Người Việt chế robot sống nhỏ nhất thế giới

“Mượn xác” bọ cánh cứng sống, nhóm nghiên cứu robot lai của Trường ĐH Công nghệ Nanyang (Singapore) đã phát triển loại côn trùng lai máy thực hiện nhiều di chuyển chính xác, độc đáo, hướng đến phục vụ công tác dò tìm cứu hộ sau thiên tai.

nguoi viet che robot song nho nhat the gioi

Robot lai nặng 1g, giá chỉ 160.000 đồng. Ảnh: NVCC

Đứng đầu nhóm nghiên cứu là Giáo sư Hirotaka Sato, chuyên nghiên cứu và phát triển robot sống, thành viên của nhóm là TS. Võ Đoàn Tất Thắng, sinh viên Bùi Xuân Hiển (người Việt Nam) và sinh viên Tan Yong Wen Melvin (người Singapore).

Đề tài được nguồn quỹ start-up của ĐH Công nghệ Nanyang, Bộ Giáo dục Singapore và chương trình nghiên cứu cho sinh viên đại học tài trợ.

Báo Tuổi Trẻ dẫn lời TS. Võ Đoàn Tất Thắng, người đang làm nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại Phòng thí nghiệm nghiên cứu thiết bị sinh học (ĐH Công nghệ Nanyang) cho biết, do nhận thấy việc chế tạo một robot nhỏ như côn trùng tốn nhiều thời gian và chi phí nên nhóm đã "mượn xác" côn trùng sống, kế thừa lớp vỏ, hệ cơ và hệ thần kinh tự nhiên.

Đây là robot sống nhỏ nhất đến thời điểm này với kích thước 2-2,5 cm, nặng 1 g (kể cả mạch điều khiển và pin). Điều này giúp robot sống dễ dàng thích nghi địa hình phức tạp và giúp ích cho công tác thám hiểm, tìm kiếm của con người.

Hướng đến dòng robot lai tự vận hành, nhóm nghiên cứu đã gắn trên lưng bọ cánh cứng một mạch điều khiển không dây, trên râu bọ có các điện cực. Xung điện được tạo ra để kích thích các tế bào thần kinh trong râu côn trùng, khởi động phản xạ tránh, làm nó di chuyển theo hướng ngược chiều kích thích.

Khi kích thích râu bên trái, con bọ sẽ rẽ sang phải và ngược lại; còn kích thích cả 2 râu cùng lúc, nó sẽ "đi giật lùi". Toàn bộ linh kiện để làm thiết bị điều khiển chỉ khoảng 10 SGD (tương đương 160.000 đồng).

Hiện, bọ robot được điều khiển từ xa nên chưa cần camera hay cảm biến. Còn trong tương lai, nếu muốn đưa robot sống vào thực địa thì phải trang bị thêm cảm biến để có thể xác định được vị trí của nó, TS. Võ Đoàn Tất Thắng cho biết.

Theo VGP

Đọc thêm

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Trước những vấn đề cấp thiết đang hiện hữu, các nhà khoa học từng nhận giải VinFuture dự đoán những nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, an ninh năng lượng hay sức khỏe toàn cầu… sẽ là những ứng cử viên tiềm năng cho Giải thưởng VinFuture 2024 danh giá.
Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Sau video robot nhỏ thuyết phục "đồng đội" bỏ việc, nhiều người lo ngại viễn cảnh robot tích hợp AI có thể nổi loạn và tự ra quyết định.
Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Sau 3 mùa gây tiếng vang, các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 với chuỗi hoạt động kết nối khoa học công nghệ, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại Khám phá tương lai VinFuture” hứa hẹn mang đến “cơ hội vàng” để tiếp cận tri thức toàn cầu và hợp tác phát triển.
Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.