Mỹ thừa nhận lực lượng tác chiến điện tử Nga quá mạnh

Dù tự nhận là số lượng vũ khí và thiết bị hiện đại của quân đội Nga thua kém, nhưng Mỹ phải thừa nhận khả năng đối kháng điện tử của Nga phát triển rất nhanh, đe dọa lớn đến quốc phòng, an ninh quốc gia của họ.

Thiếu tướng Thomas, Tư lệnh Bộ Tư lệnh tác chiến đặc biệt của Mỹ, cho rằng chiến trường Syria đã trở thành “môi trường tác chiến điện tử khốc liệt nhất hành tinh”. Kể từ khi bùng nổ cuộc khủng hoảng Syria năm 2011, Mỹ và Nga đã giao tranh ác liệt trong lĩnh vực tác chiến điện tử. Theo Bộ Tư lệnh Phòng không Syria, vào đêm 16/4/2018, họ đã đánh chặn khoảng 10 quả tên lửa của Mỹ và Israel, nhưng sau đó người ta chứng minh rằng họ đã bị đánh lừa điện từ. Quân đội chính phủ Syria không chỉ lãng phí số lượng lớn tên lửa phòng không mà còn để lộ nhiều thông tin quân sự nhạy cảm.

Nga cũng trang bị một số lượng lớn thiết bị tác chiến điện tử tại chiến trường Syria, họ đã nhiều lần thực hiện các biện pháp đối kháng điện tử nhằm làm mù các hệ thống thu thập thông tin tình báo và trinh sát điện từ của NATO. Nga đã gây nhiễu kênh truyền tín hiệu UAV của đối phương, đảm bảo các đơn vị Nga ở Syria không bị tấn công điện từ.

Nhìn lại sự phát triển của tác chiến điện tử từ góc độ chiến lược an ninh quốc gia của Nga: Trong cuộc xung đột năm 2008 giữa Nga và Gruzia, quân đội Nga đã phải chịu một tổn thất nhất định khi bắt đầu cuộc chiến do sai sót trong việc phối hợp các lực lượng tác chiến điện tử. Kể từ đó, nhận thức của quân đội Nga về tác chiến điện tử đã thay đổi đáng kể: tác chiến điện tử không chỉ là phương tiện làm tê liệt vũ khí của đối phương mà còn là “sát thủ” để giành lợi thế trong không gian điện từ. Với nhận thức này, Nga đã thúc đẩy mạnh mẽ việc phát triển các hệ thống tác chiến điện tử.

Mỹ thừa nhận lực lượng tác chiến điện tử Nga quá mạnh

Lính Nga triển khai thiết bị tác chiến điện tử ở Syria (Ảnh: Sohu).

Vào tháng 9/2017, Trung tâm Quốc phòng và An ninh Quốc tế Estonia đã công bố một báo cáo nghiên cứu mang tên “Năng lực tác chiến điện tử của Nga năm 2025” ngoài việc giới thiệu tư tưởng quân sự của Nga, cơ cấu tổ chức và tương lai phát triển lực lượng, còn nói rõ thực lực hùng mạnh của Nga trong lĩnh vực tác chiến điện tử. Điều này đã được thể hiện đầy đủ trong cuộc xung đột năm 2014 ở Ukraine.

Ngày nay, môi trường điện tử của chiến tranh hiện đại ngày càng trở nên phức tạp, trước các mối đe dọa an ninh quốc gia do tình hình an ninh xung quanh và môi trường địa chính trị ngày càng xấu đi, Nga đã liên tục đưa vào sử dụng các loại vũ khí công nghệ cao liên quan đến điện từ và phát triển hệ thống tác chiến tích hợp điện tử.

Tháng 2/2020, tờ National Interest của Mỹ đưa tin, Nga đã sử dụng hệ thống tác chiến điện tử “Bellina” để phá hủy thành công thiết bị điện tử của hai máy bay chiến đấu tiên tiến nhất F-22 và F-35 Mỹ triển khai ở Syria khiến chúng bị mất phương hướng, khó khăn quay về căn cứ. Theo một báo cáo khác, vào ngày 15/10/2020, quân đội Nga ở Syria đã sử dụng một hệ thống tác chiến điện tử công suất cao để phá hủy thành công các bộ phận điện tử của nhiều máy bay trực thăng “Apache” của Mỹ, khiến máy bay trực thăng lao xuống đất, làm một số binh sĩ Mỹ bị thương nặng. Thường xuyên có các tin tức về thắng lợi của các hệ thống và thiết bị tác chiến điện tử của Nga.

