực ngày 1/3/2020, bão mới được gọi là siêu bão.

Bão Goni sau khi đi qua Philippines sẽ suy yếu, vào Biển Đông trở thành cơn bão số 10 trên Biển Đông trong năm 2020 với cường độ còn khoảng cấp 10-11, cấp bão mạnh.

Trong quá trình di chuyển hướng về khu vực đất liền và ven biển nước ta, bão sẽ có tương tác với không khí lạnh, nhiệt độ mặt nước biển cũng thấp hơn so với ngoài khơi phía đông Phillipines nên khả năng bão số 10 sẽ còn suy yếu hơn nữa khi vào gần bờ.

Theo nhận định của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, diễn biến cơn bão cụ thể như thế nào thưa Tiến sỹ?

Hiện nay bão Goni còn đang quần thảo ở miền Trung Philippines, khi ở trên đất liền, bão sẽ suy yếu do tác động của bề mặt đất, độ ẩm và năng lượng của bão giảm. Các diễn biến tiếp theo của bão khi xuống trở lại vùng đại dương trên Biển Đông (bão số 10) sẽ còn phức tạp, theo đó bão vẫn có khoảng 20 - 30% khả năng mạnh lên và 60 - 70% khả năng yếu đi. Khu vực trọng điểm chịu ảnh hưởng của cả mưa và gió do bão số 10 hiện được xác định là các tỉnh, thành phố Trung Trung Bộ và Nam Trung Bộ.

Theo bản tin dự bão của Trung tâm, sáng 2/11, bão sẽ đi vào Biển Đông, khả năng cơn bão này có đi vào đất liền hay suy yếu trên biển?

Như phân tích ở trên, bão số 10 sau khi đi vào Biển Đông sẽ hướng về phía đất liền nước ta với cường độ suy yếu dần, không còn mạnh như khi ảnh hưởng trực tiếp tới Philippines. Các khu vực ven biển Trung Trung Bộ và Nam Trung Bộ vẫn có nguy cơ chịu ảnh hưởng của gió cấp 7, 8 và mưa lớn do bão số 10. Vùng mưa do bão số 10 cũng khá rộng do kết hợp thêm với hoạt động của gió mùa Đông Bắc.

Ông có khuyến cáo gì với cơn bão này?

Bão số 10 hiện còn khá xa và không đi nhanh như bão số 9, khả năng bão sẽ suy yếu thêm trước khi tới gần đất liền. Thời điểm hiện tại thì các ngư dân đang đánh bắt cá trên biển là có khả năng chịu ảnh hưởng lớn nhất nếu hoạt động trên vùng nguy hiểm do bão Goni gây ra. Do đó bà con ngư dân đi biển cũng như trong đất liền cần thường xuyên cập nhật các thông tin hiện trạng và dự báo về cơn bão này hàng ngày.

Ông có thể cho biết từ nay đến cuối năm 2020 và những tháng đầu năm 2021 diễn biến thời tiết thế nào, có thể xuất hiện bão, áp thấp nhiệt đới hay không?

Nửa đầu tháng 11/2020 vẫn sẽ có nhiều bão và áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông, sau đó số lượng và tần suất bão sẽ giảm dần tới cuối năm.

Tuy nhiên, các loại hình thiên tai khác trong mùa đông như rét đậm, rét hại, băng giá, sương muối... sẽ tăng dần trong các tháng chính đông (12/2020, 1/2021, 2/2021).

Trân trọng cảm ơn ông!

Theo Baotintuc

Chủ đề Thời tiết - Khí hậu

Đọc thêm

Công điện ứng phó với bão MAN-YI gần biển Đông

Công điện ứng phó với bão MAN-YI gần biển Đông

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có công điện điện: UBND các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Thuận; các Bộ: Quốc phòng, Công an, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Công Thương, Thông tin và Truyền thông, Ngoại giao; Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam về việc ứng phó với bão MAN-YI gần biển Đông.
Thông tin mới nhất về bão USAGI

Thông tin mới nhất về bão USAGI

Tin mới nhất về bão USAGI, hiện đang ở gần Nam Đài Loan, sức gió mạnh cấp 8-9, giật cấp 11. Cảnh báo gió mạnh, sóng lớn, nguy cơ cao với tàu thuyền. Biển động rất mạnh.
Trường THCS Lê Văn Thiêm - 40 năm chắp cánh tri thức, kết nối tương lai

Trường THCS Lê Văn Thiêm - 40 năm chắp cánh tri thức, kết nối tương lai

Trong suốt hành trình 40 năm phát triển, Trường Năng khiếu thị xã Hà Tĩnh xưa và Trường THCS Lê Văn Thiêm nay luôn là lá cờ đầu của ngành GD&ĐT tỉnh nhà. Không chỉ đảm đương sứ mệnh là “nôi” bồi dưỡng nhân tài, chắp cánh ước mơ cho các thế hệ học sinh, Trường THCS Lê Văn Thiêm đang bắt nhịp xu thế, phát triển mô hình trường học tiên tiến, năng động, từng bước hội nhập quốc tế.