Năm 2022 hứa hẹn có nhiều sự kiện thú vị trong không gian

Năm 2022 sẽ mang đến cho nhiều sự kiện thú vị trong không gian như hệ Mặt Trời tiến sát lại nhau, Sao Hỏa và Sao Kim sẽ ở rất gần nhau, Kính viễn vọng không gian James Webb, tàu thăm dò Psyche...

Năm 2022 hứa hẹn có nhiều sự kiện thú vị trong không gian

Sao Kim. (Nguồn: sciencenews.org)

Năm 2022 sẽ mang đến cho nhiều sự kiện thú vị trong không gian.

Theo báo Le Soir (Bỉ), tin vui đầu tiên là chúng ta sẽ được tận mắt quan sát nhiều thứ, chẳng hạn vài lần hành tinh của chúng ta và hệ Mặt Trời tiến sát lại nhau .

Vào khoảng tháng Hai và Ba, Sao Hỏa và Sao Kim sẽ ở rất gần nhau. Vào tháng Năm, sẽ đến lượt Sao Kim và Sao Mộc và cũng vào cuối tháng Năm, sự xích lại gần nhau sẽ xảy ra giữa Sao Hỏa và Sao Mộc.

Chúng ta sẽ được chiêm ngưỡng những vũ điệu hành tinh, trong đó đôi khi chúng ta có thể khám phá Mặt Trăng bằng mắt thường. Những hành tinh này sẽ giống như những ngọn hải đăng trong đêm.

Sao Kim là vật thể sáng nhất trên bầu trời sau Mặt Trời và Mặt Trăng. Cũng không thể bỏ qua Sao Mộc, hành tinh hùng vĩ nhất trong hệ thống hành tinh của chúng ta. Đây sẽ là màn trình diễn rất thú vị trong vũ trụ.

Trong năm nay, chúng ta cũng sẽ được chứng kiến nguyệt thực toàn phần đầu tiên của năm 2022 vào ngày 16/5. Mặt Trăng sau đó sẽ có màu đỏ đậm. Vào ngày 25/10 sẽ diễn ra nhật thực một phần.

Những người yêu thiên văn trên thế giới đang háo hức chờ đợi những hình ảnh đầu tiên từ Kính viễn vọng không gian James Webb. Được phóng vào ngày 24/12, nó sẽ đạt đến điểm quan sát cách Trái đất 1,5 triệu kilomet vào cuối tháng Một.

Theo Yaël Naze, nhà vật lý thiên văn tại Đại học Liège (Bỉ), việc triển khai đầy đủ của kính viễn vọng sẽ mất gần 6 tháng.

Vào ngày 1/8 tới, tàu thăm dò Psyche sẽ cất cánh từ Trung tâm vũ trụ Kennedy ở Florida. Tàu thăm dò của Mỹ sẽ đi dạo trong vũ trụ bên cạnh tiểu hành tinh cùng tên.

“Đó sẽ là một nhiệm vụ chưa từng có. Thông thường, các tàu thăm dò sẽ nhìn thấy các tiểu hành tinh đá và băng. Lần đầu tiên, chúng tôi sẽ cố gắng tìm hiểu xem một tiểu hành tinh bằng kim loại trông như thế nào, một mối quan tâm không chỉ mang tính khoa học. Những tiểu hành tinh này chứa các kim loại hiếm và điều này rất được quan tâm đối với tất cả những ai muốn khai thác những vật liệu hiếm trên Trái Đất được sử dụng trong điện thoại thông minh,” nhà vật lý thiên văn Yaël Naze nhấn mạnh.

Việc khai thác không gian mang tính thương mại đang ngày càng được quan tâm. Với tinh thần tương tự, sứ mệnh thử nghiệm khai thác băng của Mỹ “Prime-1” sẽ cất cánh vào tháng 12 đến các cực Mặt Trăng với mục đích chủ yếu tìm kiếm nước ở dạng băng ở tầng hầm. Nước có thể được sử dụng làm nhiên liệu cho tên lửa (bằng cách tách phân tử nước thành oxy và hydro), nhờ đó tàu vũ trụ có thể di chuyển khắp hệ mặt trời.

Ngoài ra còn có các tên lửa mới trong chương trình 2022. SpaceX của tỷ phú Elon Musk dự kiến trong tháng này phóng tàu Starship siêu tên lửa, được cho là sẽ đưa con người đến tương lai để chiếm giữ hành tinh đỏ. ESA, Cơ quan không gian châu Âu, cũng sẽ lần đầu tiên phóng Ariane 6 (kế nhiệm của Ariane 5).

