Lễ giỗ danh nhân Nguyễn Công Trứ ở Nghi Xuân (Hà Tĩnh) được tổ chức trang nghiêm, thành kính là dịp tưởng nhớ, tri ân công lao to lớn của ông đối với quê hương, đất nước.
Diễu hành bằng xe đạp của cán bộ, hội viên Hội LHPN Nghi Xuân (Hà Tĩnh) hưởng ứng Tuần lễ áo dài năm 2024 là hoạt động ý nghĩa nhằm góp phần tôn vinh giá trị, vẻ đẹp của áo dài trong đời sống.
“Chí nam nhi” là một trong những tác phẩm nổi tiếng của Nguyễn Công Trứ. Sự tài tình và biến hóa trong sử dụng ngôn ngữ góp phần tô đậm tính uyên bác, đài các nhưng bình dị, khiêm nhường của nghệ thuật ca trù cũng như khắc họa rất rõ tính cách tài hoa, phóng khoáng của ông.
Lãnh đạo huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) nguyện hứa tiếp tục phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, huy động tốt mọi nguồn lực, góp sức xây dựng quê nhà ngày càng phát triển.
Hôm nay, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) tổ chức lễ kỷ niệm 245 năm sinh (1778 - 2023), tưởng niệm 165 năm mất (1858 - 2023) của Nguyễn Công Trứ. Ông là danh thần, nhà chính trị, nhà khẩn hoang, nhà quân sự tài năng, nhà thơ lớn tài hoa của dân tộc.
Được xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 1991, Khu di tích Nguyễn Công Trứ - nơi thờ tự Uy Viễn Tướng công Nguyễn Công Trứ (1778 - 1858) ở xã Xuân Giang, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) là điểm đến của nhiều du khách thập phương.
Sau thời gian gấp rút thi công, đường Nguyễn Công Trứ – tuyến đường “treo” lâu nhất ở TP Hà Tĩnh đã hoàn thành. Di chuyển trên tuyến đường khang trang, rộng rãi, không chỉ người dân sống hai bên đường mà tất thảy người qua lại đều phấn khởi.
Chiếc xe container lưu thông trên đường Nguyễn Công Trứ đã cuốn đứt đường dây điện của hộ dân ở tổ dân phố 2, phường Nguyễn Du (TP Hà Tĩnh) nhưng không dừng lại. Quá bức xúc, người dân đã chạy xe máy đuổi theo yêu cầu tài xế có trách nhiệm với đường điện bị đứt.
17 tuổi, Nguyễn Thị Thu Hà (thôn 4, xã Xuân Hồng, Nghi Xuân – Hà Tĩnh) đã sở hữu nhiều giải thưởng về loại hình âm nhạc ca trù. Với Thu Hà, thành công đó ngoài niềm đam mê, năng khiếu thiên bẩm còn là quá trình khổ luyện kéo dài nhiều năm.
Do những tác động của thị trường vàng quốc tế và trong nước, giá vàng tại TP Hà Tĩnh đang trên đà giảm sâu. “Chớp thời cơ”, nhiều người dân đã nhanh chóng tranh thủ đi mua vàng dự trữ, chờ thời điểm hợp lý bán kiếm lời.
Khi đào mai bắt đầu hé nụ, khi những cánh én chấp chới gọi xuân về trên biếc xanh những nụ mầm tinh khôi, cũng là lúc ngành văn hóa Hà Tĩnh khép lại một năm đầy dấu ấn với nhiều sự kiện đặc biệt.
Ngày 17/12, Hội Nhà văn Việt Nam cùng đoàn đại biểu Hội Nhà văn Rumani do nhà văn Eugen Uricaru - nguyên Chủ tịch Hội Nhà văn Rumania dẫn đầu đến tham quan Khu lưu niệm Nguyễn Du và Khu di tích Nguyễn Công Trứ (Nghi Xuân, Hà Tĩnh).
Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Quốc Khánh nhấn mạnh, kỷ niệm 240 năm ngày sinh, tưởng niệm 160 năm ngày mất Uy viễn Tướng công Nguyễn Công Trứ là dịp để hậu thế tri ân công lao to lớn của ông đối với quê hương, đất nước; là dịp để Đảng bộ và nhân dân Hà Tĩnh khẳng định quyết tâm đoàn kết, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, vươn lên giành những thắng lợi mới.
