Người đi sông Đuống trông theo bóng người …

Vào lúc 9 giờ 30 phút ngày 6-5-2010 tại ngôi nhà nhỏ nằm trên đường phố Lý Quốc Sư (Hà Nội), nhà thơ Hoàng Cầm đã khép lại vòng đời nghiệp thơ để vào cỏi vĩnh hằng ở tuổi 89, để lại sự ngầm ngùi, tiếc nuối cho anh em văn nghệ sĩ, bạn bè và nhân dân.

Thi sĩ Hoàng Cẩm - Ảnh: Internet.

Thi sĩ Hoàng Cẩm - Ảnh: Internet.

Nhà thơ Hoàng Cầm tên thật là Bùi Tằng Việt, sinh năm 1922 tại làng Lạc Thổ, nay là xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Ông xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo có nghề cổ truyền làm thuốc Bắc xa gần đều biết tới.

Thuở nhỏ Hoàng Cầm sáng dạ trong học chữ và giống như Lê Quý Đôn, học đâu nhớ đấy, học đâu thuộc đấy. Lúc lên chín tuổi đã có tài đối đáp ứng khẩu bằng thơ. Lòng yêu thơ yêu cha mẹ, gia đình và bạn bè quê hương, đất nước đã trở thành một tiêu thức cho người nghệ sĩ cầm bút và lên đường đi theo cách mạng.

Năm 1938- 1945, gia đình ông rời quê lên Hà Nội sinh sống. Lớn lên ông tham gia Việt Minh và đã được lớp thanh niên lúc bấy giờ bầu làm bí thư đoàn thanh niên cứu quốc. Năm 1947, Hoàng Cầm sau khi cưới vợ ông xung phong vào bộ đội. Bằng lòng nhiệt huyết và tài năng của mình, Hoàng Cầm đã sáng tạo nên những tác phẩm văn học nghệ thuật có giá trị nghệ thuật cao và tầm tư tưởng lớn. Ông không chỉ sáng tác thơ cho bộ đội đọc mà còn viết kịch bản và dạy anh em làm thơ, viết kịch tham gia đóng nhiều vai trong các vỡ diễn.

Thơ Hoàng Cầm như ngọn lửa ấm nồng trái tim chiến sĩ giữa núi rừng Tây Bắc giá lạnh. Ông được giao trọng trách làm trưởng đoàn văn công quản lý 15 người. Năm 1956, Hoàng Cầm chuyển ngành về Hội Văn nghệ Việt Nam, sau đó làm phó giám đốc nhà xuất bản Hội nhà văn (sau này là Nhà xuất bản văn học). Nghiệp cầm bút làm văn chương của ông cũng lên bổng xuống trầm khi Hoàng Cầm cùng với Trần Dần, Lê Đạt và một số nhà văn khác tham gia hoạt động trong nhóm Nhân văn giai phẩm…

Dù thế nào, ông vẫn là một nhà thơ cách mạng, một nhà thơ yêu nước, yêu nhân dân và trọn đời thuỷ chung son sắt với bè bạn. Xét về công lao và cống hiến nghệ thuật của nhà thơ Hoàng Cầm trong kháng chiến, năm 2007 ông đã được nhà nước trao tặng "Giải thưởng nhà nước về văn học nghệ thuật".

Thi sĩ Hoàng Cầm ăn sâu vào máu thịt nhân dân qua bài thơ "Bên kia sông Đuống" và bài "Lá Diêu Bông". Ông từng tâm sự với bạn thơ về bài thơ "Bên kia sông Đuống ": "Cái đêm tôi thức trắng để sáng tác bài thơ này khi ở núi rừng Tây Bắc xa xôi tôi nghe tin giặc về tàn phá làng quê. Tôi bỗng dưng nhớ quê hương quá, nhớ về con sông Đuống mà tuổi thơ tôi cùng bạn bè tắm, ngồi câu cá bên sông . Thế là cảm xúc trào dâng ..".

