Năm căn cứ quân sự bí hiểm nhất trên thế giới

Những căn cứ quân sự lạ thường trên thế như những công trình kiến trúc đồ sộ khiến cả thế giới thán phục.

Hàng trăm căn cứ quân sự chiến lược nằm rải rác trên thế giới, đặc biệt trong số này một số được nằm sâu dưới lòng đất, một số được tạo ra trực tiếp dưới độ dày của lớp băng vĩnh cửu hoặc đôi khi nằm dưới nước.

Hiện nay trên thế giới một số trong các căn cứ đặc biệt này đã ngừng hoạt động,một số khác vẫn còn đang hoạt động.

Căn cứ không quân dưới băng

Căn cứ không quân Thule của Mỹ còn được biết đến như sân bay Pituffik, căn cứ quân sự cực Bắc của Hoa Kỳ nằm ở Quaanaaq, tây bắc đảo Greenland trong vùng đóng băng vĩnh cửu.

nam can cu quan su bi hiem nhat tren the gioi

Hệ thống cảnh báo mối nguy cơ bị tấn công bằng tên lửa đạn đạo liên lục địa vào vùng Bắc Mỹ.

Căn cứ tuy nằm dưới băng, nhưng hệ thống điện và hệ thống thoát nước được đặt trong không khí, vì vậy nó luôn luôn đảm bảo được sự ấm áp và lối vào tự do.

Ban đầu Thule dự định để tiếp nhiên liệu cho máy bay ném bom chiến lược để có thể tấn công Liên Xô.

nam can cu quan su bi hiem nhat tren the gioi
Máy bay của Lockheed P-3B Orion tuần tra bờ biển

Sau đó căn cứ này được đặt trạm radar công suất lớn FPS-50 của Mỹ nhằm cảnh báo về một cuộc tấn công bằng tên lửa.

Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh ở Thule có khoảng 10000 người làm việc. Cách đó không xa là phần còn lại của hệ thống đường hầm hạt nhân, chúng được xây dựng trong khuôn khổ dự án “Iceworm”. Đường hầm này được bố trí khoảng 600 hoả tiễn mang đầu đạn nguyên từ, các hoả tiễn có thể phóng tới Liên Xô trong trường hợp có chiến tranh hạt nhân.

Căn cứ Thule được mọi người biết đên sau sự kiện buồn năm 1968 khi máy bay ném bom chiếc lược B-52G mang theo 4 quả bom nguyên tử rơi xuống biển băng, ngay ngoài căn cứ và bốc cháy. Ba đầu đạn hạt nhân đã tìm thấy còn số phận của quả thứ tư vẫn đang nằm đâu đó dưới đáy biển.

Hiện nay chỉ có khoảng 800 người sống ở đây, 130 trong số đó là người lính Mỹ. Nguồn điện của căn cứ không quân này được đảm bảo bởi 5 máy phát điện, mỗi máy cung cấp 3MW cho căn cứ nhờ 5 động cơ diesel Cooper-Bessemer. Động cơ này hoạt động bằng nhiên liệu của máy bay phản lực (JP-8).

Hầm chống hạt nhân ở châu Âu

Căn cứ không quân Zeljava hoặc “Object 505” là hầm ngầm lớn nhất ở châu Âu. Xây dựng các khu phức hợp dưới lòng đất của Nam Tư cũ được hoàn thành vào năm 1965 với chi phí lên đến 6 tỉ USD. Các hầm có thể chịu được sức ép của quả bom nguyên tử 20 kiloton.

nam can cu quan su bi hiem nhat tren the gioi

Bên trong là mạng lưới đường hầm có tổng chiều dài 3.5 km. Có bốn lối vào chính khu phức hợp dưới lòng đất, mỗi lối vào đó được che chắn bởi cửa nặng 100 tấn.

Ba lối vào được thiết kế cho phép các máy bay vượt qua. Căn cứ này có khoảng 1000 người phục vụ và trong các đường hầm Zeljava có thể bố trí ba phi đội máy bay chiến đấu.

Trong các cuộc chiến tranh Nam Tư năm 1991, căn cứ không quân đã được sử dụng nhiều, sau đó đã bị phả huỷ bằng thuốc nổ vào năm 1992 sau khi Liên bang Nam Tư sụp đổ.

Quân đội đã đặt 56 tấn thuốc nổ bên trong. Sức mạnh vụ nổ lớn làm rung chuyển căn cứ này. Cư dân gần căn cứ này ở thị trấn Bihac cho biết rằng, vụ nổ giống như một trận động đất, khói thuốc vẫn bay lên từ đống đổ nát sau một năm.

nam can cu quan su bi hiem nhat tren the gioi

Từ đó đến nay căn cứ này vẫn được bảo vệ nghiêm ngặt vì còn chứa số lượng lớn các bãi mìn chưa nổ, vì nguyên nhân này các cuộc kiểm tra định kỳ thường xảy ra tai nạn chết người.

