Người phụ nữ tật nguyền 40 năm giữ nghề làm bánh đa, giao hàng bằng xe lăn

(Baohatinh.vn) - Ngày ngày, sau khi mẻ bánh hoàn thành, bà Trần Thị Hoa (57 tuổi, thôn Lĩnh Thành, Xuân Đan, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại rong ruổi trên chiếc xe lăn, đi giao bánh khắp các vùng trong huyện.

Người phụ nữ tật nguyền 40 năm giữ nghề làm bánh đa, giao hàng bằng xe lăn

Mỗi chiếc bánh khi quạt được bà Hoa trở liên tục để bánh chín đều

Sinh ra trong gia đình đông con nghèo khó, lại không được may mắn như bao người, đôi chân bà Hoa bị bại liệt bẩm sinh không thể chữa trị. Vì thế, việc đi lại của bà phải dựa vào đôi bàn tay. Không đầu hàng số phận, không muốn trở thành gánh nặng cho người thân, bà Hoa quyết định mưu sinh bằng nghề làm bánh đa cha ông truyền lại.

16 tuổi, bà Hoa đã quen với việc thức dậy từ 3h sáng để xay bột làm bánh cùng cha mẹ. Đến nay, nghề làm bánh đa không chỉ giúp bà nuôi sống bản thân mà còn để bà khẳng định mình, vượt lên số phận nghiệt ngã.

Người phụ nữ tật nguyền 40 năm giữ nghề làm bánh đa, giao hàng bằng xe lăn

Bà Hoa là một trong số ít người còn lưu giữ nghề làm bánh đa ở vùng đất Xuân Đan

Vừa thoăn thoắt đôi tay quạt bánh trên chảo than hồng, bà Hoa cho hay: “Xuân Đan có truyền thống làm bánh đa lâu đời, chẳng biết bao nhiêu năm nhưng từ thời cha ông đã có rồi. Ngày xưa, gần như cả làng làm bánh, nhà nào cũng phơi bánh khắp sân nhưng vì làm bánh cực nhọc, thu nhập không cao nên người ta nghỉ dần. Hiện giờ, cả xã chỉ còn chục hộ làm nghề”.

Để làm được mỗi mẻ bánh, hàng ngày bà phải dậy từ sáng sớm để xay bột, đun nước dáo bột rồi tráng bánh, phơi khô và công đoạn cuối cùng là quạt bánh trên bếp than củi. Bánh quạt xong, chừng 2 - 3h chiều, bà giao cho các nhà hàng, quán bán lẻ.

Làm bánh đa vất vả bởi nhiều công đoạn, thế nên, với một người không được lành lặn như bà Hoa lại càng khó khăn thêm bội phần. Sự nhọc nhằn ấy hằn lên khuôn mặt bà mỗi khi gắng gượng dùng tay thay chân, di chuyển từ chỗ này qua chỗ khác.

Người phụ nữ tật nguyền 40 năm giữ nghề làm bánh đa, giao hàng bằng xe lăn

Việc di chuyển bằng đôi tay khiến bà Hoa gặp nhiều khó khăn

Trước đây, khi chưa có xe để đi lại, bánh bà làm ra chỉ bán cho những người trong thôn, xã lân cận vì họ tìm đến tận nhà lấy hàng. 3 năm nay, nhờ chiếc xe lăn được “mạnh thường quân” giúp đỡ, có phương tiện đi lại, thị trường “bánh đa bà Hoa” được mở rộng ra các nơi xa như Xuân An, Xuân Giang…

Với khoảng 150 - 200 chiếc bánh đa được bán ra mỗi ngày, bà thu lãi chừng 100 - 150 nghìn đồng. Thế nhưng cũng có hôm, bà mất cả vốn lẫn lãi vì thời tiết “sáng nắng chiều mưa”.

Người phụ nữ tật nguyền 40 năm giữ nghề làm bánh đa, giao hàng bằng xe lăn

Không muốn trở thành gánh nặng cho người thân, bà Hoa quyết định mưu sinh bằng nghề làm bánh đa cha ông để lại

“Làm bánh đa phụ thuộc nhiều vào thời tiết. Có những ngày sáng nắng, phơi bánh xong thì trời mưa, bánh không khô, đành đổ bột cho bò ăn. Nghề này cực thân, nhất là khâu quạt bánh. Mùa hè trời nóng như đổ lửa, mồ hôi ròng ròng vẫn ngồi trước bếp than quạt cả trăm cái bánh" - bà Hoa chia sẻ.