Sông Đuống trôi đi/ Một dòng lấp lánh... - Ảnh: Iternet.

Sông Đuống trôi đi/ Một dòng lấp lánh... - Ảnh: Iternet.

Tôi vẫn thường đọc và bắt gặp những bài thơ dài câu, dày chữ thường khó hay, ấy vậy mà bài "Bên kia sông Đuống" lại có một sự vượt trội khác thường. Bài thơ dài đến 6 trang nhưng câu nào cũng dồn nén tâm tư, lung linh con chữ như dòng sông Đuống mênh mông không vơi không cạn, cứ chảy suốt đời này sang đời khác. Người và cảnh trong thơ được hiện hữu bằng những nét chạm khắc độc đáo sâu sắc của âm điệu thơ, của nhạc thơ. Cái lạ của bài thơ phần kết thúc giống như chìa khoá mở của bài thơ: Bao giờ về bên kia sông Đuống/ Anh lại tìm em/ Em mặc yếm thắm/ Em thắt lụa hồng/ Em đi trẩy hội non sông/ Cười mê anh sáng muôn lòng xuân xanh…

Để rồi nhà thơ nhắc lại với người con gái trong thơ không buồn không sợ: Khi giặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tàn: Ruộng ta khô/ Nhà ta cháy/ Lưỡi dài lê sắc máu/ Kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang/ Mẹ con đàn lợn âm dương/ Chia lìa đôi ngã…

Nhưng bạo lực và vũ khí của quân giặc vẫn không phá được con sông quê, vẫn không làm nhụt chí người chiến thắng: Sông Đuống trôi đi/ Một dòng lấp lánh/ Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ…

Con sông quê hương mà tác giả khắc hoạ chính là cội nguồn văn hoá dân tộc: Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong/ Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp...

Đọc lại " Bên kia sông Đuống" người đọc vẫn thấy đầy ăm ắp hơi thở của kháng chiến. Vẫn thấy mình được chiêm ngưỡng thú vị những nét đẹp rất đổi tự nhiên của bờ khoai, bãi mía, của con đò lãng bãng sương trăng, của câu ca dao bà ru cháu. Sông Đuống trở thành sợi nhớ, sợi thương da diết đôi lứa yêu nhau để người hôm nay và mai sau không bao giờ quên được: Ai về bên kia sông Đuống/ Có nhớ từng khuôn mặt búp sen/ Những cô hàng xóm răng đen/ Cười như mùa thu toả nắng…

Nụ cười như mùa thu toả nắng ấy để Hoàng Cầm lại tiếp tục sáng tạo thêm bài thơ neo mãi trong lòng "Lá diêu bông" da diết.

Đọc thêm

Podcast: Chuyện những người phụ nữ Hà Tĩnh được gặp Bác Hồ

Podcast: Chuyện những người phụ nữ Hà Tĩnh được gặp Bác Hồ

Trong ngôi nhà đơn sơ, những bức ảnh kỷ niệm thiêng liêng được treo ngay ngắn như những kỷ vật quý báu. Dù thời gian có qua đi hơn 55 năm thì nhũng ký ức được gặp Bác Hồ vẫn vẹn nguyên trong trái tim bà Tưởng Thị Diên - người Tiểu đội trưởng Tiểu đội dân quân gái Kỳ Phương năm nào....
Podcast: Hà Tĩnh in dấu chân Người

Podcast: Hà Tĩnh in dấu chân Người

Gần bảy thập kỷ đã đi qua, giọng nói trìu mến, thân thương của Bác vẫn còn vang vọng, thấm vào mỗi con tim. Khắc ghi lời Bác kính yêu, Đảng bộ và nhân dân Hà Tĩnh đoàn kết một lòng, ra sức xây dựng quê hương giàu đẹp như sinh thời Người căn dặn và mong muốn...
Đại sứ Nhật Bản ITO Naoki dự sự kiện giao lưu văn hóa tại Hà Tĩnh

