NASA bắt đầu khởi động thí nghiệm quan trọng nhất đối với du hành vũ trụ

Du hành vũ trụ đang cần đến những thí nghiệm mang tính chất đột phá, nhằm đảm bảo an toàn cho các phi hành gia.

Hành trình du hành vũ trụ của nhân loại đang dần bước sang trang sử mới. Giờ đây, việc đưa con người ra ngoài không gian đã không còn xa lạ nữa, và chúng ta đang hướng đến những chuyến du hành dài hơn, xa hơn. Trong đó, mục tiêu gần nhất ở thời điểm hiện tại là chuyến du hành chinh phục sao Hỏa.

Nhưng khi con người ở quá lâu ngoài vũ trụ, một số hiệu ứng khó kiểm soát có thể xảy ra. Vậy nên mới đây, NASA quyết định khởi động một trong những thí nghiệm quan trọng nhất trong du hành không gian, nhằm kiểm chứng tác động của vi khuẩn đến con người ngoài vũ trụ có gì thay đổi.

nasa bat dau khoi dong thi nghiem quan trong nhat doi voi du hanh vu tru

NASA phóng vệ tinh tự động EcAMSat

Cụ thể, NASA đã phóng một mẫu vi khuẩn E. Coli ra ngoài vũ trụ từ trạm vũ trụ ISS, thông qua vệ tinh tự động EcAMSat. Họ tin rằng trong môi trường vi trọng lực, khả năng kháng thuốc của vi khuẩn sẽ mạnh hơn, và điều đó gây nguy hiểm cho con người.

"Nếu khả năng kháng thuốc mạnh hơn trong môi trường vi trọng lực thì khoa học sẽ thay đổi được điều đó, vì chúng ta biết thứ chịu trách nhiệm cho điều này là gene di truyền, và chúng ta có thể tái lập trình lại gene cho phù hợp," - trích lời A. C. Matin, chuyên gia từ ĐH Standford (Mỹ).

"Nếu thực sự nghiêm túc muốn thám hiểm vũ trụ, chúng ta cần biết tác động của môi trường vi trọng lực đến các hệ thống bên trong cơ thể người."

nasa bat dau khoi dong thi nghiem quan trong nhat doi voi du hanh vu tru

Module tự động trong EcAMSat

Được biết, dòng E. coli dùng trong thí nghiệm có thể gây nhiễm trùng đường tiểu - một trong những nguy cơ hiển hiện đối với các phi hành gia. Theo Matin, vi khuẩn ở ngoài vũ trụ sẽ phải chịu đựng áp lực rất lớn. Áp lực này vô tình sẽ kích hoạt khả năng tự vệ của vi khuẩn, khiến các loại thuốc kháng sinh khó lòng phát huy hiệu quả.

Tại Trái đất, vi khuẩn cũng hình thành kháng thể dựa trên quá trình chọn lọc tự nhiên khi tiếp xúc với kháng sinh, chỉ khác là với tốc độ chậm hơn. Vậy nên nếu biết được quá trình kháng thuốc của E. coli trong vũ trụ, chúng ta sẽ hiểu hơn về đồng loại của chúng trên Trái đất, để rồi đưa ra những phương pháp chữa trị hiệu quả hơn.

Để thực hiện thí nghiệm, các chuyên gia sử dụng vệ tinh EcAMSat - một vệ tinh tự động, có thể tự thực hiện thí nghiệm mà không cần đến sự can thiệp của con người. EcAMSat sẽ được đưa vào quỹ đạo từ ISS.

"Để hiểu những ảnh hưởng đến sức khỏe của con người do môi trường vi trọng lực và bức xạ từ Mặt trời sẽ phải cần đến những kiến thức rộng hơn." - trích lời Stevan Spremo, quản lý dự án từ NASA.

"Những kiến thức thí nghiệm này mang lại sẽ là một cột mốc quan trọng, giúp trả lời nhiều câu hỏi cần thiết cho tương lai."

"Các cảm biến và công nghệ trong EcAMSat giúp NASA phát triển thêm những phương pháp xác định sự sống ở những địa điểm xa hơn, như Enceladus hoặc Europa."

Theo Trí thức trẻ

Đọc thêm

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Trước những vấn đề cấp thiết đang hiện hữu, các nhà khoa học từng nhận giải VinFuture dự đoán những nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, an ninh năng lượng hay sức khỏe toàn cầu… sẽ là những ứng cử viên tiềm năng cho Giải thưởng VinFuture 2024 danh giá.
Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Sau video robot nhỏ thuyết phục "đồng đội" bỏ việc, nhiều người lo ngại viễn cảnh robot tích hợp AI có thể nổi loạn và tự ra quyết định.
Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Sau 3 mùa gây tiếng vang, các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 với chuỗi hoạt động kết nối khoa học công nghệ, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại Khám phá tương lai VinFuture” hứa hẹn mang đến “cơ hội vàng” để tiếp cận tri thức toàn cầu và hợp tác phát triển.
Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.