Nghiên cứu về "vật chất lạ" giành giải Nobel Vật lý 2016

Giải Nobel Vật lý 2016 được trao cho ba nhà khoa học Anh nghiên cứu về ứng dụng lý thuyết tô pô học trong vật lý để giải thích các trạng thái bất thường của vật chất.

nghien cuu ve vat chat la gianh giai nobel vat ly 2016

Ba nhà khoa học Anh giành giải thưởng Nobel Vật lý năm 2016. Ảnh: The Nobel Prize.

Giải Nobel Vật lý 2016 công bố hôm 4/10 được trao cho ba nhà khoa học Anh David Thouless, Duncan Haldane và Michael Kossterlitz, những người "tiết lộ các bí mật của vật chất lạ", Independent hôm nay đưa tin.

David Thouless giành một nửa giải thưởng, trong khi Ducan Haldane và Michale Kossterlitz chia nhau phân nửa giải thưởng còn lại với công trình nghiên cứu về ứng dụng tô pô học trong lĩnh vực vật lý.

Tô pô hay tô pô học là một ngành toán học nghiên cứu các đặc tính được bảo toàn qua các sự biến dạng, sự xoắn và sự kéo dãn. Do đó, tô pô còn được mệnh danh là "hình học của màng cao su".

Nghiên cứu của họ góp phần minh họa cách thức một số vật chất có thể tồn tại ở những trạng thái khác thường, giúp các nhà khoa học tìm ra những dạng vật chất mới.

Ủy ban Nobel đánh giá cao về sức ảnh hưởng của công trình này. "Những người giành giải thưởng năm nay đã mở ra cánh cửa về một thế giới khác, nơi vật chất có thể chuyển sang các trạng thái khác thường. Họ sử dụng các phương pháp toán học tiên tiến để nghiên cứu các giai đoạn, trạng thái bất thường của vật chất, ví dụ như siêu dẫn, siêu lỏng hoặc các màng từ tính mỏng", thông báo của Ủy ban Nobel cho biết.

"Nghiên cứu mới này có thể giúp cuộc tìm kiếm các vật chất lạ bước sang giai đoạn mới. Nhiều người hy vọng có thể ứng dụng nó vào các lĩnh vực khoa học vật chất và điện tử trong tương lai", thông báo nhấn mạnh.

Theo VNE

Đọc thêm

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Trước những vấn đề cấp thiết đang hiện hữu, các nhà khoa học từng nhận giải VinFuture dự đoán những nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, an ninh năng lượng hay sức khỏe toàn cầu… sẽ là những ứng cử viên tiềm năng cho Giải thưởng VinFuture 2024 danh giá.
Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Sau video robot nhỏ thuyết phục "đồng đội" bỏ việc, nhiều người lo ngại viễn cảnh robot tích hợp AI có thể nổi loạn và tự ra quyết định.
Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Sau 3 mùa gây tiếng vang, các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 với chuỗi hoạt động kết nối khoa học công nghệ, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại Khám phá tương lai VinFuture” hứa hẹn mang đến “cơ hội vàng” để tiếp cận tri thức toàn cầu và hợp tác phát triển.
Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.