Photo: Độc đáo nghề chằm áo tơi ở Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Trải bao thăng trầm, nghề chằm áo tơi ở thôn Yên Lạc, xã Quang Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) vẫn tồn tại và giữ được nét riêng độc đáo. Cũng tấm áo ấy đã góp phần gợi nhắc hồn quê dân dã, neo giữ niềm yêu quê hương.

Nghề chằm tơi ở Yên Lạc bắt đầu từ khoảng tháng 3 đến hết tháng 6 âm lịch. Ấy cũng là lúc nhà nông bước vào thời điểm bận rộn nhất. Để có nguyên liệu gồm lá tơi và dây mây, người dân trong làng phải lên tận rú (núi) Khe Giao hoặc vào tận vùng miền núi Hương Khê, Vũ Quang để “đi lá”.

Photo: Độc đáo nghề chằm áo tơi ở Hà Tĩnh

Bà Đặng Thị Hiền, người có gần 35 năm làm nghề chia sẻ: “Đầu tiên, lá được tuyển chọn từ những chiếc lá tơi lành nhất, vừa đủ độ, không quá già mà cũng không quá non. Sau đó sấy khô rồi phơi sương cho lá nở và dai hơn rồi xếp lại từng bó nhỏ".

Photo: Độc đáo nghề chằm áo tơi ở Hà Tĩnh

Lá tơi dùng để chằm sau khi phơi khô. Để chằm được một chiếc áo tơi, người dân bắt đầu vuốt dây mây, tách thành sợi nhỏ để sợi mây được dẻo khi may vào tơi sẽ mềm và ít bị đứt hơn.

Photo: Độc đáo nghề chằm áo tơi ở Hà Tĩnh

Vuốt sợi mây cũng đòi hỏi sự tỉ mẩn, khéo léo...

Photo: Độc đáo nghề chằm áo tơi ở Hà Tĩnh

Tiếp đó, người làm tơi sẽ se 2 sợi dây mỏng lại với nhau để làm chiềng tơi nhằm tăng độ chắc chắn cho chiếc tơi.

Photo: Độc đáo nghề chằm áo tơi ở Hà Tĩnh

Người thợ xếp lá cọ lên một chiếc khuôn gỗ với diện tích 1m2, dùng 4 chiếc thước kẻ dài 1m để nẹp cho ngay ngắn. Chiềng tơi (sợi dây màu vàng bên tay phải) và dây thừng được nẹp vào để cố định chiếc áo tơi.

Photo: Độc đáo nghề chằm áo tơi ở Hà Tĩnh

Bàn tay khéo léo xếp lá tơi lên khuôn gỗ đã chuẩn bị sẵn.

Photo: Độc đáo nghề chằm áo tơi ở Hà Tĩnh

Bà Nguyễn Thị Chiến năm nay đã gần 90 tuổi nhưng vẫn làm rất thạo việc vót dây mây. Đối với bà, nghề chằm tơi đã ăn sâu vào máu, gìn giữ nghề cũng chính là giữ lại nét hồn quê mộc mạc, chân chất...

Photo: Độc đáo nghề chằm áo tơi ở Hà Tĩnh
Photo: Độc đáo nghề chằm áo tơi ở Hà Tĩnh

Hết lớp lá tơi này được chồng lên lớp lá khác rồi được may cố định bằng dây mây vuốt mỏng đến khi đạt được độ dài quy định của chiếc tơi.

Photo: Độc đáo nghề chằm áo tơi ở Hà Tĩnh

Cuối cùng, một chiếc tơi hoàn chỉnh sau khi uốn cho “khum” lại, phần đỉnh tơi dược may chắc chắn bằng dây mây rồi buộc thêm dây thừng cố định với độ rộng đủ để choàng qua đầu. Tơi chằm xong, sẽ đem phơi thêm "vài nắng" rồi cuốn lại như sâu kèn.

Photo: Độc đáo nghề chằm áo tơi ở Hà Tĩnh

Người làng Yên Lạc luôn tìm thấy niềm vui mỗi khi vào mùa chằm tơi.

Photo: Độc đáo nghề chằm áo tơi ở Hà Tĩnh

Mỗi ngày, một người thợ có thể làm được từ 4 - 7 áo tơi, giá bán dao động từ 30.000 - 50.000 đồng/chiếc.