Để duy trì “hoạt động kinh doanh”, mùa hè, bà Hoa cố làm thật nhiều rồi bọc gói cẩn thận. Mùa đông tới, khi trời không có nắng để sản xuất, bà lấy bánh khô ra, bán đến đâu thì quạt bánh đến đó.

Người phụ nữ tật nguyền 40 năm giữ nghề làm bánh đa, giao hàng bằng xe lăn

Hằng ngày, trên chiếc xe lăn, bà Hoa đi giao bánh khắp các vùng trong huyện

Sức khỏe ngày một yếu, không biết còn trụ được bao lâu với nghề nhưng bà Hoa chắc nịch rằng: “Một ngày còn ngồi quạt bánh được thì tôi vẫn làm để có những chiếc bánh thơm ngon đưa đến với khách hàng. Đây không chỉ là nghề nuôi sống cuộc đời tôi, mà hơn cả còn là nghề của gia đình truyền lại, là nghề truyền thống của vùng đất Xuân Đan”.

Chủ đề Hoa đẹp núi hồng

Chủ đề Hà Tĩnh 24h

Đọc thêm

Thiêng liêng tiếng gọi cội nguồn

Thiêng liêng tiếng gọi cội nguồn

Từ chỗ là hoạt động tín ngưỡng của người dân địa phương, lễ giỗ Quốc Tổ Hùng Vương ở TX Hồng Lĩnh đã trở thành lễ hội được cấp ủy, chính quyền và Nhân dân Hà Tĩnh quan tâm, thu hút đông đảo người dân tham gia.
Đoàn kết một lòng hướng về nguồn cội…

Đoàn kết một lòng hướng về nguồn cội…

Hòa chung lòng thành kính hướng về ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, người dân Hà Tĩnh đã cùng nhau gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, khẳng định sự gắn bó bền chặt trong dòng chảy lịch sử dân tộc.
Ngắm khu dân cư kiểu mẫu bên dòng Ngàn Phố

Ngắm khu dân cư kiểu mẫu bên dòng Ngàn Phố

Bên dòng sông Ngàn Phố thơ mộng, người dân thôn Phúc Bằng, xã Sơn Bằng (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đang cùng nhau xây dựng cảnh quan xanh sạch đẹp, hướng tới cuộc sống sống ấm no, hạnh phúc.
Tín ngưỡng thờ cá Ông ở Hà Tĩnh

Tín ngưỡng thờ cá Ông ở Hà Tĩnh

Thờ cá Ông (cá Voi) là một tín ngưỡng dân gian có từ lâu đời của cư dân sinh sống ven biển Việt Nam. Nhiều vùng ở Hà Tĩnh, người dân thờ cá Ông như một vị thần biển linh thiêng.
Chat với "thần đồng tiếng Anh" 12 tuổi đạt IELTS 8.0

Chat với "thần đồng tiếng Anh" 12 tuổi đạt IELTS 8.0

Với điểm IELTS 8.0, “thần đồng tiếng Anh” Nguyễn Lê Bảo Chung (lớp 6A7, Trường Albert Einstein Hà Tĩnh) đã trở thành 1 trong những thí sinh nhỏ tuổi nhất đạt số điểm này với kỹ năng Reading đạt tuyệt đối 8.0, Speaking 8.5, Listening 8.5 và Writing 7.0.
Về miền quê nông thôn mới kiểu mẫu Đồng Yên

Về miền quê nông thôn mới kiểu mẫu Đồng Yên

Bằng sự đoàn kết, chung sức chung lòng, Nhân dân thôn Đồng Yên ở xã Xuân Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) đã cùng nhau xây dựng quê hương thành khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu thanh bình, đáng sống.
Võ Quận công Nguyễn Phi Sài và những di sản để lại

Võ Quận công Nguyễn Phi Sài và những di sản để lại

Nguyễn Phi Sài là một nhân vật lịch sử có nhiều công lao, đóng góp dưới thời Lê Trung Hưng và từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong triều, ngoài trấn. Hiện nay, dòng họ Nguyễn Phi ở xã Thạch Long (Thạch Hà, Hà Tĩnh) vẫn còn lưu giữ nhiều di sản quý mà ông để lại.
Một vùng duyên hải Kỳ Anh

Một vùng duyên hải Kỳ Anh

Bằng thủ pháp nghệ thuật điểm xuyết chấm phá, đấng tạo hóa điểm thêm lên miền duyên hải Kỳ Anh (Hà Tĩnh) những điểm nhấn thẩm mỹ say đắm lòng người...