Nga làm chủ ba siêu công nghệ quân sự mới

Trong thực tế, lĩnh vực và phạm vi ứng dụng thành công các công nghệ quân sự mới được phát triển ở Nga gần đây rộng hơn nhiều.

Công nghệ giảm tiếng ồn tàu ngầm

Trong một thời gian dài, các kỹ sư Nga đã cất công tìm giải pháp để giảm tiếng ồn của tàu ngầm nhằm tăng khả năng tàng hình của chúng trước kẻ thù và nhờ đó, nâng cao hiệu quả chiến đấu.

Nga là nước đi đầu trong việc phát triển các công nghệ giảm tiếng ồn của tàu ngầm, và vị trí này đã được nước Nga nắm giữ từ thời Xô viết. Ít tiếng ồn nhất trong số các tàu ngầm hạt nhân là các tàu ngầm thuộc dự án 955 Borey được, trang bị tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Bulava - với chỉ 108 decibel.

Nga làm chủ ba siêu công nghệ quân sự mới

Tàu ngầm K-550 Alexander Nevsky thuộc lớp Borey (Project 955A); Nguồn: wikipedia

Các công nghệ khử tiếng ồn được áp dụng cho phép các tàu ngầm hạt nhân của dự án 955 Borey thực sự vô hình trước các tàu nước ngoài. Năm 2015, khi Alexander Nevsky - tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa - đã thực hiện quá trình chuyển đổi biên chế từ Hạm đội phương Bắc sang Hạm đội Thái Bình Dương, các tàu Mỹ đã không thể theo dõi nó. Tàu ngầm đã lặn lặng lẽ thành công qua eo biển Bering, đi dọc theo bờ biển nước Mỹ.

Công nghệ vũ khí siêu thanh

Việc phát triển vũ khí siêu thanh hiện đang diễn ra không chỉ ở Nga, mà còn ở Mỹ. Nhưng cho đến nay, chỉ có Nga là quốc gia duy nhất trên thế giới có vũ khí siêu thanh. Dự án được nhắc đến nhiều nhất trên các phương tiện truyền thông và đồng thời là dự án được giải mật trong lĩnh vực này là tên lửa siêu thanh 3M22 Zircon («Циркон»). Tầm quan trọng của vũ khí này được chứng minh bởi lần đầu tiên các đặc tính kỹ thuật của nó được đích thân Tổng thống Nga Putin công bố - tốc độ bay Mach 9, tầm bắn 1.000km.

Với tên lửa siêu thanh Zircon, Nga có kế hoạch trang bị cho các đội tàu mặt nước và tàu ngầm, bao gồm tàu ngầm hạt nhân đa năng, tàu khu trục, tàu hộ tống và tàu chống ngầm lớn. Không loại trừ, ngoài phiên bản dành cho Hải quân, Nga cũng sẽ phát triển phiên bản Zircon bố trí trên đất liền. Việc rút khỏi Hiệp ước Lực lượng Tên lửa tầm Trung (Intermediate-Range Nuclear Forces - INF) của Mỹ đã loại bỏ những rào cản chính thức đối với việc thực hiện các phát triển này ở Nga.

Nga làm chủ ba siêu công nghệ quân sự mới

Nga được cho là đang đi đầu trong lĩnh vực vũ khí siêu thanh; Nguồn: thedrive

Cho đến nay, thông tin về Zircon không nhiều, Bộ Quốc phòng vẫn giữ bí mật thông tin chi tiết về tên lửa siêu thanh. Nhưng có thể hiểu rằng, các hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa của kẻ thù tiềm năng bất lực trước loại vũ khí mới nhất này của Nga.

Vào cuối năm 2019, hệ thống tên lửa siêu thanh Avangard («Авангард») được trang bị tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (Inter-Continental Ballistic Missile - ICBM) đã được đưa vào trực chiến. Theo các nhà phân tích Trung Quốc, Nga đi trước Mỹ một cách đáng kể trong lĩnh vực công nghệ vũ khí siêu thanh và bây giờ người Mỹ đang cố để bắt kịp Nga.

