Ngôi làng kỳ lạ nơi người chết được “quay lại” cuộc sống

Người làng Toraja ở Indonesia tin rằng, người đã khuất vẫn có thể “quay lại” cuộc sống dương gian, nên họ vẫn thường đào mộ, làm sạch và mặc đồ mới cho hài cốt người thân.

Lễ tắm cho người đã khuất là một tục lệ truyền thống từ lâu đời của người làng Toraja ở Indonesia. Trước đó, quan tài người chết được côn cất tại các ngôi mộ xây trên bức tường đá để trống.

Trong ngày lễ Ma"nene, người ta sẽ bắc thang lấy những cỗ quan tài ra khỏi mộ để tiến hành nghi thức làm sạch, thay đồ mới cho người đã khuất, cũng là một hình thức để họ “quay lại” cuộc sống dương gian.

ngoi lang ky la noi nguoi chet duoc quay lai cuoc song

Bắc thang đưa quan tài người chết ra khỏi hầm mộ

Những ô trống trong vách đá được coi là nơi tạm nghỉ, không phải nơi an nghỉ cuối cùng của người chết. Nghi thức bắt đầu khi vị trưởng lão đưa ra lời cầu nguyện, xin phép và cầu sự an phước lành từ tổ tiên.

Trong khi đó, các thành viên gia đình tập trung quanh quan tài, nói chuyện và giao tiếp với người đã khuất như bạn lâu ngày không gặp. Tiếp đó là nghi thức làm sạch và thay trang phục mới.

ngoi lang ky la noi nguoi chet duoc quay lai cuoc song

Đỡ cỗ quan tài người chết

Thi thể một người phụ nữ vừa đưa ra khỏi quan tài. Dường như bà vẫn giữ được hình dáng. Người thân bắt đầu giúp bà trang điểm, thay quần áo. Quá trình hoàn tất, người phụ nữ trông tươi sáng hơn. Được biết, người phụ nữ đã qua đời cách đây 30 năm và đây là nghi lễ Ma"nene thứ 10 của bà. Các thành viên trong gia đình chưa từng bỏ lỡ nghi lễ một lần nào.

ngoi lang ky la noi nguoi chet duoc quay lai cuoc song

Nghi lễ Ma"nene làm sạch và thay trang phục mới cho người đã khuất

Ma"nene được xem là phong tục giúp tăng sự gắn kết giữa người đã khuất và người còn sống trong văn hóa dân làng ở Toraja. Họ tin rằng tổ tiên có thể ban phước và bảo vệ, nên người sống luôn nỗ lực bảo tồn, giữ gìn thi thể người thân khuất núi. Điều này cũng thể hiện sự trung thành và tôn kính của cộng đồng với tổ tiên.

ngoi lang ky la noi nguoi chet duoc quay lai cuoc song

Người Toraja còn coi nghi lễ Ma"nene như một cách để mọi thành viên có dịp um họp, tăng tình đoàn kết. Nghi lễ kết thúc, mọi người trong nhà sẽ cùng nhau chuẩn bị bữa tiệc lớn để ăn uống quây quần.

Theo dantri.com.vn

Đọc thêm

Tản văn: Chiếc nón của mẹ

Tản văn: Chiếc nón của mẹ

Khi đã trải qua quá nhiều va vấp trên đường đời, tôi càng thấm thía hơn những nghĩa tình ấy. Chợt nhận ra, mẹ cũng chính là một chiếc nón vĩ đại che chở tôi đến hết cuộc đời…
Hoa hậu AI đầu tiên trên thế giới lộ diện

Hoa hậu AI đầu tiên trên thế giới lộ diện

Kenza Layli - một nhân vật hoàn toàn được tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo, vừa giành giải Hoa hậu AI. Người đẹp ảo này vốn có sức ảnh hưởng về mảng phong cách sống, thu hút lượng người theo dõi đông đảo trên Instagram, TikTok.
Vòng xòe nở hoa

Vòng xòe nở hoa

Đến Nghĩa trang Liệt sỹ Điện Biên Phủ, bà không tin là trong đời mình, có ngày lại được tự tay thắp hương lên mộ những vị anh hùng dân tộc...
Tản văn: Căn nhà tuổi thơ

Tản văn: Căn nhà tuổi thơ

Tôi lớn lên, cảm giác như không gian nhỏ hẹp đi. Cái man mác buồn bơ vơ của ngày nhỏ cũng không còn nữa. Thiếu thốn qua đi, kỷ niệm không còn nguyên sơ nữa...
Khoảnh khắc

Khoảnh khắc

Đêm tàn dần. Bình minh bắt đầu lên từ phía bên kia thành phố. Huyên đi qua một đêm thức trắng, kỷ niệm chầm chậm trôi trong đầu như một cuốn phim...
Tản văn: Hừng nắng sau cơn mưa

Tản văn: Hừng nắng sau cơn mưa

Sau mỗi lần trời mưa, tôi thường có thói quen ngồi ở một chỗ nào đó thật cao để đón lấy cái hừng nắng đầu tiên. Cái hừng nắng trông non nớt mà lại vô cùng mạnh mẽ...
Vienna tiếp tục là thành phố đáng sống nhất thế giới

Vienna tiếp tục là thành phố đáng sống nhất thế giới

Thủ đô Vienna của Áo một lần nữa được “xướng tên” là thành phố đáng sống nhất trên thế giới, theo bảng xếp hạng thường niên của Economist Intelligence Unit (EIU) - cơ quan nghiên cứu kinh tế thuộc tập đoàn dịch vụ thông tin và truyền thông toàn cầu The Economist, trong đó có báo The Economist.
Khủng hoảng không bắt đầu từ truyền thông

Khủng hoảng không bắt đầu từ truyền thông

Chuyên gia truyền thông Lê Quốc Vinh khẳng định ‘khủng hoảng không bắt đầu từ truyền thông’, mà bắt đầu từ chính triết lý, văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp, tổ chức…