Nga tiết lộ nhiệm vụ đặc biệt của Pantsir-S1

Được biết đến là hệ thống phòng không cực mạnh nhưng theo tiết lộ của phòng không Nga, Pantsir-S1 còn là cơn ác mộng với xe thiết giáp hạng nặng.

Pantsir-S1 là tổ hợp pháo - tên lửa phòng không hỗn hợp phát triển từ nền tảng 2K22 Tunguska, được bổ sung nhiều tính năng và vũ khí mới để đối phó với các mối đe dọa trong thế kỷ 21.

Nhiệm vụ chính của Pantsir-S1 là bảo vệ cơ sở hạ tầng và công trình quân sự, các trung đoàn tăng thiết giáp và bộ binh cơ giới, cũng như bảo vệ những hệ thống phòng không tầm xa S-300 và S-400.

Hệ thống Pantsir-S1 cơ bản được trang bị radar mảng pha quét điện tử thụ động, cho phép phát hiện và theo dõi nhiều mục tiêu cùng lúc. Hệ thống này có khả năng khai hỏa pháo và tên lửa trong khi di chuyển, còn mẫu Tunguska không thể bắn tên lửa khi ở trạng thái hành quân.

Nga tiết lộ nhiệm vụ đặc biệt của Pantsir-S1

Pantsir-S1 diệt mục tiêu mặt đất.

Vũ khí chính của Pantsir-S1 là 12 tên lửa tầm ngắn 57E6 có khả năng diệt mục tiêu từ cách 20 km. Nhưng điều đặc biệt của vũ khí này lại nằm ở hai pháo tự động 2A38M cỡ nòng 30 mm với tốc độ bắn 5.000 phát/phút, trang bị 1.500 viên đạn nổ mảnh hoặc xuyên giáp với tầm bắn tối đa 4 km.

Với gói trang bị này, Pantsir-S1 tạo thành chiếc ô phòng không an toàn và đồng thời là ác mộng với lực lượng xe chiến đấu, thiết giáp của đối phương. Bởi theo giới quân sự Nga, đạn từ pháo 2A38M có thể xuyên thủng giáp của mọi loại xe bọc thép chiến đấu.

Tính năng diệt mục tiêu mặt đất của Pantsir-S1 đã được kiểm chứng trong cuộc diễn tập hồi tháng 3/2019 tại tỉnh Kaliningrad. Cơ quan báo chí của Hạm đội Baltic Nga cho biết, cuộc diễn tập được tổ chức như một phần của cuộc huấn luyện dã chiến “Chìa khóa bầu trời” cho các đơn vị phòng không.

Tuy nhiên tại đây, Pantsir-S1 đã diệt thành công loạt mục tiêu mặt đất với độ chính xác cực cao. Tham gia cuộc diễn tập có hai đơn vị Pantsir-S1 và một số lượng lớn đạn đã được khai hỏa. Được biết, tỉnh Kaliningrad là khu vực luôn được Nga ưu tiên triển khai vũ khí tối tân, đặc biệt là hệ thống phòng không Pantsir-S1 và S-400.

S-400 được coi là hệ thống phòng thủ tầm xa tiên tiến nhất, có thể tiêu diệt tất cả các vật thể xuất hiện trên không trung trong phạm vi 400 km, bao gồm các loại máy bay, tên lửa hành trình, phương tiện bay không người lái hay tên lửa đạn đạo, ở độ cao 50 km và tốc độ tối đa của mục tiêu là 4,8 km/s.

Hệ thống radar của S-400 có thể phát hiện ra các mục tiêu ở khoảng cách 600 km. Tên lửa đất đối không 48N6E3 tích hợp kèm với S-400 có thể hạ gục các mục tiêu khí động học ở độ cao từ sát mặt đất đến 27.000 m và các mối đe dọa tên lửa đạn đạo ở độ cao 25.000m.

Với cặp đôi Pantsir-S1 và S-400, Nga đã tạo nên chiếc ô phòng thủ vững chắc có thể chặn đứng mọi đòn tấn công đường không từ bên ngoài vào Nga.

Theo Đất Việt

Đọc thêm

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh “Hai Mạnh” – Đại tướng Chu Huy Mân là nhớ về những kỷ niệm mãi ấm lòng trong những năm tháng được sống gần ông.
Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Ngày 22/12/1972, Đại đội 1, Tiểu đoàn 48 bộ đội địa phương Hà Tĩnh đã táo bạo tấn công vào sân bay Pha Hom (sân bay dã chiến) thuộc vùng núi phía bắc huyện Mường Mày, tỉnh Bolikhămxay (Lào) và giành thắng lợi vang dội. Là Chính trị viên phó đại đội trực tiếp tham gia chiến đấu, tôi ghi lại chiến công này nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

UAV BXL.01 là loại cánh quạt chiến đấu cảm tử có khối lượng cất cánh tối đa 10kg, mang khối lượng đầu nổ 1,2kg, trần bay 1.000m, tốc độ bay 100-120km/h và hoạt động cự ly 10km do Việt Nam sản xuất.
Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Chương trình “Tiết học biên cương” do Đồn Biên phòng Lạch Kèn phối hợp với trường học ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) góp phần bồi đắp cho các em học sinh tình yêu quê hương, đất nước, ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia.