(Baohatinh.vn) - Mỗi dịp cận Tết, người dân Hương Sơn (Hà Tĩnh) lại nô nức đi chợ Gôi, chợ Choi. Họ tới chợ không chỉ để mua bán mà còn để tìm về những giá trị truyền thống của quê hương.
Dù nhịp sống hiện đại, xã hội có nhiều thay đổi, song mỗi dịp cận Tết, người dân Hương Sơn vẫn dành thời gian để đi chợ Gôi, chợ Choi. Ngày trước, chợ Gôi (chợ trâu) ở xã An Hòa Thịnh, chợ Choi (chợ bò) ở xã Tân Mỹ Hà không chỉ là nơi mua bán hàng hóa mà còn là địa điểm để người dân trao đổi những con trâu, con bò khỏe mạnh. Hai phiên chợ đặc biệt này chỉ được tổ chức mỗi năm 1 lần. Vào ngày 19 tháng Chạp, chợ Gôi tấp nập người qua lại, tiếng trò chuyện, mua bán rộn ràng. Đến ngày 20 tháng Chạp, chợ Choi lại tiếp nối không khí nhộn nhịp ấy, mang đến một bức tranh đậm chất làng quê.
Ngày nay, dù việc mua bán trâu, bò không còn được tổ chức song tại các phiên chợ này, những sản vật quê hương như: cam bù, quýt, lá dong, ống giang... vẫn được người dân mang tới chợ để bày bán.
Với nhiều người, việc đi chợ Gôi, chợ Choi cũng là dịp họ tìm mua những đặc sản truyền thống, dân dã mà hiện nay khá hiếm gặp như: kẹo bột, kẹo lạc...
Không chỉ người lớn mà trẻ em cũng rất hào hứng theo bà, theo mẹ tới các phiên chợ truyền thống này. Tại đây, các em được người lớn mua cho những món quà bánh yêu thích, những bộ quần áo, đồ chơi mới.
Bà Nguyễn Thị Lan (xã Sơn Ninh, Hương Sơn) chia sẻ: "Như một thông lệ, cứ đến ngày 19, 20 tháng Chạp, tôi và những người hàng xóm sẽ rủ nhau đi chợ Gôi và chợ Choi. Tới chợ, được cảm nhận không khí rộn ràng, náo nức của việc mua bán và thưởng thức những thức quà tuổi thơ là niềm vui không chỉ của riêng tôi mà còn của nhiều người dân Hương Sơn". Tại các phiên chợ ngày nay, những chiếc bóng bay nhiều màu sắc cũng được bày bán đã thu hút sự thích thú của nhiều em nhỏ.
Nhiều người dân cũng tranh thủ tới chợ để ôn lại những kỷ niệm xưa và cùng nhau lưu giữ khoảnh khắc đáng nhớ.
Dịp này, Đoàn thanh niên, Hội LHPN, Hội Chữ thập đỏ xã An Hòa Thịnh cũng đã đến chợ Gôi để bán hàng gây quỹ, tặng quà cho đoàn viên, hội viên, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn nhân dịp Tết Nguyên đán.
Với người dân Hương Sơn, phiên chợ Gôi, chợ Choi đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần. Đây không chỉ là nơi mua bán mà còn là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống, là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại.
Video: Người dân nô nức đi chợ Gôi (xã An Hòa Thịnh).
Cây hoa gạo cổ thụ ở miền quê Tiên Điền, Nghi Xuân (Hà Tĩnh) bung nở khoe sắc tạo nên bức tranh thiên nhiên thơ mộng, xao xuyến níu chân những ai có dịp qua đây.
Các cơ sở lưu trú, dịch vụ ở Khu du lịch Thiên Cầm (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đang tập trung nâng cấp, chỉnh trang để chào đón mùa du lịch hè năm 2025 với nhiều kỳ vọng mới.
Tích cực chỉnh trang cảnh quan, môi trường, tân trang lại cơ sở lưu trú, nhà hàng và các dịch vụ, kiện toàn đội ngũ nhân lực... các khu, điểm du lịch biển Hà Tĩnh đã sẵn sàng để tiếp đón du khách.
Nhiều hoạt động văn hóa, thể thao mang đậm bản sắc truyền thống trong khuôn khổ Lễ hội Văn Miếu (TP Hà Tĩnh) đã được diễn ra, thu hút sự quan tâm của đông đảo khách tham quan.
Lễ hội Văn Miếu là hoạt động văn hóa truyền thống được tổ chức thường niên tại TP Hà Tĩnh. Năm nay, lễ hội diễn ra từ ngày 14 -16/3 (tức ngày 15 - 17/2 âm lịch).
Với sự phát triển của ngành du lịch như hiện nay, việc Đà Nẵng có nhiều công ty du lịch là điều không có gì ngạc nhiên. Tuy nhiên, không phải tất cả đều được đánh giá cao về sự chuyên nghiệp và chất lượng. Để góp phần giúp cho chuyến du lịch trở nên thành công, du khách hãy cân nhắc đến một trong 10 công ty du lịch Đà Nẵng uy tín nhất dưới đây.