Công nghệ tác chiến điện tử

Trong các cuộc xung đột vũ trang hiện đại, vai trò và tầm quan trọng của các hệ thống tác chiến điện tử (đối kháng điện tử, chiến tranh điện tử) được tăng lên đáng kể. Ví dụ, làm thế nào khác để đối phó với các chiến thuật tấn công bằng bầy máy bay không người lái đã được sử dụng rộng rãi ở Syria và Libya? Trong những năm gần đây, Nga đã tích cực phát triển các công nghệ mới giúp nâng cấp đáng kể các thiết bị tác chiến điện tử đang có trong biên chế của Quân đội Nga.

Nga làm chủ ba siêu công nghệ quân sự mới

Nhiều thiết bị chế áp điện tử tính năng cao Nga chưa được giải mật; Nguồn: masterok.livejournal

Ví dụ, các tổ hợp di động của dòng thiết bị Krasnukha («Красуха») có khả năng chế áp các hệ thống radar trên không của máy bay, máy bay trực thăng và máy bay không người lái của đối phương ở khoảng cách tới 400km.

Tổ hợp Divnomorye-U («Дивноморье-У») mới nhất có khả năng hoàn thành các nhiệm vụ cả trong việc chế áp các hệ thống radar của máy bay địch và thực hiện trinh sát điện tử không phận - điều không thể thiếu trong tác chiến hiện đại.

Các hệ thống tác chiến điện tử của Nga cũng hoạt động rất hiệu quả trước các xe bọc thép của đối phương. Mặc dù đã được ngụy trang cẩn thận, các xe bọc thép của Mỹ đã để lại một vệt sáng điện tử vô tuyến dễ bị phát hiện bởi các thiết bị tác chiến điện tử của Nga và tiếp theo là các kênh liên lạc bị chế áp.

Các thiết bị chế áp điện tử Nga được cho là có thể gây nhiễu liên lạc qua vệ tinh. Trong thực tế, lĩnh vực và phạm vi ứng dụng thành công các công nghệ quân sự mới được phát triển ở Nga gần đây rộng hơn nhiều.

Theo VOV

Đọc thêm

Đề án 06 - cuộc cách mạng chuyển đổi số

Đề án 06 - cuộc cách mạng chuyển đổi số

Sau 3 năm thực hiện Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Đề án 06), Hà Tĩnh được đánh giá là một trong những địa phương có cách làm hay, ghi dấu ấn, tạo tiền đề quan trọng trong cuộc cách mạng chuyển đổi số.
Có một Trường Sa trù phú giữa trùng khơi!

Có một Trường Sa trù phú giữa trùng khơi!

Vượt hơn 200 hải lý, niềm mơ ước trong tôi về một lần được đặt chân đến quần đảo Trường Sa đã trở thành hiện thực. Trong tầm mắt tôi và các đồng nghiệp, hình ảnh một Trường Sa thân thương và căng tràn sức sống, hiên ngang giữa trùng khơi đã xua tan những mệt mỏi sau một hành trình dài lênh đênh trên biển cả.
Công an tỉnh Bolikhămxay chúc Tết Công an Hà Tĩnh

Công an tỉnh Bolikhămxay chúc Tết Công an Hà Tĩnh

Nhân dịp đón Tết cổ truyền của Việt Nam, thay mặt lãnh đạo Công an tỉnh Bolikhămxay (CHDCND Lào), Đại tá Khên Von Lo Văn Xay - Phó Giám đốc Công an tỉnh gửi đến cán bộ, chiến sĩ Công an Hà Tĩnh lời chúc năm mới an khang, thịnh vượng.
Xuân biên cương ấm tình quân dân

Xuân biên cương ấm tình quân dân

Những người lính quân hàm xanh trên hai tuyến biên giới đang có nhiều hoạt động ý nghĩa, trách nhiệm hướng về Nhân dân khu vực biên giới để Tết cổ truyền nơi đây ấm áp, thắm đượm tình quân dân.