Núi Hồng - Sông La

Nghe lão ngư Hà Tĩnh kể lại chuyện săn cá vàng dương

Video tư liệu của Hương Thành

Nghe lão ngư Hà Tĩnh kể lại chuyện săn cá vàng dương

Người dân làng biển Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên) gọi ngư dân Lê Xuân Tiến là lão ngư có duyên “săn” cá vàng dương bởi hơn 1 thập kỷ qua, chỉ duy nhất ông Tiến bắt được loài cá này với số lượng lớn.

Trong vòng 4 tháng đầu năm 2021, thuyền của lão ngư Lê Xuân Tiến đã trúng đậm 3 mẻ cá vàng dương trị giá hơn 1,5 tỷ đồng. Trong đó, lần thứ nhất, ông Tiến trúng hơn 2 tấn cá vàng dương vào ngày 24/1/2021; lần thứ 2, vào ngày 16/4, ông trúng 2 tấn; lần thứ 3, ông lại trúng 1,5 tấn.

Nghe lão ngư Hà Tĩnh kể lại chuyện săn cá vàng dương

Nghe lão ngư Hà Tĩnh kể lại chuyện săn cá vàng dương

Nghe lão ngư Hà Tĩnh kể lại chuyện săn cá vàng dương

Nghe lão ngư Hà Tĩnh kể lại chuyện săn cá vàng dương

Thuyền của ông Lê Xuân Tiến trúng hơn 2 tấn cá vàng dương vào ngày 24/1/2021

Ngoài ra, những tháng đầu năm, ngư dân Lê Xuân Tiến còn trúng nhiều chuyến cá đù với tổng trị giá hơn 1 tỷ đồng.

Dù mới thắng đậm sau nhiều chuyến vươn khơi nhưng với ngư dân Lê Xuân Tiến, cứ thời tiết thuận lợi là ông lại tất bật chuẩn bị ngư cụ để lên đường “săn” lộc biển. Ở tuổi 57, lão ngư Lê Xuân Tiến vẫn làm việc cần mẫn, năng suất lao động luôn vượt trội dù thuyền của ông chỉ 110 CV.

Video: Ông Lê Xuân Tiến chia sẻ về nghề đánh bắt cá vàng dương (thực hiện tháng 4/2021)

Nghe lão ngư Hà Tĩnh kể lại chuyện săn cá vàng dương

Nghe lão ngư Hà Tĩnh kể lại chuyện săn cá vàng dương

Nghe lão ngư Hà Tĩnh kể lại chuyện săn cá vàng dương

Dụng cụ không thể thiếu trong mỗi chuyến đi của lão ngư Lê Xuân Tiến là máy dò cá (hay còn gọi là máy tầm ngư) và máy định vị.

Năm 2010, sau khi thấy những ngư dân ngoại tỉnh đánh bắt hiệu quả nhờ có máy dò cá, ông Tiến đã đầu tư gần 100 triệu đồng để sắm các loại máy này phục vụ cho việc đánh bắt.

Nghe lão ngư Hà Tĩnh kể lại chuyện săn cá vàng dương

Ông Tiến chia sẻ: “Tôi tâm niệm thành công của những chuyến đi biển một phần do may mắn, phần còn lại là nhờ sự chăm chỉ, yêu nghề và nỗ lực của bản thân. Trừ những lúc biển động và ngày rằm, ngày nào chúng tôi cũng vươn khơi”.

Từ sự nỗ lực và chăm chỉ, hơn 30 năm theo nghề biển, ông Tiến đã đúc rút cho mình nhiều kinh nghiệm đánh bắt như việc rèn đôi mắt tinh anh có thể nhìn thấu đàn cá trong đêm tối hay ban ngày.

Ngư trường chính mà ông Lê Xuân Tiến hoạt động chủ yếu là khu vực quanh đảo Hòn Bớc, cách bờ biển từ 2 – 3 hải lý. Ngư trường này nhiều đá, san hô nên dễ bị rách lưới nếu ngư dân còn non tay nghề. Thế nhưng, với lão ngư Lê Xuân Tiến, ông thuộc nằm lòng địa hình từng khu vực quanh đây việc đánh bắt cũng có phần thuận lợi hơn.

