Ngày tháng không thể quên của cựu TNXP chiến trường Đồng Lộc

(Baohatinh.vn) - 50 năm đã trôi qua, vùng “tọa độ chết” Đồng Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh nay đã bạt ngàn màu xanh của sự sống. Vậy nhưng, ký ức về một thời đạn bom vẫn in đậm trong trái tim nữ cựu TNXP Nguyễn Thị Hòe.

ngay thang khong the quen cua cuu tnxp chien truong dong loc

Bà Hòe (bên phải) và Chủ tịch Hội Cựu TNXP thị xã Hồng Lĩnh Trần Thị Hồng nhìn lại những đồng đội cũ trên tấm ảnh úa màu

Phòng khách trong căn nhà nhỏ của bà Nguyễn Thị Hòe ở tổ dân phố Thuận Hồng, phường Đức Thuận (TX Hồng Lĩnh) là cả một miền ký ức thu nhỏ với hàng chục tấm ảnh thời bom rơi đạn nổ, những chuyến thăm lại chiến trường xưa. Nhiều tấm ảnh nhỏ đã phai màu nhưng, những câu chuyện về đồng đội thân yêu vẫn còn tươi xanh theo năm tháng.

ngay thang khong the quen cua cuu tnxp chien truong dong loc

Những cô gái đang lấp hố bom ở ngã ba Đồng Lộc (ảnh được nhà báo Hoàng Văn Sắc chụp trước khi các cô hi sinh một tuần). Ảnh tư liệu

Năm 1965, khi vừa bước sang tuổi 17, thiếu nữ xinh đẹp quê Song Lộc (Can Lộc-Hà Tĩnh ) Nguyễn Thị Hòe lên đường vào chiến trường Quảng Trị. Đến cuối năm 1967, cùng với nhiều đồng đội khác, cô được điều về Đại đội 557 – Tổng đội 55 TNXP – P18 với nhiệm vụ là Tiểu đội trưởng Tiểu đội Công binh trực chiến tại khu vực cầu Tùng Cóc, Cầu Tối (Can Lộc).

“Đóng quân tại vị trí ác liệt để thực hiện nhiệm vụ, mỗi một người đều ý thức được vai trò, vị trí của mình và luôn xác định cái chết cận kề. Nhưng, khẩu hiệu "Máu có thể chảy, tim có thể ngừng nhưng mạch máu giao thông không bao giờ tắc" đã thắp lửa cho lời thề quyết tử của những TNXP” - Bà Hòe trao đổi.

ngay thang khong the quen cua cuu tnxp chien truong dong loc

Bà Hòe (người thứ 2 từ trái sang, hàng thứ nhất) cùng đồng đội chụp ảnh lưu niệm tại Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc

Còn nhớ, có lần phát hiện quả bom nổ chậm nằm ngay dưới cầu Tùng Cóc, nếu không phá được bom thì tắc đường và thương vong sẽ là điều không thể tránh. Vì thế, Tiểu đội trưởng Nguyễn Thị Hòe đã quyết định phá bom càng sớm càng tốt. Đắm mình dưới khe, trong dòng nước lạnh buốt, bà đã thận trọng tìm vị trí, tiếp cận quả bom để gài dây cháy chậm. Cả tiểu đội dường như nín thở sau tiếng bom, nhưng rồi thay vào đó, là niềm vui trào nước mắt khi thấy nụ cười trên khuôn mặt rạng rỡ của người tiểu đội trưởng quả cảm.

Đồng Lộc năm ấy, mỗi ngày hứng chịu không biết bao nhiêu đợt ném bom, nhưng ngày 24/8/1968 đã trở thành ngày không thể quên của tiểu đội trưởng Nguyễn Thị Hòe. Rạng sáng, ngay sau loạt bom đầu tiên, bà đã cùng với đồng đội đi kiểm tra mặt đường. Về gần đến lán, loạt bom tiếp theo đã khiến 3 đồng đội khác hy sinh, bà Hòe bị thương nặng phải cắt bỏ 1 chân và tỷ lệ thương tật 61% - năm ấy bà vừa tròn 20 tuổi.