Các thiết bị tác chiến điện tử và hệ thống tác chiến điện tử hiện có của Nga với ưu thế “phi đối xứng” đã giúp nâng cao đáng kể khả năng kiểm soát trên lĩnh vực điện tử. Đánh giá từ dữ liệu do Nga tiết lộ, kết quả tác chiến điện tử của Nga có khả năng làm mất ưu thế vũ khí công nghệ cao của Mỹ. Dưới đây là một số hệ thống và thiết bị tác chiến điện tử ưu việt của Nga.

Mỹ thừa nhận lực lượng tác chiến điện tử Nga quá mạnh

Hệ thống tác chiến điện tử Khibiny ở đầu cánh máy bay Su-34 (Ảnh: Sohu).

1. Hệ thống tác chiến điện tử “Khibiny” được mệnh danh là cơn ác mộng của tàu khu trục. Nó là một thùng chứa nhỏ hình dạng như quả ngư lôi được lắp đặt ở cuối cánh của máy bay. Tác dụng của nó là bảo vệ máy bay chiến đấu mang nó tránh mọi cuộc tấn công của vũ khí phòng không và máy bay chiến đấu của đối phương. Sau khi nhận được cảnh báo sớm về một cuộc tấn công bằng tên lửa, hệ thống “Khibiny” sẽ kích hoạt “lá chắn radar” để che máy bay và thay đổi hướng đi của tên lửa đối phương để nó không thể bắn trúng máy bay. Hệ thống này hiện đang được lắp đặt trên các máy bay Su-30, Su-34 và Su-35.

Mỹ thừa nhận lực lượng tác chiến điện tử Nga quá mạnh

Hệ thống định vị radar Moskva-1 (Ảnh: Sohu).

2. “Moskva-1” là hệ thống định vị radar tiên tiến, được trang bị cho quân đội Nga vào tháng 3/2015. Nó có thể hoạt động bình thường trong điều kiện nhiệt độ cực thấp và cực cao. “Moskva-1” cung cấp tình hình điện tử cho Krasukha-4 với bán kính 400 km. Ngoài ra, hệ thống cũng có thể thiết lập nhiệm vụ cho 9 hệ thống tác chiến điện tử có điều khiển và hệ thống phòng không cùng lúc để tấn công hoặc phòng thủ. Là một máy dò thụ động, hệ thống “Moskva-1” có thể phát hiện mục tiêu ở chế độ định vị thụ động, tức là phát hiện ra các radar của đối phương mà không để lộ vị trí của nó. Không chỉ vậy, hệ thống “Moskva-1” còn có thể phân biệt loại mục tiêu và xác định chính xác đó là tên lửa hay máy bay.

3. “Krasukha” là hệ thống tác chiến điện tử mặt đất do Nga sản xuất có thể phát ra sóng bức xạ gây nhiễu với bán kính 250 km tới radar của máy bay cảnh báo sớm của đối phương. Trong điều kiện áp chế vô tuyến điện mạnh mẽ đó, máy bay báo động sớm không thể điều khiển chính xác vũ khí, khiến tên lửa được phóng bị thay đổi nhiệm vụ bay đã chỉ định và tấn công vào các mục tiêu giả, qua đó đảm bảo an toàn cho các hệ thống điện tử của Nga.

Mỹ thừa nhận lực lượng tác chiến điện tử Nga quá mạnh

Hệ thống tác chiến điện tử mặt đất Krasukha-4 (Ảnh: Sohu).

