Mùa thị chín

Thi không nhớ chính xác đó là ngày hôm qua, hôm kia hay một ngày nào đó xa rồi, nhưng đó là một ngày thật đặc biệt. Trong trí nhớ của Thi đó là một ngày thật mát dịu và đầm đậm hương thị chín thơm lừng ở vườn nhà bà ngoại...

Truyện ngắn

Mùa thị chín ảnh 1

Một khu vườn đầy cây và tràn ngập hương hoa quả chín. Vừa mới đây thôi, Thi chưa hết ngạc nhiên khi con chim chào mào từ ngoài đồng bay vào vườn rỉa ổi. Những trái ổi chín chim ăn dở, ruột đỏ hồng hồng thoảng thơm cả một góc vườn, lại ngỡ ngàng trước màu rám vàng đến mơ màng của mùa bưởi chín. Trong mắt Thi, khu vườn ấy là cả một thế giới diệu kì thu nhỏ. Mỗi gốc cây đều mang một ý nghĩa yêu thương riêng. Kia cây hồng bì, quả lúc lỉu như những chiếc đèn lồng nhỏ màu vàng sậm bà ngoại trồng nhân dịp bố đi công tác xa. Cây mít tố nữ chi chít quả là của bạn bà gửi giống tận từ trong nam ra. Nhưng với Thi, cây thị là đặc biệt hơn cả. Bà ngoại kể lại rằng lúc bà đang làm cỏ ở ngoài vườn, chợt thấy một cây thị bé con mọc ngay ở góc tường bèn vun gốc, cắm cọc xung quanh che chở cho nó sống. Vừa lúc ấy, mẹ trở dạ sinh Thi. Bà yêu cây, chăm cây như hẳn một người bạn, đôi lúc bà còn nói chuyện với chúng nữa, như hẳn chúng hiểu được những lời bà ngoại nói.

Ấy vậy mà, mấy tuần nay, bà ngoại lại ốm. Cây trong vườn cũng đột nhiên buồn buồn. Bà không ra vườn vào mỗi buổi sáng, dẫu sáng nào, chim cũng bay về hót vang nhưng chẳng thấy say sưa như lúc trước. Thi một mình ra vườn, nhìn lên cây thị cao vút đã bắt đầu cho quả. Mới đó mà đã mười năm trôi qua, Thi vẫn còn bé nhỏ thế kia, ấy vậy mà cây thị đã lớn tự hồi nảo hồi nào.

Bà nằm gần cả tháng trời trên chiếc giường tre cũ kĩ đặt ở góc nhà, chỗ trông ra cây thị đang mùa cho quả. Bà yếu lắm. Bố Thi là lính đảo Trường Sa cũng vội xin phép đơn vị để về nhà chăm bà. Đôi lúc nhìn thấy bố cầm tay bà trầm ngâm Thi thấy chạnh lòng lo.

- Bà đỡ không bố?- Thi vụt hỏi

- Có con ạ, chắc chắn bà sẽ khỏi.

Thi không hỏi thêm nữa lẳng lặng đi ra vườn. Bên bờ tường cũ đầy rêu, dây trầu bà trồng đã điểm thêm vài lá vàng ở trên cao nữa. Thi nhớ ra, đã bao nhiêu ngày bà không ăn trầu rồi. Những ngày bà khỏe, bà thường ra hái trầu ăn từng ngày. Còn nhớ bà đã có lần nói với Thi:

- Hái cho bà những lá trầu mơ vàng ấy cháu ạ. Lá trầu ấy già nên thơm nồng lắm, đừng hái lá non làm đau cây.

Thi hái một lá trầu đưa lên mũi ngửi. Mùi lá trầu cay nồng. Thi nhẹ nhàng đặt vào giỏ trầu của bà ngoại, thay đi những lá trầu héo rũ nói một mình:

- Cháu hái trầu cho bà đây. Nhé! Một lá trầu rất to còn tươi đấy. Bà cố khỏe đi để cùng ăn trầu cùng bà cụ Tư. Hôm nào, bà cụ Tư cũng sang thăm bà nhưng chỉ ăn một miếng trầu thôi. Hình như bà ấy buồn lắm. Cháu cũng thế, bà khỏi đi, cháu sẽ kể cho bà nghe nhiều chuyện cổ tích cô cháu dạy ở trường. Thích lắm.