Về phía Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA), họ sẽ thử nghiệm “Hệ thống phóng vào không gian” SLS, cột mốc quan trọng đầu tiên của dự án Artemis, khi con người quay trở lại Mặt Trăng. “Chúng tôi đã đến đó từ rất lâu rồi,” chuyên gia Yaël Naze nói.

“Nhưng việc quay trở lại đó cho thấy rằng chúng tôi đã làm chủ được hành trình lên Mặt Trăng, nó sẽ phục vụ cho việc huấn luyện cho những chuyến lưu trú trên Sao Hỏa trong tương lai.”

Năm nay, vào mùa Xuân, sẽ có một chuyến bay thử nghiệm không người lái của tên lửa mới và module Orion sẽ đi vòng quanh Mặt Trăng trước khi quay trở lại Trái Đất.

Năm 2022 hứa hẹn có nhiều sự kiện thú vị trong không gian

Các phi hành gia của tàu Apollo đã lái một chiếc tàu tuần duyên trên Mặt Trăng. (Nguồn: NASA)

Theo nhà vật lý thiên văn Yaël Naze, đây là một khoảnh khắc lịch sử. Người Mỹ đã có một tên lửa mạnh mẽ như vậy từ 50 năm trước cho các sứ mệnh của tàu Apollo và sau đó dừng lại, chúng ta không thể đi xa với tải trọng nặng như vậy. Nếu một ngày nào đó chúng ta muốn hạ cánh trên Sao Hỏa, chúng ta sẽ cần một tên lửa cỡ này. Đó là lý do tại sao dự án SLS này tồn tại.

Phát hiện sự sống trên Sao Hỏa? Đây là mục tiêu để châu Âu hạ cánh trên Sao Hỏa vào tháng Chín với một chiếc tàu thám hiểm nhỏ trên bề mặt Hành tinh đỏ. Mục đích của sứ mệnh Exomars cơ bản là về mặt sinh học nhằm tìm xem có dấu vết của sự sống cổ đại trên Sao Hỏa không.

Christian Barbier, Giám đốc dự án tại Trung tâm vũ trụ Liège (Bỉ), giải thích: “Đây là dự án có sự tham gia của các nhà khoa học Bỉ. Đây cũng là một sự kiện đối với châu Âu, là nỗ lực hạ cánh mềm quy mô lớn đầu tiên. Người châu Âu đã hạ cánh lên Titan, một trong những vệ tinh của Sao Thổ.”

Nhà thiên văn Yaël Naze cho biết thêm phát hiện sự sống trên Hành tinh đỏ sẽ thực sự là một điều gì đó đặc biệt, nhiệm vụ Exomars là điều yêu thích của tôi trong năm nay."

Ngoài ra, năm 2022 cũng sẽ là một năm chinh phục không gian tuyệt vời cho Trung Quốc. Người Trung Quốc sẽ hoàn thành việc xây dựng trạm vũ trụ Thiên Cung của họ, vào năm 2022, với việc bổ sung hai module sẽ tạo cho nó hình chữ T. Các phi hành đoàn sẽ luân phiên nhau ở đó sáu tháng một lần như các phi hành đoàn của trạm vũ trụ quốc tế ISS.

Các chuyên gia Bỉ, người theo sát ngành công nghiệp vũ trụ Trung Quốc, cho biết đó là sự gia tăng quyền lực của bí quyết trong quyền tự chủ hoàn toàn. Đó là sự thể hiện của một sức mạnh không gian mới

Dự án xây dựng Thiên Cung rất đáng chú ý, nó sẽ kéo dài khoảng 18 tháng so với 10 năm cho ISS. Trung Quốc có nguồn nhân lực dồi dào, có khả năng thực sự tuyển dụng nhiều kỹ sư trẻ. Quốc gia này vì thế không còn phụ thuộc vào bất kỳ ai.

Theo Vietnam+

Đọc thêm

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Trước những vấn đề cấp thiết đang hiện hữu, các nhà khoa học từng nhận giải VinFuture dự đoán những nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, an ninh năng lượng hay sức khỏe toàn cầu… sẽ là những ứng cử viên tiềm năng cho Giải thưởng VinFuture 2024 danh giá.
Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Sau video robot nhỏ thuyết phục "đồng đội" bỏ việc, nhiều người lo ngại viễn cảnh robot tích hợp AI có thể nổi loạn và tự ra quyết định.
Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Sau 3 mùa gây tiếng vang, các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 với chuỗi hoạt động kết nối khoa học công nghệ, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại Khám phá tương lai VinFuture” hứa hẹn mang đến “cơ hội vàng” để tiếp cận tri thức toàn cầu và hợp tác phát triển.
Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.