Là hệ thống tác chiến điện tử có hiệu suất tuyệt vời, “Krasukha-4” đã từng được triển khai tại căn cứ không quân Khmeimim ở Syria, trong thời gian này, nó đã chặn đứng thành công hàng chục cuộc tấn công của lực lượng chống chính phủ Syria và giúp Nga tiêu diệt hơn 230 máy bay không người lái của lực lượng vũ trang chống chính phủ. Nhìn chung, là một hệ thống tác chiến điện tử di động trên đất liền, hệ thống tác chiến điện tử “Krasukha” có thể được sử dụng để chế áp và chống lại máy bay cảnh báo sớm, máy bay không người lái, radar mặt đất, vệ tinh trinh sát, tóm lại là các hệ thống trinh sát phát hiện trên không và trên mặt đất; do đó cải thiện đáng kể khả năng sống sót của các thiết bị tác chiến điện tử của Nga. Hệ thống tác chiến điện tử “Krasukha” dần trở thành “xương sống” trong tác chiến điện tử của Nga.

4. Máy bay trinh sát điện tử “Tu-214R” hiện là máy bay trinh sát tiên tiến nhất được trang bị trong lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga. Vào tháng 3/2020, xung đột quân sự giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria gia tăng, sự đối đầu giữa hai nước ngày càng trở nên rõ ràng.

Trước những hành động khiêu khích của Thổ Nhĩ Kỳ, quân đội Nga đã tăng cường lực lượng quân sự ở Syria và bí mật điều máy bay trinh sát “Tu-214R” tới Idlib để thực hiện nhiệm vụ do thám và phát huy tác dụng to lớn. Máy bay trinh sát “Tu-214R” được trang bị cảm biến tình báo điện tử, hệ thống radar đa tần PTK-MPK-411 và hệ thống quang điện độ phân giải cao có thể nhìn xuyên sâu hàng chục mét dưới lòng đất. Trong cuộc xung đột Syria giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, máy bay trinh sát này dựa vào khả năng phát hiện công sự ngầm và trinh sát hồng ngoại tuyệt vời của mình, khiến việc ngụy trang của lực lượng vũ trang chống chính phủ Syria hoàn toàn vô dụng.

Ngoài ra, máy bay trinh sát “Tu-214R” còn có thể thực hiện thu thập thông tin tình báo điện tử và tín hiệu quy mô lớn, quét mục tiêu mặt đất, phát hiện các vụ phóng tên lửa. Đồng thời, hệ thống radar của máy bay có thể chặn bắt tín hiệu radar của máy bay và các tín hiệu vô tuyến khác, giám sát vệ tinh và các cuộc gọi điện thoại di động, là loại lợi khí lớn cho tác chiến điện tử của Nga.

Mỹ thừa nhận lực lượng tác chiến điện tử Nga quá mạnh

Máy bay trinh sát điện tử Tu-214R (Ảnh Sohu).

Kể từ năm 2014, Mỹ và NATO đã tiến hành bao vây và chèn ép Nga, áp dụng nhiều biện pháp trừng phạt kinh tế khiến công cuộc xây dựng kinh tế của Nga bị giáng đòn nặng nề, ngân sách quân sự bị giảm đi nghiêm trọng. Để đối phó với các mối đe dọa an ninh mà Mỹ và NATO gây ra, Nga đã đề ra “chiến lược phát triển quân sự phi đối xứng”, chuyển từ quy mô số lượng sang chất lượng, tạo ra ưu thế quân sự phi đối xứng. Chiến lược này đã thành công trong việc giảm bớt áp lực do Mỹ và NATO gây ra, và trong lĩnh vực tác chiến tranh điện tử then chốt, đã giáng trả quyết liệt cuộc tấn công của Mỹ và NATO.

Vào tháng 7/2021, Tổng thống Putin đã ban hành phiên bản mới của “Chiến lược An ninh Quốc gia”, xác định lại lợi ích quốc gia, các ưu tiên chiến lược quốc gia và các biện pháp an ninh quốc gia của Nga. Trong đó, về quân sự, phiên bản mới của “Chiến lược an ninh quốc gia” nhấn mạnh việc phát triển các biện pháp “phi đối xứng” là trọng tâm của phát triển chiến lược quốc gia nhằm đối phó với các hành vi không phù hợp của nước ngoài đe dọa toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của Nga.

