NASA công bố thông tin chấn động về sự sống ngoài Trái Đất

Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) mới công bố một kết quả nghiên cứu chấn động về sự sống trên Sao Hỏa.

Theo đó, NASA cho rằng vẫn có hi vọng tìm thấy sự sống trên Sao Hỏa. Theo tờ Express của Anh, các nhà khoa học đang điều tra xem dạng sự sống ngoài hành tinh đơn giản nhất đã từng phát triển trong các đại dương rộng lớn một thời bao phủ Sao Hỏa hay không.

Họ tin rằng nếu thực sự có, thì khả năng vẫn còn dạng sự sống này tồn tại trong nước nằm bên dưới bề mặt Sao Hỏa.

NASA đưa ra tuyên bố trên khi thông báo kết quả các nghiên cứu nhằm tìm ra chính xác điều gì đã khiến Sao Hỏa bị “tước đoạt” bầu khí quyển và làm cho nó không còn giữ được các đại dương như trên Trái Đất.

Nghiên cứu phát hiện ra rằng trong những năm đầu của hệ mặt trời, gió mặt trời đã dần dần thổi bầu khí quyển của Sao Hỏa.

Nghiên cứu được đăng trên tạp chí Science đã xem xét các dữ liệu được thu thập bởi tàu thăm dò vũ trụ đang thực hiện sứ mệnh nghiên cứu sự phát triển biến động và bầu khí quyển Sao Hỏa (MAVEN).

Phát ngôn viên NASA nói: “Có thể dạng sống vi khuẩn đã tồn tại trên bề mặt thời kỳ đầu lịch sử Sao Hỏa. Khi hành tinh này nguội lạnh dần và khô cạn, bất kỳ sự sống nào cũng có thể bị đẩy xuống lòng đất hoặc buộc phải tồn tại trong các ốc đảo hiếm trên bề mặt”.

Ông Elsayed Talaat, một nhà khoa học thuộc chương trình MAVEN tại trụ sở NASA ở Washington, nói: “Phát hiện này là một bước tiến quan trọng tiến tới khám phá bí ẩn các môi trường trong quá khứ của Sao Hỏa. Trong bối cảnh rộng hơn, thông tin này cho chúng ta biết về các quá trình có thể dần dần thay đổi môi trường có thể tồn tại được của một hành tinh”.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra gió mặt trời đã thổi mất khí CO2 và khí argon của Sao Hỏa.

Khí CO2 là thứ khí đáng được quan tâm vì đó là thành tố chính trong bầu khí quyển Sao Hỏa và đó là một loại khí gây hiệu ứng nhà kính có thể giữ nhiệt và sưởi ấm Sao Hỏa.

Theo baotintuc.vn

Đọc thêm

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Trước những vấn đề cấp thiết đang hiện hữu, các nhà khoa học từng nhận giải VinFuture dự đoán những nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, an ninh năng lượng hay sức khỏe toàn cầu… sẽ là những ứng cử viên tiềm năng cho Giải thưởng VinFuture 2024 danh giá.
Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Sau video robot nhỏ thuyết phục "đồng đội" bỏ việc, nhiều người lo ngại viễn cảnh robot tích hợp AI có thể nổi loạn và tự ra quyết định.
Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Sau 3 mùa gây tiếng vang, các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 với chuỗi hoạt động kết nối khoa học công nghệ, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại Khám phá tương lai VinFuture” hứa hẹn mang đến “cơ hội vàng” để tiếp cận tri thức toàn cầu và hợp tác phát triển.
Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.