Nguy cơ trí tuệ nhân tạo thao túng con người

Các chuyên gia cảnh báo trí tuệ nhân tạo có thể tự diễn giải các hoạt động trong não người và hành động trái với ý chí người dùng.

nguy co tri tue nhan tao thao tung con nguoi

Các nhà khoa học lo ngại trí tuệ nhân tạo gây nguy hiểm cho con người. Ảnh: Meetup.

Nhiều chuyên gia cảnh báo nguy cơ các giao diện kết nối não người với máy (BCI) bị trí tuệ nhân tạo kiểm soát, nghĩa là những suy nghĩ, quyết định và cảm xúc của con người có thể bị trí tuệ nhân tạo thực hiện trái với ý chí của người dùng, Newsweek hôm 8/11 đưa tin.

Nhóm nghiên cứu gồm 27 nhà khoa học thần kinh, nhà đạo đức học và kỹ sư trí tuệ nhân tạo trình bày về mối lo ngại này trên tạp chí khoa học Nature. Trong bài viết, nhóm nghiên cứu đưa ra ví dụ giả định về một người đàn ông bị liệt và sử dụng bản thử nghiệm BCI, giúp giải mã các hoạt động thần kinh trong não để điều khiển một cánh tay máy.

Nếu một lúc nào đó, người này cảm thấy khó chịu với các nhà khoa học, trí tuệ nhân tạo có thể đọc suy nghĩ của anh ta và tự gây thương tích cho họ dù không nhận được bất cứ mệnh lệnh trực tiếp nào.

Công nghệ phát triển nghĩa là con người đang đến với thời đại mà việc giải mã những hoạt động trí óc và trực tiếp điều khiển cơ chế não bộ đằng sau các ý định, cảm xúc và quyết định của con người có thể khả thi, nhóm nghiên cứu viết.

Khi đó, mọi người sẽ giao tiếp với nhau chỉ qua ý nghĩ, những hệ thống máy tính mạnh mẽ kết nối trực tiếp với não người khiến việc tương tác cùng thế giới xung quanh dễ dàng hơn, khả năng vật lý và trí não được tăng cường đáng kể.

Để đề phòng tình huống xấu do trí tuệ nhân tạo gây ra, nhóm nghiên cứu gợi ý, có 4 ưu tiên đạo đức cần giải quyết: quyền riêng tư và chấp thuận, tính nhất quán giữa cơ thể với trí não và khả năng lựa chọn hành động, việc can thiệp tăng cường khả năng vật lý hay trí não cho con người, sự thiên vị gây ra những hành vi phân biệt giới tính hay phân biệt chủng tộc.

Có nhiều công ty đang nghiên cứu các dạng công nghệ BCI, trong đó có Neuralink của tỷ phú Elon Musk thành lập đầu năm nay. Neurolink đang phát triển một giao diện não máy không dây có khả năng đưa lên hoặc tải xuống thông tin từ máy tính để tăng cường trí tuệ cho con người.

Theo nhóm nghiên cứu, nếu nhận ra tiềm năng của công nghệ này, nhân loại có thể tiến tới một kỷ nguyên công nghệ mới. Tuy nhiên, cần giải quyết 4 ưu tiên đạo đức thiết yếu trên để đảm bảo công nghệ sẽ mang đến lợi ích chứ không phải gây hại cho con người.

Theo VnExpress

Đọc thêm

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Trước những vấn đề cấp thiết đang hiện hữu, các nhà khoa học từng nhận giải VinFuture dự đoán những nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, an ninh năng lượng hay sức khỏe toàn cầu… sẽ là những ứng cử viên tiềm năng cho Giải thưởng VinFuture 2024 danh giá.
Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Sau video robot nhỏ thuyết phục "đồng đội" bỏ việc, nhiều người lo ngại viễn cảnh robot tích hợp AI có thể nổi loạn và tự ra quyết định.
Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Sau 3 mùa gây tiếng vang, các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 với chuỗi hoạt động kết nối khoa học công nghệ, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại Khám phá tương lai VinFuture” hứa hẹn mang đến “cơ hội vàng” để tiếp cận tri thức toàn cầu và hợp tác phát triển.
Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.