Bí quyết trường tồn trong gia đình 4 thế hệ làm trống ở Nghi Xuân

(Baohatinh.vn) - Cho đến nay, 3 trong số 6 người con của cụ Hoàng Sơn Cước – nghệ nhân làm trống (đã mất) ở thôn Yên Liễu, xã Xuân Yên, Nghi Xuân (Hà Tĩnh) vẫn miệt mài với công việc làm trống, vừa mưu sinh, vừa để truyền nghề cho hậu duệ.

Bí quyết trường tồn trong gia đình 4 thế hệ làm trống ở Nghi Xuân

Anh Dũng thao tác kỹ thuật niền mặt trống - một trong những công đoạn được coi là khó nhất

Anh Hoàng Đức Dũng - con trai của cụ Cước nhớ lại: “Tôi thuộc thế hệ thứ 4 trong gia đình theo nghề làm trống. Ngay từ thủa lên 10, anh em tôi đã được cha truyền dạy bí quyết làm trống và ngọn lửa yêu nghề.”

Để làm ra được một “quả trống” chất lượng, trước hết, nguyên liệu gỗ phải là loại gỗ mít già, cây có nhiều lõi. Còn da bò để làm mặt trống phải được chọn từ những con bò khỏe mạnh, đã trưởng thành để da đạt độ bền, chắc chắn, dẻo dai.

Bởi vậy, để tìm ra được nguyên liệu ưng ý, anh đã phải lùng sục khắp nơi. Thậm chí đến tận miền Tây Nghệ An, Thanh Hóa cách xa hàng trăm km để mua nguyên liệu dù giá thành đắt đỏ hơn nhiều.

Bí quyết trường tồn trong gia đình 4 thế hệ làm trống ở Nghi Xuân

Da bò để làm mặt trống phải đạt độ bền, chắc chắn, dẻo dai

Sau khi tìm, chọn nguyên liệu ưng ý, người làm bắt tay vào cắt, tạo hình khung trống và bào nhẵn.

“Nếu tạo hình không đều, thiếu cân xứng giữa khung trống và hai đầu trống, âm thanh khi đánh sẽ không vang. Đây là công đoạn đòi hỏi kỹ thuật cao, chỉ những người lành nghề mới làm được. Điều quan trọng nhất của một cái trống là phải phát ra âm thanh to, vang và đều tiếng. Tôi phải mất hàng năm trời mới học được bí quyết này từ người cha truyền lại” - anh Dũng “bật mí” thêm.

Bí quyết trường tồn trong gia đình 4 thế hệ làm trống ở Nghi Xuân

Tạo hình khung trống là công đoạn đòi hỏi kỹ thuật cao.

Kinh nghiệm, kĩ năng người làm nghề được hình thành từ những công việc giản đơn như cắt, bào nguyên liệu đến những thao tác khó hơn như tạo hình, làm khuôn, niền mặt trống.

Thành thạo những công đoạn này phải là người kiên trì mới làm được. Hơn nữa muốn có sản phẩm chất lượng, đạt thẩm mỹ cao, người làm trống phải thực sự yêu nghề, gửi gắm vào sản phẩm của mình cả sự say mê, tâm huyết.

Bí quyết trường tồn trong gia đình 4 thế hệ làm trống ở Nghi Xuân

Anh Hoàng Đức Dung - em trai anh Dũng: Đây là nghề gia truyền của gia đình đến nay hơn 100 năm. Bởi vậy, trách nhiệm của chúng tôi là phải giữ nghề và truyền lại cho con cháu trong dòng họ.

Cũng bởi nghề gia truyền nên cơ sở Dũng - Dung không tiếp nhận những người “ngoại đạo”. Nghĩa là, chỉ những người họ hàng thật gần mới được nhận vào làm việc tại cơ sở.

Nhưng chỉ những người thực sự đam mê, khéo tay mới tiếp cận được với bí quyết để tạo ra những “con trống” thu hút khách hàng. Hiện cơ sở trống Dũng – Dũng có 9 lao động thường nhật, thu nhập bình quân mỗi tháng từ 6 – 8 triệu đồng/người.