Vũ khí khí hậu

Xung quanh tổ hợp HAARP ở Alaska có rất nhiều tin đồn, chúng được xây dựng bởi ngân sách tài trợ của Lực lượng Hải quân và Không quân Mỹ, cũng như cơ quan DARPA nổi tiếng (Cơ quan nghiên cứu cao cấp của Lầu Năm Góc).

nam can cu quan su bi hiem nhat tren the gioi

Người Mỹ cho rằng, HAARP là dự án vì mục đích hòa bình nhằm nghiên cứu tầng điện ly và cực quang. Tuy nhiên trong một thời gian dài tổ hợp này được đặt dưới sự kiểm soát của quân đội, nơi đây có phòng thí nghiệm vật lý thiên văn, địa vật lý và vũ khí sát thương của Trung tâm công nghệ vũ trụ thuộc Lực lượng không quân Mỹ.

HAARP có diện tích khoảng 13 ha, trên đó được đặt ăng ten, radar hấp thục bức xạ rời rạc với ăng ten đường kính 20 m, máy định vị laser, từ kế, hệ thống máy tính xử lý tín hiệu và điều khiển ăng ten.

Các chuyên gia cho rằng, HAARP là máy phát sóng tần số cực cao, tạo bức xạ có thể được tập trung tại bất kỳ điểm nào trên toàn thế giới và gây ra thảm họa. Vào giữa tháng 8 năm 2015 các thiết bị HAARP được chuyển đến Đại học Alaska.

Pháo đài trên biển của Anh

Maunsell là công trình “kỳ lạ” được xây dựng khoảng năm 1942-1943.

nam can cu quan su bi hiem nhat tren the gioi

Một loạt các pháo đài phòng thủ trên không lạ thường được xây dựng bởi kỹ sư Guy Maunsell Ansell (1884-1961) trong khuôn khổ chương trình “phòng thủ đặc biệt ở cửa sông Thames”.

Mục đích của các pháo đài được dựng lên để ngăn chặn các máy bay Đức ném bom các cảng của Anh. Tổng số 21 tòa tháp đã được xây dựng, mỗi tòa tháp nặng khoảng 750 tấn, giữa các tòa tháp được nối với nhau bằng những chiếc cầu hẹp.

Trong những năm cuối thập niên 1950 căn cứ này bị tháo dỡ một phần, phần còn lại trên bề mặt của tòa tháp dần dần rơi vào tình trạng hư hỏng, gỉ và cũ nát.

Điều thú vị là một trong những tòa tháp trở thành quốc gia tự xưng vào gày 02 tháng 9 năm 1967. Một đại tá về hưu của quân đội Anh chiếm được tòa tháp bỏ hoang và tuyên bố thành lập lãnh thổ của mình một vương quốc quốc độc lập của Sealand, sau đó tự xưng là hoàng tử Roy I.

Nơi bí mật nhất tại Úc

Trên lãnh thổ của lục địa thứ năm ở trung tâm sa mạc là căn cứ bí mật nhất Pine Gap.

nam can cu quan su bi hiem nhat tren the gioi

Mức độ bí mật của nơi này cực cao, không cho phép người dân của Úc đến gần thậm chí các lãnh đạo cao nhất - từ thủ tướng đến các nhà lập pháp của Ủy ban Thượng viện của chính phủ.

Theo các tài liệu chính thức của Hàng không dân dụng, khoảng không trên căn cứ Pine Gap là nơi duy nhất trên toàn bộ lãnh thổ của Úc nghiêm cấm các máy bay bay ngang.

Pine Gap giống như cơ quan của Mỹ (Cơ quan Tình báo Trung ương CIA), Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA) và Cơ quan trinh sát và thăm dò không gian Mỹ.

Trên vùng Pine Gap được đặt 14 ăng ten cỡ lớn, chúng đảm bảo sự liên lạc với các nhóm vệ tinh và cho phép tiến hành trinh sát.

Theo Đất việt

Đọc thêm

Phó Thủ tướng gửi thư khen Công an huyện Thạch Hà

Phó Thủ tướng gửi thư khen Công an huyện Thạch Hà

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia Nguyễn Hoà Bình vừa gửi thư khen Công an huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh về thành tích xuất sắc triệt phá thành công đường dây buôn bán hơn 6.000 điện thoại di động giả. Trong thư Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình viết:
Chung tay bảo vệ an ninh biên giới

Chung tay bảo vệ an ninh biên giới

Dưới sự chủ trì phối hợp của Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh, các lực lượng công an, quân sự, hải quan, kiểm lâm… đã cùng vào cuộc hiệu quả chung tay bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới.
Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh triển khai công tác phòng, chống bão số 6

Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh triển khai công tác phòng, chống bão số 6

Trước diễn biến phức tạp của bão số 6, Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo ban CHQS các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị trực thuộc làm tốt công tác chuẩn bị ứng phó, góp phần hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản của Nhà nước và Nhân dân.
“Mẹ đỡ đầu” của trẻ em không may mắn

“Mẹ đỡ đầu” của trẻ em không may mắn

Mô hình “Mẹ đỡ đầu” đối với những trẻ em mồ côi của Hội Phụ nữ Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh đã góp phần giúp các cháu vơi bớt khó khăn, nỗ lực vươn lên trong cuộc sống.