Nghe lão ngư Hà Tĩnh kể lại chuyện săn cá vàng dương

Theo kinh nghiệm của ông Tiến, trong đêm tối, cá vàng dương phát ra ánh sáng chói lóa giống như ánh sáng của đèn pin. Đó cũng là lý do để loại cá này được gọi với nhiều cái tên như cá ngời, cá đồng hoàng.

Ở khoảng cách hơn 100m, lão ngư Lê Xuân Tiến có thể nhìn thấu cá vàng dương. Cộng với kỹ thuật đánh bắt vây rút xăm điêu luyện, ông được người dân địa phương ví như “sát thủ” của các loài cá, nhất là loài cá vàng dương.

Nghe lão ngư Hà Tĩnh kể lại chuyện săn cá vàng dương

Nghe lão ngư Hà Tĩnh kể lại chuyện săn cá vàng dương

Nghe lão ngư Hà Tĩnh kể lại chuyện săn cá vàng dương

Nghe lão ngư Hà Tĩnh kể lại chuyện săn cá vàng dương

Ảnh tư liệu

Nhớ lại lần gần nhất “chạm mặt” đàn cá vàng dương, ngư dân Lê Xuân Tiến và những thuyền viên trên thuyền vẫn còn nguyên cảm xúc vui sướng. Ông Tiến kể: “Như thường lệ, 16h chiều ngày 15/4, chúng tôi ra khơi đánh bắt hải sản trên vùng biển quanh đảo Hòn Bớc. Đến 2h ngày 16/4, khi soi đèn pin, tôi phát hiện một luồng cá bơi cách thuyền khoảng 5m, lấp lánh màu vàng chói lóa nên tôi chắc chắn đó là cá vàng dương".

Lập tức, ông Tiến lái thuyền đi xung quanh vùng cá xuất hiện nhằm khoanh vùng, sau đó hợp sức cùng các thuyền viên giăng lưới dài 300m thả xuống biển theo hình vòng cung bủa vây. Sau hơn 2h vật lộn, ngư dân Lê Xuân Tiến cùng 9 thuyền viên đã hợp sức đưa đàn cá lên khoang thuyền. Chuyến đi này, ông Tiến phải thuê thêm 2 thuyền khác ra để vận chuyển cá về cảng Cồn Gò.

Ngư dân Lại Thế Hà (thôn Xuân Bắc, xã Cẩm Nhượng) - thuyền viên của ông Tiến cho biết: “Những người làm nghề đánh bắt ở xã Cẩm Nhượng ai cũng tâm phục khẩu phục về tài nghệ của ông Tiến. Ông không chỉ giỏi trong phát hiện, định vị đàn cá, luồng cá chạy mà còn giỏi về kỹ thuật vây rút ở ngư trường nhiều đá. Ông có đôi mắt tinh anh, nhìn ở khoảng cách 100m là ông đã phân biệt được con cá đỏ hay con cá đen. Từ đầu năm đến nay, tôi thu nhập hơn 150 triệu đồng nhờ theo thuyền ông Tiến đánh bắt”.

Video: Ngư dân Lại Thế Hà chia sẻ về thu nhập cũng như những kinh nghiệm và khả năng "săn" cá vàng dương của ông Lê Xuân Tiến (thực hiện tháng 4/2021).

Nghe lão ngư Hà Tĩnh kể lại chuyện săn cá vàng dương

Được biết, từ tháng 11 năm 2020 đến nay, thuyền của ngư dân Lê Xuân Tiến đã có hơn 40 chuyến biển và thu nhập được hơn 2,5 tỷ đồng. Trong đó, chủ thuyền thu về hơn 1 tỷ đồng; 9 thuyền viên còn lại trung bình mỗi người thu nhập hơn 150 triệu đồng.

