Mười năm nữa, NASA sẽ đưa loài người trở lại Mặt trăng

Kế hoạch cho năm 2019 là bước đầu để thực hiện mục tiêu đưa các phi hành gia trở lại mặt trăng của NASA vào năm 2028.

Mười năm nữa, NASA sẽ đưa loài người trở lại Mặt trăng

Vào ngày 21 tháng 2 vừa rồi, NASA đã thông báo rằng họ đã chọn cơ số các dụng cụ khoa học và công nghệ trình diễn để bay lên mặt trăng trên các tên lửa thương mại tư nhân. Kế hoạch cho năm 2019 là bước đầu để thực hiện mục tiêu đưa các phi hành gia trở lại mặt trăng của NASA vào năm 2028.

Lần cuối cùng các phi hành gia Apollo 17 ghé thăm chị Hằng là vào tháng 12/1972.

TỪ MẶT TRĂNG ĐẾN SAO HỎA

Trước đây, chính quyền Obama đã từ bỏ một sứ mệnh mặt trăng theo kế hoạch để tập trung chi phí cho kế hoạch lên sao Hỏa vào năm 2030.

Steve Clarke, phó quản trị viên phụ trách thăm dò trong Ban giám đốc sứ mệnh khoa học của NASA, nói: “Nhiệm vụ này được thực hiện bởi các Dịch vụ Thương mại Tải trọng Mặt trăng (CLPS) sẽ đưa một hỗn hợp các công cụ khoa học và công nghệ trình diễn lên mặt trăng. Chúng tôi muốn đưa lên nhiều công cụ thăm dò nhất có thể để cung cấp dữ liệu cho cộng đồng khoa học và cho những thiết kế tàu đổ bộ tiếp theo cho con người.”

Ông nói thêm: “Các công cụ khoa học được gửi lên mặt trăng có nhiệm vụ mô tả bề mặt mặt trăng và tìm kiếm các phân tử hydro, dấu vết thực tế của nước hoặc băng trong đất."

Ngoài việc bổ sung kiến thức về vệ tinh tự nhiên của Trái đất, các kết quả thăm dò còn đem lại nhiều ứng dụng hơn vậy. Quản trị viên NASA Jim Bridenstine nói trong thông cáo báo chí: "Chúng tôi khảo sát thấy ở bề mặt các cực của Mặt trăng có hơi nước. Và thật lòng mà nói, băng có thể đại diện cho nhiên liệu tên lửa. Nếu chúng ta có khả năng tạo ra nhiên liệu tên lửa từ cấu tạo bề mặt Mặt trăng và sử dụng nó để xây dựng một kho chứa nhiên liệu cho các cỗ máy."

Mười năm nữa, NASA sẽ đưa loài người trở lại Mặt trăng

NASA di chuyển hệ thống phóng không gian thử nghiệm của tên lửa công nghệ mới của Mỹ từ nhà máy đến Trung tâm bay không gian Marshall ở Huntsville, Alabama.

Về mặt công nghệ, một trọng tải sẽ cần công nghệ năng lượng mặt trời. Ông Clarke cho biết: "Chúng tôi đang tìm cách thúc đẩy công nghệ pin mặt trời. Điều đó sẽ có lợi cho các sứ mệnh không gian sử dụng năng lượng mặt trời.” Các công nghệ khác đang được thử nghiệm các hệ thống hạ cánh (EDL), sẽ giúp cải thiện thiết kế của tàu thám hiểm mặt trăng trong tương lai, bao gồm cả tàu đưa phi hành gia lên mặt trăng.

XÂY TRẠM QUỸ ĐẠO MẶT TRĂNG

Kế hoạch dài hạn của NASA cũng kêu gọi xây dựng trạm quỹ đạo mặt trăng vào những năm 2020. Nó sẽ đóng vai trò là nền tảng cho việc thăm dò bề mặt mặt trăng và các nhiệm vụ thám hiểm có phi hành gia.

Không giống như chương trình Apollo, ngành công nghiệp vũ trụ thương mại sẽ nỗ lực vận chuyển các phi hành gia đến trạm quỹ đạo và xuống bề mặt mặt trăng. NASA đã công bố kế hoạch hợp tác với các công ty vũ trụ để phát triển tàu thăm dò mặt trăng có khả năng tái sử dụng. Những con tàu vũ trụ đó có thể bay qua lại giữa quỹ đạo và bề mặt của mặt trăng.

Dale Skran, phó chủ tịch điều hành của Hiệp hội Vũ trụ Quốc gia (NSS), một tổ chức phi lợi nhuận với mục tiêu thúc đẩy nền văn minh vũ trụ, nói: “NSS ủng hộ chiến lược của NASA. Ưu điểm cơ bản của trạm quỹ đạo mặt trăng trong hỗ trợ thăm dò là nó có thể trở thành trạm xăng, nơi các tàu vũ trụ tái nạp nhiên liệu. Thiết kế tàu vũ trụ vừa được NASA công bố cũng hướng tới chiến lược này. Họ đưa đi kèm tàu chở dầu để đưa nhiên liệu đến trạm quỹ đạo mặt trăng.”

Tại thời điểm này, ông Skran nói rằng việc đặt chân lên mặt trăng trong tương lai gần không còn được xem là một mục tiêu nữa, mà nó trở thành một phương tiện để thực hiện kế hoạch khám phá không gian của con người. Ông giải thích: "Hai mục tiêu tiềm năng cho sự trở lại mặt trăng bao gồm khai thác oxy để cung cấp cho các phi vụ lên sao Hỏa trong tương lai và chế tạo kính viễn vọng vô tuyến ở phía tối của Mặt trăng."

Theo Trí thức trẻ

Đọc thêm

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Trước những vấn đề cấp thiết đang hiện hữu, các nhà khoa học từng nhận giải VinFuture dự đoán những nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, an ninh năng lượng hay sức khỏe toàn cầu… sẽ là những ứng cử viên tiềm năng cho Giải thưởng VinFuture 2024 danh giá.
Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Sau video robot nhỏ thuyết phục "đồng đội" bỏ việc, nhiều người lo ngại viễn cảnh robot tích hợp AI có thể nổi loạn và tự ra quyết định.
Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Sau 3 mùa gây tiếng vang, các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 với chuỗi hoạt động kết nối khoa học công nghệ, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại Khám phá tương lai VinFuture” hứa hẹn mang đến “cơ hội vàng” để tiếp cận tri thức toàn cầu và hợp tác phát triển.
Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.