Như mạch nước ngầm, làng nghề truyền thống là một biểu tượng văn hoá bền bỉ, đậm đà bản sắc riêng. Không những thế, trong thời kỳ mở cửa, sự duy trì và phát triển của nó đã đóng góp tích cực vào mức tăng trưởng của nền kinh tế địa phương. Hà Tĩnh có hàng trăm làng nghề thế nhưng cho đến nay số cơ sở hoạt động có hiệu quả còn lại không nhiều…
Mô hình sản xuất muối sạch bằng phương pháp trải bạt trong ô kết tinh được huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) triển khai tại thôn Tân Phong, xã Đỉnh Bàn đã mang lại hiệu quả cao, góp phần nâng cao thu nhập cho bà con.
Với niềm đam mê nối nghiệp từ nghề truyền thống của gia đình, anh Nguyễn Đức Độ (SN 1979) đã xây dựng được cơ sở sản xuất giò chả lớn nhất và đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao đầu tiên của huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh).
Đi lên từ nghề truyền thống của gia đình, chị Lương Thị Thu Hiền (SN 1966) tại TDP 4, phường Nam Hồng, thị xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) đã không ngừng phát triển nghề sản xuất cu đơ, được công nhận là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2021.
Đôi bàn tay “tạc rồng, đắp phượng” của những người thợ tài hoa ở làng Đình Hoè xưa (nay là thôn Tây Sơn và Vĩnh Sơn) của xã Đỉnh Bàn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã để lại dấu ấn đậm nét, tạo nên thương hiệu riêng của nghề truyền thống Đình Hòe tại các công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh.
Theo thời gian, bằng tình yêu với công việc, ông Nguyễn Hữu Sơn ở xã Thạch Long (Thạch Hà - Hà Tĩnh) vẫn gìn giữ được nghề đan lát trải qua nhiều thế hệ như cố gắng níu giữ chút hồn quê.
Hơn 50 năm giữ nghề dệt chiếu cói, vợ chồng ông Nguyễn Năng Kỷ và bà Trương Thị Nguyệt ở tổ dân phố 4, thị trấn Nghèn (Can Lộc - Hà Tĩnh) là một trong số ít những hộ gia đình còn quyết tâm giữ nghề...
Nép mình bên dòng sông Rào Cái, làng làm nón lá Đan Du, xã Kỳ Thư (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đã trải qua bao thăng trầm của thời gian. Chiếc nón lá nơi đây như là những đứa con tinh thần của họ, vừa che nắng mưa vừa chất chứa hồn quê.
Làng Đan Du (xã Kỳ Thư, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) có gần cả thế kỷ làm nón lá truyền thống. Trải bao thăng trầm, các thế hệ người dân nơi đây vẫn âm thầm “giữ lửa” nghề cũng chính là giữ gìn “hồn” nón lá Việt.
Hơn 40 năm giữ nghề đan kiềng, vợ chồng ông Trần Xuân Liên và bà Nguyễn Thị Quy ở thôn Ái Quốc, xã Cẩm Duệ (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) là hộ duy nhất trong xã còn quyết tâm giữ nghề truyền thống này...
Trưa tháng 6, nắng như “rót lửa”, diêm dân thôn Châu Hạ, xã Thạch Châu (Lộc Hà, Hà Tĩnh) lại cần mẫn ra đồng “đón nắng”, kết tinh thành quả lao động từ muôn nỗi nhọc nhằn...
Áo tơi - thanh âm mộc mạc khi xướng âm tên gọi ấy đã gợi cho người ta về những cánh đồng quê bát ngát, yên bình. Áo tơi, một chiếc áo dân dã mà ẩn chứa biết bao giá trị văn hoá của người nông dân chân lấm tay bùn…
Cho đến nay, 3 trong số 6 người con của cụ Hoàng Sơn Cước – nghệ nhân làm trống (đã mất) ở thôn Yên Liễu, xã Xuân Yên, Nghi Xuân (Hà Tĩnh) vẫn miệt mài với công việc làm trống, vừa mưu sinh, vừa để truyền nghề cho hậu duệ.
Thôn Văn Sơn (xã Đỉnh Bàn - huyện Thạch Hà - Hà Tĩnh) từ xưa đã nổi tiếng với đặc sản trầu không “tiến vua”. Cây trầu hiện đang được người dân trồng để phục vụ nhu cầu lễ tết, sử dụng hằng ngày và từng bước phục hồi làng nghề truyền thống.
Sau những mẻ bánh hoàn thành, trên chiếc xe lăn thi thoảng lại “dở chứng”, bà Trần Thị Hoa (thôn Lĩnh Thành, xã Đan Trường, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) vẫn miệt mài bên lò than với những chiếc bánh thơm ngon đưa đến khách hàng.
Khác với đa số lò mật nấu bằng máy, hơn 30 năm nay, vợ chồng anh Nguyễn Văn Dũng (thôn 1, xã Sơn Thọ, huyện Vũ Quang, Hà Tĩnh) còn giữ được nghề truyền thống “kéo che ép mật” từ sức kéo của trâu...
Ngày ngày, sau khi mẻ bánh hoàn thành, bà Trần Thị Hoa (57 tuổi, thôn Lĩnh Thành, Xuân Đan, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại rong ruổi trên chiếc xe lăn, đi giao bánh khắp các vùng trong huyện.
Nướng cá là nghề truyền thống của ngư dân xã Thạch Kim (Lộc Hà, Hà Tĩnh). Tuy nhiên, trong điều kiện “đất chật, người đông”, hoạt động nướng cá trong khu dân cư lâu nay đã gây ra không ít phiền toái, ảnh hưởng đến môi trường...
Xã Việt Xuyên (Thạch Hà, Hà Tĩnh) từ lâu nổi tiếng với nghề bánh đa vừng truyền thống. Đến nay, nhiều hộ sản xuất từng bước áp dụng KHKT, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, nỗ lực gìn giữ, phát triển nghề truyền thống của cha ông.
Nghề đan nơm cá truyền thống ở thôn Yên Mỹ (xã Liên Minh, Đức Thọ, Hà Tĩnh) đã góp phần cải thiện đời sống người dân địa phương. Tuy nhiên, nghề đan nơm đang có nguy cơ bị mai một bởi không thu hút được lao động trẻ.
Trải bao thăng trầm, nghề chằm áo tơi ở thôn Yên Lạc, xã Quang Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) vẫn tồn tại và giữ được nét riêng độc đáo. Cũng tấm áo ấy đã góp phần gợi nhắc hồn quê dân dã, neo giữ niềm yêu quê hương.