Giá vé Cổng trời năm 2025 vẫn chưa có sự thay đổi nhiều so với năm ngoái. Thậm chí, khu du lịch còn có rất nhiều ưu đãi khuyến mãi dành cho khách du lịch đặt vé trên trang chủ khu du lịch trên website https://congtroidongiang.vn/. Mức giá vé cụ thể sẽ được cập nhật cụ thể ở bài viết dưới đây.
Đài Truyền hình NHK Nhật Bản đến huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) để tác nghiệp, thực hiện phóng sự giới thiệu về cây trầm hương và quảng bá văn hóa, đất nước, con người Việt Nam.
Sắc hoa mùa xuân đang ngập tràn, khung cảnh lãng mạn đầy chất thơ, Khu du lịch Đá Bạc Eco ở xã Nam Điền (Thạch Hà, Hà Tĩnh) trở thành điểm đến hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách gần xa.
1.500 vận động viên khắp mọi miền đất nước sẽ cùng chinh phục giải chạy “Thiên Cầm Half Marathon 2025” do huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) tổ chức vào ngày 16/3.
Từng đàn cò trắng hàng nghìn con ở khắp mọi nơi tụ hội về, đậu kín cả một vườn cây rộng lớn tạo nên khung cảnh yên bình ở phường Trung Lương, thị xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh).
Lễ hội xuân Ất Tỵ năm 2025 tại chùa Hang (TX Hồng Lĩnh - Hà Tĩnh) cầu cho quốc thái dân an và là dịp tuyên truyền, quảng bá du lịch văn hóa tâm linh trên địa bàn.
Lễ hội Hải Thượng Lãn Ông (Hương Sơn, Hà Tĩnh) không chỉ làm phong phú thêm đời sống văn hóa của người dân mà còn là dịp để mọi người thể hiện tấm lòng tri ân với bậc tiền nhân.
Đã trở thành thông lệ, từ ngày 10-12 tháng Giêng hằng năm, người dân xã Mai Phụ, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) lại cùng nhau gói hàng nghìn chiếc bánh chưng dâng lễ giỗ Vua Mai Hắc Đế.
Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải đã đánh hồi trống khai hội chùa Hương Tích - mở đầu năm du lịch Hà Tĩnh 2025. Đây là dịp để quảng bá hình ảnh, con người và những giá trị di sản văn hóa đặc sắc của Hà Tĩnh, giúp kích cầu, phát triển du lịch.
Lễ khai hội chùa Hương Tích nhằm quảng bá tiềm năng, lợi thế của khu di tích danh thắng quốc gia đến với bạn bè, du khách trong nước, quốc tế và phát huy hiệu quả các giá trị văn hóa truyền thống văn hóa, con người quê hương Hà Tĩnh.
Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ, Khu du lịch Thiên Cầm (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đón khoảng 22.000 lượt khách tham quan, vãn cảnh; trong đó có hơn 5.000 lượt khách lưu trú...
Mỗi độ xuân về, du khách khắp mọi miền đất nước lại nô nức trẩy hội chùa Hương Tích ở Hà Tĩnh để cầu quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, gia đình bình an và tham quan vẻ đẹp của ngôi chùa nằm trên đỉnh núi Hồng.
Những ngày đầu năm mới Ất Tỵ 2025, du khách từ nhiều địa phương về Khu Di tích lịch sử Ngã ba Đồng Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) để tri ân và cầu mong năm mới bình an.
Trong 2 ngày đầu năm mới Ất Tỵ, chùa Hương Tích (Can Lộc, Hà Tĩnh) - nơi được mệnh danh là Hoan Châu đệ nhất danh lam đã đón hơn 4.000 du khách tham quan.
Đền Kinh Hạ ở phường Thạch Hưng (TP Hà Tĩnh) là một trong những ngôi đền cổ kính, linh thiêng với tục thờ thần rắn làm thành hoàng làng - một tín ngưỡng có nguồn gốc lâu đời của cư dân nông nghiệp với mong muốn mưa thuận gió hòa.
Đón xuân Ất Tỵ 2025, nhiều ngôi chùa tại Hà Tĩnh đã kỳ công dựng nên những “bức tranh xuân” đầy màu sắc phục vụ cho hoạt động tham quan, vãn cảnh của phật tử và người dân.
Những ngày này, tại các điểm đến trong quần thể Khu di tích Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã tràn ngập sắc xuân gọi mời bước chân du khách thưởng ngoạn.
Mừng Đảng, mừng xuân, mừng đất nước và quê hương đổi mới, các con đường, góc phố của TP Hà Tĩnh đều rực rỡ cờ, hoa và ngập tràn ánh sáng chào đón Xuân Ất Tỵ 2025