Vào bệnh viện trị thương đến cuối 1968, bà chống đôi nạng gỗ quay trở về Tổng đội 55 với vị trí thủ kho. Sau khi được làm chân giả, năm 1973, bà Hòe được cử đi học lớp y tá cấp tốc và tiếp tục nhiệm vụ mới tại Tổng đội 55. Bà Hòe chỉ chấm dứt công việc một TNXP khi tổng đội hoàn thành nhiệm vụ và giải tán.

ngay thang khong the quen cua cuu tnxp chien truong dong loc

Bên cạnh việc bốc thuốc chữa bệnh, niềm vui của bà Hòe là chăm sóc các loại cây trong vườn

Vết thương chiến tranh đã được hàn gắn bởi sức người, nhưng vết thương trên cơ thể vẫn luôn hành hạ bà Hòe mỗi khi trái gió trở trời. Bà Hòe tâm sự: “Tuy mất một phần xương máu, nhưng so với đồng đội, tôi thấy may mắn và hạnh phúc vì mình đã được sống, được thấy những đổi thay của đất nước hôm nay”.

Vượt qua mọi nỗi đau, bằng động lực là lời dạy của Bác Hồ “Thương binh tàn nhưng không phế”, ở tuổi 70, bà Hòe đã tìm được niềm vui và ý nghĩa cuộc sống của mình bên con cháu bằng nghề bốc thuốc chữa bệnh. Sau những mệt mỏi của đời thường, những vần thơ về một thời hoa lửa của bà lại nhắc nhở bản thân, đồng đội và cả cháu con hôm nay nhớ về một thời đạn bom khốc liệt:

“ … Tiếng chuông Đồng Lộc ngân vang

Lòng tôi nhớ phút sẵn sàng năm xưa

Những ngày dãi nắng dầm mưa

Những ngày tuổi trẻ thi đua thông đường…”

Chủ đề 55 năm chiến thắng Đồng Lộc

Đọc thêm

Cảnh báo nguy cơ bệnh sốt rét quay trở lại

Cảnh báo nguy cơ bệnh sốt rét quay trở lại

Dù Hà Tĩnh được công nhận là đã loại trừ bệnh sốt rét quy mô cấp tỉnh song với việc xuất hiện các ca sốt rét ngoại lai đã dẫn tới nguy cơ cao bệnh có thể quay trở lại.
Ngắm đàn cò ngàn con kéo về trú ngụ tại một trang trại ở Hà Tĩnh

Gian nan bảo vệ chim trời

Thời gian gần đây, có nhiều đàn chim hoang dã, chim di cư về vùng đất Hà Tĩnh trú ngụ. Thế nhưng, để bảo vệ môi trường sống cho các loài chim, lực lượng chức năng và người dân đang gặp không ít khó khăn.
Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Để mục tiêu hoàn thành 2.343 ngôi nhà cho hộ nghèo, cận nghèo, người có công với cách mạng trước ngày 19/5/2025, các địa phương trong toàn tỉnh đang đứng trước khối lượng công việc lớn. Trên chặng nước rút, cả hệ thống chính trị Hà Tĩnh cùng hướng về cơ sở với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt; mỗi thành viên ban chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát các cấp phải thấm nhuần nguyên tắc “rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ kết quả, rõ sản phẩm”.
Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Vận dụng sáng tạo bài học kinh nghiệm trong làm nhà ở cho hộ nghèo giai đoạn 2021-2025, cả hệ thống chính trị ở Hà Tĩnh đã sớm vào cuộc, chủ động triển khai chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước. Với sự khẩn trương, chủ động triển khai kế hoạch và huy động các nguồn lực, Hà Tĩnh đặt mục tiêu hoàn thành chương trình trước ngày 19/5/2025 (trước mốc thời gian chung của cả nước hơn 6 tháng).
Vinh quang nghề công tác xã hội

Vinh quang nghề công tác xã hội

Dẫu nhiều vất vả song những người làm công tác xã hội trên địa bàn Hà Tĩnh vẫn luôn nỗ lực đồng hành, hỗ trợ các đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương để họ vươn lên trong cuộc sống.