Bí quyết trường tồn trong gia đình 4 thế hệ làm trống ở Nghi Xuân

Trống to dành cho nhà thờ, làm từ loại gỗ và da tốt có giá lên đến hàng chục triệu đồng.

Có rất nhiều loại trống như trống sấm, trống trung, trống tiểu, trống ếch... tại cơ sở sản xuất trống Dũng – Dung. Giá trị của trống cũng phụ thuộc vào từng chủng loại. Trống to dành cho nhà thờ, làm từ gỗ và da tốt có giá lên đến hàng chục triệu đồng; trống bình dân dành cho các trường học dao động trong khoảng 500 ngàn đến vài triệu đồng.

Trung bình mỗi năm, cơ sở sản xuất 700 – 800 trống các loại, cộng với nghề sửa chữa, doanh thu trên 500 triệu đồng/năm.

Anh Dũng quan niệm: “Xã hội có văn minh đến đâu, thì trong tâm thức mỗi con người Việt Nam, tiếng kèn hiệu, tiếng loa, tiếng tù và, tiếng trống vẫn sống mãi. Bởi vậy, dù có khó khăn đến đâu cũng không thể để nghề bị mai một”.

Bí quyết trường tồn trong gia đình 4 thế hệ làm trống ở Nghi Xuân

Hiện cơ sở sản xuất trống Dũng - Dung có rất nhiều loại trống như trống sấm, trống trung, trống tiểu, trống ếch... phục vụ mọi khách hàng.

"Nghề làm trống đòi hỏi phải kiên trì, tỉ mỉ. Quan trọng nhất là giữ chữ “Tín” đối với khách hàng. Ông cha chúng tôi đã xây dựng được uy tín đối với trống Xuân Yên, trách nhiệm của chúng tôi là giữ được thương hiệu này và truyền lại cho các thế hệ về sau” - anh Dũng nói thêm.

Chủ tịch UBND xã Trần Anh Khoa cho biết: “Trước đây, xã Xuân Yên có khoảng 20 hộ gia đình làm nghề này nhưng giờ chỉ còn cơ sở Dũng - Dung của 3 chị em ông Dũng, ông Dung và bà Vân. Đây là cơ sở làm nghề gia truyền có uy tín nên rất nhiều khách hàng đến đặt mua. Tổ hợp sản xuất trống Dũng - Dung còn tạo được nhiều việc làm cho người dân địa phương”.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Công điện ứng phó với bão MAN-YI gần biển Đông

Công điện ứng phó với bão MAN-YI gần biển Đông

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có công điện điện: UBND các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Thuận; các Bộ: Quốc phòng, Công an, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Công Thương, Thông tin và Truyền thông, Ngoại giao; Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam về việc ứng phó với bão MAN-YI gần biển Đông.
Thông tin mới nhất về bão USAGI

Thông tin mới nhất về bão USAGI

Tin mới nhất về bão USAGI, hiện đang ở gần Nam Đài Loan, sức gió mạnh cấp 8-9, giật cấp 11. Cảnh báo gió mạnh, sóng lớn, nguy cơ cao với tàu thuyền. Biển động rất mạnh.
Trường THCS Lê Văn Thiêm - 40 năm chắp cánh tri thức, kết nối tương lai

Trường THCS Lê Văn Thiêm - 40 năm chắp cánh tri thức, kết nối tương lai

Trong suốt hành trình 40 năm phát triển, Trường Năng khiếu thị xã Hà Tĩnh xưa và Trường THCS Lê Văn Thiêm nay luôn là lá cờ đầu của ngành GD&ĐT tỉnh nhà. Không chỉ đảm đương sứ mệnh là “nôi” bồi dưỡng nhân tài, chắp cánh ước mơ cho các thế hệ học sinh, Trường THCS Lê Văn Thiêm đang bắt nhịp xu thế, phát triển mô hình trường học tiên tiến, năng động, từng bước hội nhập quốc tế.