Photo: Độc đáo nghề chằm áo tơi ở Hà Tĩnh

Bao nhiêu năm qua, trên những nẻo đồng quê Hà Tĩnh, áo tơi chở che cho những bà, những mẹ hay các chị tảo tần đang vun trồng cho những mùa màng tươi tốt. Vẻ đẹp bình dị và thân thương ấy đã ăn sâu vào tiềm thức của nhiều người con xa quê, để mỗi khi trở về, lòng lại thấy yên bình đến lạ: “Áo tơi mẹ mặc một thời/Che mưa, che nắng, che trời bão dông/Hai sương một nắng trên đồng/Cái nắng tháng sáu mưa dông ngày hè”. Ảnh: Phúc Quang

Photo: Độc đáo nghề chằm áo tơi ở Hà Tĩnh

Chủ đề Lao động việc làm

Chủ đề NGƯỜI HÀ TĨNH

Đọc thêm

Noel ấm áp, an lành

Noel ấm áp, an lành

Những ngày này, nhiều làng quê Hà Tĩnh lại rộn ràng không khí chờ đón lễ Noel. Dẫu không phải người xứ đạo nhưng tôi đã thấy mùa Giáng sinh ấm áp đang lan tỏa trong mình.
“Hành giả” Stêphannô Nguyễn Khắc Dương

“Hành giả” Stêphannô Nguyễn Khắc Dương

Trong cộng đồng Thiên Chúa giáo Việt Nam hiện nay, Stêphannô Nguyễn Khắc Dương, quê ở xã An Hòa Thịnh (Hương Sơn, Hà Tĩnh) là một tu sĩ được rất nhiều giám mục, linh mục, chức sắc tôn giáo, đồng bào có đạo biết đến và rất kính trọng.
Đoàn kết lương giáo - tô điểm quê hương

Đoàn kết lương giáo - tô điểm quê hương

Với tinh thần “Sống tốt đời, đẹp đạo”, đồng bào công giáo Hà Tĩnh đã tích cực gắn kết lương giáo, chung sức xây dựng, điểm tô cho bức tranh quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Thành Sen - thành phố bên bờ biển

Thành Sen - thành phố bên bờ biển

Một chiều như mọi chiều, tôi lại chạy xe chầm chậm trên những con phố cổ xưa của Thành Sen để ngắm nhìn những sắc màu mới đan xen màu ký ức. Xuôi về phía biển, một cảm giác vừa lạ lẫm, vừa hân hoan dào lên trong tôi - thành phố Hà Tĩnh đã mở rộng về bốn phía, làm dậy lên bao xúc cảm.
Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Tĩnh là quê hương của nhiều ca sĩ thành danh trong dòng nhạc dân gian. Nhiều giọng ca người Hà Tĩnh chia sẻ, từ nhỏ họ đã được nuôi dưỡng tình yêu với nghệ thuật truyền thống thông qua những câu hò, điệu ví. Chất dân ca cứ thế ngấm dần vào giọng nói, tiếng hát một cách tự nhiên như hơi thở.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Trong kho tàng di sản văn hóa quý giá của miền quê xứ Nghệ, dân ca ví, giặm là những “hạt ngọc’’ lấp lánh. Bằng tâm hồn đẹp đẽ, phong phú, bằng tình yêu sâu sắc và mãnh liệt với di sản của cha ông, những thế hệ cư dân Nghệ An, Hà Tĩnh đã làm lung linh, tỏa sáng những viên ngọc quý ấy.
Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Tại các gian hàng trưng bày và trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh trong khuôn khổ Festival “Về miền ví, giặm – Kết nối tinh hoa di sản” được tổ chức tại Hà Tĩnh, du khách sẽ có cơ hội khám phá những dấu ấn văn hóa của các vùng miền trong nước.
Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Dân ca ví, giặm là một bộ phận chủ đạo trong kho tàng thơ ca trữ tình dân gian do cộng đồng người Việt ở 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáng tạo nên trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt cộng đồng.
Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản” năm 2024, tại Hà Tĩnh không chỉ là nơi trình diễn di sản xứ Nghệ mà còn là không gian để các di sản văn hóa phi vật thể từ mọi miền đất nước hội tụ tỏa sáng.
Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Giây phút tiếng búa của Chủ tịch Ủy ban Liên chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ di sản phi vật thể vang lên, ghi danh dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại 10 năm trước, vẫn còn đọng mãi trong tôi những cảm xúc dâng trào.
Yêu câu ví, giặm quê mình

Yêu câu ví, giặm quê mình

Trước ngày “khai hội” kỷ niệm 10 năm dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” (2014-2024), những người con quê hương Nghệ An - Hà Tĩnh đã mang câu ví, giặm ngọt ngào đến với muôn phương không khỏi bồi hồi, xao xuyến…