Ông Lê Xuân Tiến là ngư dân duy nhất săn được cá vàng dương sau hơn một thập kỷ đánh bắt ở vùng biển Cửa Nhượng. Những mẻ cá vàng dương của lão ngư Lê Xuân Tiến đang tạo động lực lớn để bà con ngư dân xã Cẩm Nhượng sắm sửa thêm ngư lưới cụ, sửa chữa tàu thuyền, đầu tư máy móc tiếp tục vươn khơi, bám biển.
Chủ tịch UBND xã Cẩm Nhượng Nguyễn Văn Hùng

Video: pv - ctv

thiết kế: huy tùng

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Náo nức xuân sang

Náo nức xuân sang

Khi những cành đào bật nụ hồng tươi, mai vàng bung hoa rực rỡ và trên phố phường, đường quê tấp nập người đi lại, ấy là khi ngày tết Nguyên đán cận kề.
Hân hoan “chào” Tết

Hân hoan “chào” Tết

Khi những cây mai, cành đào “đua nhau” xuống phố, cũng là lúc người dân Hà Tĩnh trên mọi miền quê chung niềm háo hức chờ đón xuân mới ấm áp, an lành, hạnh phúc cùng niềm tin thắng lợi mới.
Thành Sen rực rỡ đón xuân

Thành Sen rực rỡ đón xuân

Thành Sen (Hà Tĩnh) hân hoan chào đón năm mới với cờ đỏ sao vàng tung bay, muôn hoa khoe sắc thắm, sắc xuân hiện lên trong từng ánh mắt, nụ cười rạng ngời của người dân.
Gìn giữ phong vị Tết

Gìn giữ phong vị Tết

Với người Việt, phong tục Tết cổ truyền không chỉ là “di sản” văn hóa vô giá mà còn là sợi dây kết nối giữa quá khứ, hiện tại, tương lai, giúp mỗi người hiểu hơn về cội nguồn dân tộc.
Rộn ràng câu hát mùa xuân

Rộn ràng câu hát mùa xuân

Cuối năm âm lịch, khi đào, mai bắt đầu bung nụ cũng là lúc các địa phương Hà Tĩnh dành nhiều tâm sức thực hiện các chương trình văn nghệ để biểu diễn phục vụ Nhân dân trong dịp Tết cổ truyền.
Thú chơi hoa ngày Tết

Thú chơi hoa ngày Tết

Chơi hoa, cây cảnh ngày Tết đối với người Việt, trong đó có người Hà Tĩnh không chỉ là nét văn hóa tao nhã mà còn mang ước muốn hướng tới những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống.
Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Tiết mục: Diễn xướng “Duyên tình biển mặn” (soạn lời và chỉnh lý: Văn Mạnh, Sỹ Chinh) do Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Hà Tĩnh biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Tháng Chạp về, khi đào, mai bắt đầu ươm nụ trên những làng quê Hà Tĩnh, lòng tôi lại háo hức chờ đợi những buổi chợ phiên truyền thống, để được hòa mình trong không gian văn hóa quê hương.
Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Kế thừa, phát huy giá trị di sản y học cổ truyền của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, các bệnh viện, Hội Đông y Hà Tĩnh và cả nước ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động, khẳng định vai trò trong công tác chữa bệnh cứu người.
“Tấm căn cước” quý giá

“Tấm căn cước” quý giá

Nơi ấy, trên bản đồ hình chữ S của nước Việt ngàn năm là dải đất nhỏ hẹp, “đòn gánh gánh hai đầu đất nước”. Nơi ấy, bên dòng sông Lam trong xanh và núi Hồng sừng sững, những cư dân nhiều đời đã làm nên bao huyền thoại, tạo dựng một vùng văn hóa giàu bản sắc: văn hóa Hồng Lam. Đó là “tấm căn cước” quý giá, riêng có của Hà Tĩnh.
Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Tác phẩm “Thượng kinh ký sự” của Đại danh y Lê Hữu Trác bên cạnh trường đoạn nói về nỗi nhớ nơi ẩn cư ở quê mẹ ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) là trường đoạn nói về nỗi nhớ cố hương da diết với rất nhiều hoài niệm.