Đại sứ Nhật Bản ITO Naoki dự sự kiện giao lưu văn hóa tại Hà Tĩnh

Tối 15/5, tại TP Hà Tĩnh đã diễn ra chương trình giao lưu văn hóa Việt - Nhật với chủ đề “Kết nối thế giới qua Truyện dân gian và Âm nhạc”. Tham dự có ngài ITO Naoki - Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Duy Lâm, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Tất Thắng.
Podcast mỗi tuần một câu chuyện: Đôi guốc của tam thể

Podcast mỗi tuần một câu chuyện: Đôi guốc của tam thể

Chú mèo tam thể soi mặt vào vại nước ở gốc cau, vuốt đi vuốt lại mấy sợi ria mép trắng như cước cho thật óng ả rồi thong thả bước ra sân tắm nắng. Gió hây hẩy, nắng nhè nhẹ vàng như mật, tam Thể khoan khoái nằm duỗi dài trên sân...
ABC News: Vì sao bánh mì Việt Nam khiến người Australia 'phát cuồng'?

ABC News: Vì sao bánh mì Việt Nam khiến người Australia 'phát cuồng'?

Trang tin tức ABC News vừa đăng tải bài viết với tiêu đề “Why are Australians obsessed with bánh mì, the Vietnamese roll with the complex history?” (Tạm dịch: Vì sao người Australia “mê” bánh mì Việt Nam, món ăn giản dị chứa đựng câu chuyện lịch sử đặc biệt), phản ánh sức hút ngày càng lớn của bánh mì Việt trên đất Australia.
Podcast truyện ngắn: Kỷ vật cuối cùng

Podcast truyện ngắn: Kỷ vật cuối cùng

Chiếc đồng hồ cũ kỹ nằm im lìm trong hộp gỗ, phủ đầy bụi thời gian. Đó là kỷ vật giản dị, chứa đựng cả một kho tàng ký ức về người bà đã khuất với biết bao câu chuyện, những hồi ức đẹp đẽ về một thời đã qua...
Ly sữa chua... “chát”!?

Ly sữa chua... “chát”!?

Vị thanh mát của ly sữa chua đánh đá post lên mạng hôm ấy giờ chỉ còn trong mường tượng, nhưng dư vị chua ít, chát nhiều còn đọng lại và phảng phất gần xa ở Hà Tĩnh.
Thắp sáng tinh thần từ bi và hướng thiện

Thắp sáng tinh thần từ bi và hướng thiện

Đại lễ Phật đản được tổ chức tại hơn 300 ngôi chùa lớn, nhỏ trên địa bàn Hà Tĩnh là dịp để cộng đồng nhìn nhận những giá trị sống tích cực, lan tỏa tinh thần từ bi, hướng thiện của Phật giáo.
Podcast tản văn: Vàng nắng vàng đồng

Podcast tản văn: Vàng nắng vàng đồng

Sinh ra và lớn lên ở quê, những cảnh vật, con người nơi đây đã quá quen thuộc với tôi. Tôi yêu dòng sông như dải lụa xanh uốn lượn ôm trọn xóm thôn; yêu những hàng bằng lăng tím lịm chạy dọc theo con đường làng; yêu cả những tường rào được phủ sắc hoa tigon đỏ tươi như màu máu con tim trong bài thơ tình lãng mạn của ai đó...
Podcast truyện ngắn: Bí mật dưới chân đèn

Podcast truyện ngắn: Bí mật dưới chân đèn

Tuổi trẻ của mẹ tôi là một phần ký ức đẹp đẽ của hai người lính. Tôi lại là con gái của mẹ. Đó là một nỗi niềm sâu kín. Kỷ vật này, tôi sẽ thay mẹ mình giữ mãi...
Podcast tùy bút: Về thăm quê Bác Làng Sen

Podcast tùy bút: Về thăm quê Bác Làng Sen

Về thăm quê Bác tháng 5, ta như được đi trong làn hương thơm dịu mát của hoa sen, loài hoa với phẩm cách thanh cao và luôn tỏa rạng, tỏa sáng, vừa thoảng hương thơm ngát, vừa bình dị gần gũi với đồng quê mộc mạc.
Podcast đến với bài thơ hay: Một chiều Đồng Lộc

Podcast đến với bài thơ hay: Một chiều Đồng Lộc

Đã có hàng trăm bài thơ ra đời tỏ lòng khâm phục và tiếc thương mười cô gái ở Ngã ba Đồng Lộc cùng bao người con đã ngã xuống nơi đây, dẫu vậy, “Một chiều Đồng Lộc” vẫn để lại dấu ấn riêng về tứ thơ và tình cảm của tác giả.
Podcast tản văn: Bến nước sông quê

Podcast tản văn: Bến nước sông quê

Có những dòng sông không chỉ chảy qua đất đai mà còn chảy dọc theo miền ký ức. Có những bến nước không chỉ là nơi neo đậu của những chuyến đò ngang, mà còn là nơi neo đậu của hồn quê, của tình người, và những kỷ niệm lắng sâu.
Podcast tản văn: Nhớ bóng tre làng

Podcast tản văn: Nhớ bóng tre làng

Tôi sinh ra và lớn lên từ làng, nơi có lũy tre xanh rì rào khăng khít, nơi ôm ấp tôi từ thuở ấu thơ đầu trần chân đất, nơi thật thà chất phác ruộng đồng vàng hươm, dòng kênh miệt mài tưới tắm đi qua bao vật đổi sao dời…
Podcast mỗi tuần một câu chuyện: Mùa lúa trổ bông

Podcast mỗi tuần một câu chuyện: Mùa lúa trổ bông

Chiều quê yên ả, những cánh đồng mướt xanh như tấm thảm trải dài vô tận. Màu xanh ngút ngàn căng tràn sức sống của lúa đương thì con gái khiến người xem như được tiếp thêm nguồn sinh lực sống mạnh mẽ...
Thái Lan lo du lịch Việt Nam vượt mặt

Thái Lan lo du lịch Việt Nam vượt mặt

Lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 3 tăng gần 50% so với trước đại dịch, trong khi Thái Lan tăng trưởng chậm khiến các doanh nghiệp lữ hành lo lắng.
Podcast truyện ngắn: Mùa cau trở lại

Podcast truyện ngắn: Mùa cau trở lại

"Mùa cau trở lại" của tác giả Sơn Trần. Với giọng kể chân thành, mộc mạc, câu chuyện không chỉ nói về mùa cau – mùa vụ gắn bó với đời sống người dân quê – mà còn thấm đẫm những tình cảm gia đình, nỗi nhớ quê hương, và tình yêu âm thầm mà sâu sắc.
Podcast tản văn: Nhớ nhung mít ta ở làng

Podcast tản văn: Nhớ nhung mít ta ở làng

Có những hương vị tuổi thơ chỉ cần nhắc tới thôi đã khiến lòng ta thổn thức. Trong ký ức của nhiều người, trái mít quê – mộc mạc, thơm nồng – không chỉ là món quà ngọt ngào của đất trời mà còn là biểu tượng của tình làng nghĩa xóm, đầy ắp yêu thương.
Khai mạc Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc - Vesak 2025

Khai mạc Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc - Vesak 2025

Sáng 6/5, Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc - Vesak 2025 đã khai mạc trọng thể tại Học viện Phật giáo Việt Nam ở TP Hồ Chí Minh với chủ đề “Đoàn kết và bao dung vì nhân phẩm con người: Tuệ giác Phật giáo vì Hòa bình thế giới và Phát triển bền vững".
Phong cảnh hữu tình dọc tuyến cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh

Phong cảnh hữu tình dọc tuyến cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh

Trên tuyến cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh có nhiều đoạn tuyến băng qua đồng ruộng, đồi núi, sông suối tạo nên những cảnh đẹp hữu tình. Tuyến cao tốc được kỳ vọng tạo động lực quan trọng trong việc mở ra không gian phát triển mới về kinh tế - xã hội, thu hút đầu tư cho Hà Tĩnh.