Trước đó, Nga đã đưa thiết bị tác chiến điện tử vào “chiến lược phát triển quân sự phi đối xứng”, và sự phát triển của thiết bị tác chiến điện tử đã làm tăng khối lượng xuất khẩu thiết bị quân sự của Nga và thúc đẩy đáng kể quá trình xây dựng kinh tế của Nga. Nga đã thể hiện thành công khả năng phục hồi nền kinh tế của mình với thế giới và chứng minh khả năng đối phó với các lệnh trừng phạt từ bên ngoài. “Sự phát triển của thiết bị tác chiến điện tử là một trong những biện pháp chính để phát triển “ưu thế phi đối xứng” của quân đội, đồng thời nó cũng là một trong những biện pháp hữu hiệu để chống lại Mỹ.

Mỹ thừa nhận lực lượng tác chiến điện tử Nga quá mạnh

Một thiết bị tác chiến điện tử của Nga (Ảnh: Sohu).

Ngoài ra, năm 2019, tạp chí “National Interest” của Mỹ đã công bố một báo cáo nghiên cứu về vũ khí và trang bị của quân đội Nga do quân đội Mỹ thực hiện. Báo cáo chỉ ra rằng, mặc dù số lượng vũ khí và thiết bị hiện đại của quân đội Nga thua kém nhiều so với quân đội Mỹ, nhưng “khả năng phi đối xứng” của Nga đã phát triển rất nhanh, gây ra mối đe dọa lớn đối với quốc phòng và an ninh quốc gia của Mỹ. Do đó, việc tiếp tục phát triển lực lượng tác chiến điện tử phi đối xứng đã trở thành chiến lược then chốt để Nga cân bằng Mỹ, đây cũng là nguyên nhân chính khiến Nga không từ bỏ việc phát triển các thiết bị tác chiến điện tử.

Hiện nay, sự phát triển của trí tuệ đang đẩy mạnh tiến bộ của chiến tranh điện tử sang các lĩnh vực mới, chiến tranh trong tương lai chắc chắn sẽ phát triển theo lĩnh vực sâu hơn, không gian rộng hơn, chiến tranh điện tử công nghệ mạnh hơn. Chiến trường điện tử sẽ là chiến trường thứ năm sau bốn chiều chiến trường đất liền, trên biển, trên không và vũ trụ với địa vị chiến lược ngày càng nâng cao.

Như Tổng thống Putin đã nói trong phiên bản mới của Đề cương phát triển vũ khí và thiết bị quốc gia: "Vũ khí và thiết bị của Nga trong tương lai nên sử dụng công nghệ siêu thanh và nhận thức, tập trung vào trí tuệ nhân tạo và người máy, vũ khí siêu thanh và các hệ thống dẫn đường, định vị, liên lạc và điều khiển”. Vì vậy, sự phát triển của các thiết bị tác chiến điện tử, chế tạo các tổ hợp tác chiến điện tử và tác chiến hiện đại, hiện thực hóa tình báo tác chiến điện tử đang dần trở thành những yếu tố quan trọng quyết định hình ảnh tương lai và tiềm lực chiến đấu của các lực lượng vũ trang Nga.

Theo VietQ

Đọc thêm

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh “Hai Mạnh” – Đại tướng Chu Huy Mân là nhớ về những kỷ niệm mãi ấm lòng trong những năm tháng được sống gần ông.
Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Ngày 22/12/1972, Đại đội 1, Tiểu đoàn 48 bộ đội địa phương Hà Tĩnh đã táo bạo tấn công vào sân bay Pha Hom (sân bay dã chiến) thuộc vùng núi phía bắc huyện Mường Mày, tỉnh Bolikhămxay (Lào) và giành thắng lợi vang dội. Là Chính trị viên phó đại đội trực tiếp tham gia chiến đấu, tôi ghi lại chiến công này nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

UAV BXL.01 là loại cánh quạt chiến đấu cảm tử có khối lượng cất cánh tối đa 10kg, mang khối lượng đầu nổ 1,2kg, trần bay 1.000m, tốc độ bay 100-120km/h và hoạt động cự ly 10km do Việt Nam sản xuất.
Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Chương trình “Tiết học biên cương” do Đồn Biên phòng Lạch Kèn phối hợp với trường học ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) góp phần bồi đắp cho các em học sinh tình yêu quê hương, đất nước, ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia.