Người dùng Google giờ có thể tìm kiếm bài hát bằng cách... hát theo giai điệu

Giờ đây, Google không phải nghe âm thanh gốc, đồng nghĩa không cần nghe lời bài hát để nhận diện bài hát. Người dùng có thể huýt sáo, ngân nga mô phỏng giai điệu để tìm kiếm một bài hát nào đó.

Một trong những công bố thú vị nhất của Google trong sự kiện Search On 2020 vừa qua, đó là giờ đây người dùng có thể huýt sáo, ngân nga hoặc bất cứ cách nào phát âm mô phỏng giai điệu để tìm kiếm, tra cứu bài hát nào đó.

Tính năng này được gọi là “Hum to Search”. Để sử dụng, người dùng chỉ cần mở ứng dụng Google trên điện thoại, sau đó nhấn vào biểu tượng micrô và nhấn vào nút “Search a song” (Tìm kiếm bài hát).

Người dùng cần ngân nga trong khoảng 10-15 giây trước khi Google có kết quả tìm kiếm. Bài hát trong kết quả tìm kiếm bao gồm tiêu đề, tên nghệ sĩ, ảnh bìa nếu có, cũng như tỷ lệ phần trăm trùng khớp.

Người dùng Google giờ có thể tìm kiếm bài hát bằng cách... hát theo giai điệu

Để sử dụng “Hum to Search”, người dùng cần mở ứng dụng Google trên điện thoại, sau đó chọn biểu tượng micrô và nhấn vào nút “Search a song”.

“Hum to Search” cũng được trợ lý ảo Assistant kích hoạt khi người dùng nói “Hey Google, what’s this song”. Tính năng này hiện hỗ trợ tiếng Anh trên iOS và hơn 20 ngôn ngữ trên Android, tương lai sẽ còn mở rộng.

Theo Google giải thích, thuật toán máy học giúp chuyển giai điệu người dùng mô phỏng lại thành dữ liệu số. Sau đó, Google sẽ so sánh với hàng nghìn giai điệu bài hát trên thế giới, phát hiện sự trùng khớp.

Trước đây công nghệ nhận diện bài hát của Google xuất hiện trên mẫu điện thoại Pixel 2 từ năm 2017, giúp xác định các bài hát đang phát. Tương tự là ứng dụng Shazam. Giờ đây, Google không phải nghe âm thanh gốc, đồng nghĩa không cần nghe lời để nhận diện bài hát.

Theo ICTNeus

Đọc thêm

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Trước những vấn đề cấp thiết đang hiện hữu, các nhà khoa học từng nhận giải VinFuture dự đoán những nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, an ninh năng lượng hay sức khỏe toàn cầu… sẽ là những ứng cử viên tiềm năng cho Giải thưởng VinFuture 2024 danh giá.
Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Sau video robot nhỏ thuyết phục "đồng đội" bỏ việc, nhiều người lo ngại viễn cảnh robot tích hợp AI có thể nổi loạn và tự ra quyết định.
Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Sau 3 mùa gây tiếng vang, các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 với chuỗi hoạt động kết nối khoa học công nghệ, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại Khám phá tương lai VinFuture” hứa hẹn mang đến “cơ hội vàng” để tiếp cận tri thức toàn cầu và hợp tác phát triển.
Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.