Chia sẻ về vai trò, lợi ích của việc phân loại tác tại lớp tập huấn, trong chuyên đề cách nhận biết, phân loại rác; kỹ năng tuyên truyền thu gom, phân loại rác, đại diện Chi cục Bảo vệ môi trường (Sở TN&MT) cho biết, rác thải nếu được thu gom, phân loại không chỉ giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường mà còn giảm chi phí xử lý, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên bằng các phương pháp tái chế, sản xuất phân hữu cơ vi sinh…
Đại diện Chi cục Bảo vệ môi trường (Sở TN&MT) chia sẻ tại lớp tập huấn.
Nếu thực hiện tốt phân loại rác tại nguồn và tận dụng rác hữu cơ để sản xuất phân bón vi sinh, nông dân Hà Tĩnh sẽ tiết kiệm hàng tỷ đồng mỗi tháng.
Dịp này, các học viên cũng được giới thiệu về các kênh tuyên truyền, cách thức, phương pháp truyền thông... nhằm thay đổi nhận thức của người dân về phân loại, tái chế rác thải.
Cũng tại lớp tập huấn, gần 100 học viên là cán bộ, tuyên truyền viên hội nông dân các cấp cũng được chia sẻ về chuyên đề hướng dẫn quy trình ủ phân hữu cơ vi sinh bằng chế phẩm sinh học.
Mô hình phân loại rác thải sinh hoạt tại xã Tượng Sơn, huyện Thạch Hà.
Hiện nay, Hà Tĩnh phát thải khoảng 736 tấn rác thải mỗi ngày. Mặc dù hầu hết các địa phương đã có hợp tác xã môi trường, nhưng theo thống kê, số lượng rác được thu gom hàng ngày mới chỉ khoảng 500 tấn, số còn lại nằm rải rác các thôn, xóm, khu dân cư.
Mới đây, Hội Nông dân Hà Tĩnh đã ban hành nghị quyết 01-NQ/HNDT của BCH HND tỉnh nhiệm kỳ 2018 - 2023 về “Tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân tham gia thu gom, phân loại, xử lý rác thải kết hợp với ủ phân vi sinh tại hộ gia đình và cụm dân cư”.
Mục tiêu đến năm 2023, có 100% cán bộ cơ sở, chi hội và 80% gia đình hội viên tham gia tốt việc thu gom, phân loại xử lý rác thải và ủ phân vi sinh tại hộ gia đình, cụm dân cư.