*

Ảnh: sinhvienconggiao.net
Ảnh: sinhvienconggiao.net

Mấy hôm nay lạnh về đêm làm bà ho dài. Thi trằn trọc không thể nào ngủ được. Bố đã sắp hết phép phải trở về đơn vị. Thi muốn làm một điều gì đó để cho bà mau khỏe. Nhưng Thi nghĩ mãi vẫn không ra, không biết phải làm cách gì đây, chẳng lẽ cứ ngồi yên nhìn bà ngày một yếu đi như thế. Đang miên man nghĩ, chợt nhớ đến câu chuyện Tấm Cám cô kể hồi chiều. "Đúng rồi!" Thi khẽ reo lên "chỉ có phép màu mới cứu được bà ngoại, phải nhờ đến Cô Tấm" Thi suy nghĩ mãi, đoạn rón rén dậy nắn nót lấy giấy bút viết thư cho Cô Tấm. Chữ Thi nhỏ nhắn đều đều "Cô Tấm kính mến! Cháu biết cô đang rất bận để giúp đỡ mọi người. Nhưng bà cháu đang ốm rất nặng. Không biết cô có thể đến giúp bà cháu được không? nếu được, cô hãy đến vào lúc nửa đêm nhé, bởi lúc ấy cô sẽ không phải giật mình ". Viết xong bức thư nhỏ, Thi vui lắm, bao nhiêu hi vọng bé gửi gắm vào trong bức thư ngắn ngủi ấy, đoạn Thi rút ít sợi len, lén đan một chiếc giỏ rồi chọn quả thị to vừa hái đầu chiều treo bên giường bà ngoại.

Cả đêm ấy, Thi chờ đợi mãi một phép màu của Cô Tấm xuất hiện. Lâu quá, không có quãng thời gian nào khổ sở bằng quãng thời gian chờ đợi. Thi hết cắn móng tay lại xa xa hai chân vào nhau. Chợt thấy bà húng hắng ho, Thi quên ngay cả việc mình đang lén theo dõi xem Cô Tấm có đến hay không liền chạy sang giường bà ngoại đắp lại chăn và khép nhẹ cửa sổ.

Ngày hôm sau và cả hôm sau nữa, đêm nào Thi cũng thức. Nhưng những lúc Cô Tấm sắp xuất hiện thì Thi lại quên mất. Khi Thi dậy đỡ bà uống thuốc, khi bóp tay cho bà đỡ mỏi rồi mới nhớ ra lại giật mình. Đáng ra, Cô Tấm sẽ đến để giúp bà khỏe hơn nhưng có lẽ cô ấy đến nhưng thấy mình nên biến mất.

Khi Thi thất vọng, buồn bã và chán nản nhất thì bà ngoại đột nhiên khỏe lại. Đó là một buổi sáng mát trời. Không hiểu sao chim cũng bay về ríu ran khắp cả khu vườn đậm mùi thị chín. Bà muốn ra ngồi trước sân hong tóc. Tóc bà bạc trắng bay bay trong gió sớm. Thi ngồi bên cạnh, ngay dưới chân bà. bàn tay gầy xương xương của bà vuốt tóc Thi nhẹ nhàng. Thi lim dim mắt cảm nhận từng lượt tay đưa của bà mừng thầm "chẳng khác nào lúc bà chưa ốm". Bố bón cho bà từng thìa cháo. Bà vừa ăn vừa nói chuyện. Giọng bà còn yếu nhưng đầy niềm vui.

- Tí nữa bé Thi hái cho bà ít ngọn trầu nhé. Lâu không ăn nhớ quá.

- Vâng, cháu sẽ hái những lá trầu mơ vàng bà nhé.

Bố chợt nói chen vào câu chuyện của bà cháu:

- Mẹ nghỉ đi ít bữa cho khỏe, rồi con chở lên thị xã khám lại lấy thuốc uống cho khỏi hẳn. Mà hình như ban đêm mẹ không còn ho nữa.

Bà cười dịu dàng:

- Có một câu chuyện mẹ kể chắc con không tin. Nhưng hình như đêm đêm, có một cô Tấm thường đến giúp mẹ. Lúc cô ấy đắp chăn, khép lại cánh cửa, lúc lại bón thuốc, bóp tay cho mẹ đỡ mỏi nên mẹ mới mau khỏi bệnh đấy. Mẹ mong sao gặp lại cô ấy.

Thi nghe thấy thế giật mình, định nói ra cho bà biết nhưng lại chợt im lặng. Bà nhìn Thi yêu thương.

- Tí nữa bé Thi hái cho bà quả thị nhé. Mùa này thị chín nhiều, thơm quá.

Thi lặng yên ngồi bên cạnh bà. Thi biết bà đã nhầm rồi nhưng dẫu sao Thi vẫn rất vui vì bà đã khỏi hẳn. Hai bà cháu lại ngồi trước sân. Gió hây hây thổi thơm lừng hương thị chín.

