Nga lên tiếng về tối hậu thư cứng rắn của ông Trump

Quan chức cấp cao Nga lên tiếng sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ra tối hậu thư cho Moscow về cuộc xung đột ở Ukraine.

a1-7190.jpg
Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia Nga Dmitry Medvedev (Ảnh: RT).

Nga không quan tâm đến “tối hậu thư kịch tính” của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc sẽ áp đặt trừng phạt đối với các nước mua hàng xuất khẩu của Nga nếu Moscow không chấp nhận một thỏa thuận hòa bình tại Ukraine, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev tuyên bố ngày 15/7.

Ngồi cạnh Tổng Thư ký NATO Mark Rutte trong Phòng Bầu dục ngày 14/7, ông Trump thông báo sẽ cung cấp thêm vũ khí cho Ukraine và cảnh báo áp thuế thứ cấp 100% đối với các bên mua hàng xuất khẩu của Nga, trong đó dầu thô chiếm phần lớn.

Ông cũng bày tỏ sự thất vọng với Tổng thống Nga Vladimir Putin vì lập trường cứng rắn trong xung đột.

“Ông Trump đưa ra một tối hậu thư đầy kịch tính với Điện Kremlin. Thế giới lo ngại, chờ đợi hậu quả. Châu Âu thì thất vọng. Nga thì chẳng quan tâm”, ông Medvedev cho hay.

Điện Kremlin hiện chưa bình luận về phát ngôn của ông Trump, nhưng Nga ngày 14/7 nói rõ rằng Mỹ vẫn tiếp tục cung cấp vũ khí và đạn dược cho Ukraine trong thời gian qua.

Ông Trump nói với BBC rằng ông “chưa xong việc” với ông Putin và ông cho rằng một thỏa thuận hòa bình ở Ukraine là điều hoàn toàn khả thi.

Ông Putin nhiều lần tuyên bố sẵn sàng đàm phán hòa bình, nhưng theo điều kiện của Nga và rằng không thể tính đến việc ngừng bắn nếu chưa làm rõ các chi tiết của một thỏa thuận.

Các nước châu Âu và giới chức Ukraine thì cho rằng ông Putin không nghiêm túc với lời kêu gọi hòa bình và đã kêu gọi ông Trump từ bỏ nỗ lực khôi phục quan hệ với Điện Kremlin.

Tại Washington, một quan chức Nhà Trắng cho biết ông Trump dự định áp thuế “100% đối với Nga” và thuế thứ cấp đối với các nước khác mua dầu từ Nga nếu trong vòng 50 ngày không đạt được thỏa thuận hòa bình.

Hiện có 85 trong số 100 thượng nghị sĩ Mỹ đồng bảo trợ cho một dự luật trao quyền cho ông Trump áp thuế 500% đối với bất kỳ quốc gia nào giúp đỡ Nga, song các lãnh đạo Cộng hòa tại Thượng viện vẫn đang chờ ông bật đèn xanh để tổ chức biểu quyết.

Trung Quốc, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ là ba khách hàng lớn nhất mua dầu thô từ Nga, nước xuất khẩu dầu lớn thứ 2 thế giới sau Ả rập Xê út. Hiện chưa rõ các nước này sẽ phản ứng thế nào khi bị cảnh báo áp lệnh trừng phạt thứ cấp vì tiếp tục mua dầu Nga.

Nga hiện xuất khẩu khoảng 5 triệu thùng dầu mỗi ngày.

dantri.com.vn

Đọc thêm

Hiểm họa từ việc AI rơi vào tay khủng bố

Hiểm họa từ việc AI rơi vào tay khủng bố

Suốt nhiều năm qua, các cơ quan chống khủng bố ví việc theo sát các tổ chức khủng bố trên không gian số và mạng xã hội như một trò “đuổi bắt bất tận” – xử lý xong chỗ này thì chỗ khác lại nổi lên. Vấn đề này ngày càng rối rắm do sự xuất hiện của trí tuệ nhân tạo (AI).
Thuế quan của Mỹ: Lợi ích ngắn hạn, thiệt hại lâu dài

Thuế quan của Mỹ: Lợi ích ngắn hạn, thiệt hại lâu dài

Trước thời điểm ngày 1/8 - mốc áp thuế mới mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra - nhiều quốc gia châu Á và Liên minh châu Âu (EU) đang gấp rút đàm phán với Mỹ nhằm tránh các mức thuế quan cao kỷ lục có thể “giáng đòn” mạnh vào xuất khẩu và chuỗi cung ứng toàn cầu.
Hezbollah tuyên bố không giải giáp

Hezbollah tuyên bố không giải giáp

Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, ngày 5/7, Tổng thư ký nhóm vũ trang Hezbollah Sheikh Naim Qassem đã bác bỏ lời kêu gọi của Chính phủ Liban về việc giải trừ vũ khí, đồng thời ông cũng kêu gọi Israel rút khỏi lãnh thổ nước này.