Đọc thêm

Lệch chuẩn ngôn ngữ

Lệch chuẩn ngôn ngữ

Kho từ vựng của gen Z đang mang đến làn sóng sáng tạo mới trong ngôn ngữ, tạo dấu ấn, phong cách của người trẻ trong giao tiếp nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ lệch chuẩn nếu lạm dụng.
Tiết mục: Đêh Kô – Nhắn gửi yêu thương

Tiết mục: Đêh Kô – Nhắn gửi yêu thương

Tiết mục Đêh Kô – Nhắn gửi yêu thương (dân ca K’Ho Lạch) do Đoàn nghệ thuật Nam Tây Nguyên - tỉnh Lâm Đồng biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.
Những chiếc bánh độc lạ tại Cuộc thi đầu bếp bánh tài năng quốc tế tại Việt Nam

Những chiếc bánh độc lạ tại Cuộc thi đầu bếp bánh tài năng quốc tế tại Việt Nam

Ngày 11/12 tại TP Hồ Chí Minh, Liên chi hội Bánh Việt Nam (Hiệp hội Du lịch Việt Nam) và Hội Đầu bếp chuyên nghiệp Sài Gòn (Hiệp hội Du lịch TP Hồ Chí Minh) đã tổ chức Cuộc thi đầu bếp bánh tài năng quốc tế tại Việt Nam - The Vietnam Bakery Cup 2024 (VNBC), thu hút gần 500 đầu bếp trong và ngoài nước tham gia.
Đồng dao, múa phụ họa: Pàm - đi bắt tôm xúc cá

Đồng dao, múa phụ họa: Pàm - đi bắt tôm xúc cá

Đồng dao, múa phụ họa: Pàm - đi bắt tôm xúc cá của tác giả Y Soái (phát triển dân ca K’Ho Lạch), do đoàn nghệ thuật Nam Tây Nguyên - tỉnh Lâm Đồng biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.
Podcast truyện ngắn: Nẻo chênh vênh

Podcast truyện ngắn: Nẻo chênh vênh

Đèo Gió có bao nhiêu là gió, sao không thể cuốn hết chuyện cũ đi để mỗi lần nhìn vào mắt chồng, Hạnh lại thấy mình rơi tõm vào cái hố buồn sâu hun hút...
Diễn xướng dân ca ví, giặm: Gửi tình ta vào đất

Diễn xướng dân ca ví, giặm: Gửi tình ta vào đất

Diễn xướng dân ca ví, giặm: Gửi tình ta vào đất. Soạn lời: Nghệ sỹ Nhân dân An Ninh. Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Podcast tản văn: Ký ức gió mùa

Podcast tản văn: Ký ức gió mùa

Gió mùa về phố rồi tan vào mặt hồ, vào những con đường xa tít tắp để cả mùa đông ta cứ bâng khuâng tha thiết nhớ, một ký ức mang tên gió mùa…
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cay gừng trầu Nghệ

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cay nồng trầu Nghệ

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cay nồng trầu Nghệ do Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G

Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G

Toàn bộ phần sân khấu “đóng băng” 8WONDER Winter đã hoàn thiện những khâu setup cuối cùng để sẵn sàng chào đón ban nhạc hàng đầu thế giới Imagine Dragons và dàn Vpop Việt đình đám trước hàng chục ngàn khán giả Sài Thành. Ban nhạc hàng đầu thế giới dự kiến sẽ đến TP.HCM chiều nay để sẵn sàng cho siêu nhạc hội tại đại đô thị Vinhomes Grand Park.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cá gỗ trẩy kinh

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cá gỗ trẩy kinh

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cá gỗ trẩy kinh. Soạn lời: Nghệ sỹ Nhân dân Nguyễn An Ninh. Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh
Tổ khúc dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Đôi bờ ví giặm

Tổ khúc dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Đôi bờ ví giặm

Tổ khúc dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Đôi bờ ví giặm. Soạn lời: Nghệ sỹ Nhân dân Nguyễn An Ninh. Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Podcast truyện ngắn: Trên sông mưa

Podcast truyện ngắn: Trên sông mưa

Đêm đó, sân đình vang rộn ràng, người người kéo về đi xem hát. Khách ngồi vào giữa những hàng ghế trước sân khấu nhìn quanh. Không thấy bà hàng nước, chỉ thấy một đám trẻ vội vàng kéo nhau vào chật sân đình. Khách nghe họ bảo nhau: “Đêm nay, cô Hiền lên hát đấy”!