Lễ kỷ niệm 240 năm ngày sinh, tưởng niệm 160 năm ngày mất Uy Viễn Tướng công Nguyễn Công Trứ vừa diễn ra tại Trung tâm Văn hóa – Điện ảnh tỉnh Hà Tĩnh với chương trình nghệ thuật đặc sắc “Nguyễn Công Trứ - Làm cây thông đứng giữa trời mà reo”.
Chiều nay (15/12), tại Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh, tỉnh Hà Tĩnh long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 240 năm ngày sinh, tưởng niệm 160 năm ngày mất Uy Viễn Tướng công Nguyễn Công Trứ; đón nhận bằng công nhận huyện Nghi Xuân đạt chuẩn nông thôn mới.
Sáng 15/12, nhân kỷ niệm 240 năm ngày sinh, tưởng niệm 160 năm ngày mất Uy Viễn Tướng công Nguyễn Công Trứ, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Quốc Khánh cùng doàn công tác đã đến dâng hoa, hương tại đền thờ và khu mộ Nguyễn Công Trứ (Nghi Xuân, Hà Tĩnh).
Nguyễn Công Trứ nổi tiếng là vị tướng tài ba, một đời vì xã tắc, được dân chúng tôn kính, thờ phụng. Đặc biệt, đối với người dân Nghi Xuân, Hà Tĩnh - quê hương ông và vùng đất Tiền Hải (Thái Bình), Kim Sơn (Ninh Bình), dấu ấn về danh nhân Nguyễn Công Trứ sâu đậm hơn cả.
Nguyễn Công Trứ quê ở làng Uy Viễn (nay là xã Xuân Giang) huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ông xuất thân trong gia đình có truyền thống nho học và là một vị quan đa tài dưới triều Nguyễn. Nền nếp gia phong của gia đình và tác động của xã hội đầy biến động đã ảnh hưởng rất lớn đến cuộc đời, sự nghiệp và nhân cách của ông.
Cuối năm, khi nắng đã dịu màu trong lớp sương huyền hoặc, tôi trở lại Nghi Xuân (Hà Tĩnh), xuôi về miền đất hát Cổ Đạm… Vẫn là những con đường yên ả với những ngôi nhà bình dị dưới chân núi Hồng Lĩnh, ấy thế mà các đào nương một thời đã thành người thiên cổ… Có chăng, chỉ còn lại dư âm tiếng hát, tiếng đàn trong lớp những nghệ nhân trẻ và những người yêu mến lối hát của cổ nhân mà thôi…
Vùng đất Hà Tĩnh nổi tiếng bởi truyền thống lịch sử, văn hóa và cách mạng, người dân kiên cường, anh dũng, cần cù, hiếu học và giàu khả năng sáng tạo. Các thế hệ người dân Hà Tĩnh đã cùng nhau xây dựng, vun đắp, trao truyền những giá trị văn hóa tốt đẹp, đặc sắc của quê hương.
Trong giai đoạn cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, hiện diện một nhân vật lịch sử độc đáo, kiệt xuất trên nhiều lĩnh vực góp phần làm rạng danh vùng đất Hồng Lam, đó chính là Uy Viễn Tướng công Nguyễn Công Trứ.
Sáng 14/12, nhân kỷ niệm 240 năm ngày sinh, tưởng niệm 160 năm ngày mất Uy viễn Tướng công Nguyễn Công Trứ, Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn cùng lãnh đạo một số sở, ban ngành, huyện Nghi Xuân đã đến dâng hoa, hương tại Đền thờ Nguyễn Công Trứ (huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh).
Đã, đang và sẽ còn có thật nhiều điều nói về Nguyễn Công Trứ: Một nhà nho đầy mộng công danh, một anh hùng thời loạn bất chấp chìm nổi phong trần, một doanh điền lỗi lạc toàn tâm, toàn chí vì dân, một tài tử ngang tàng khinh thị, một tiên phong của thơ ca quốc âm hiện đại... đâu cũng hiển hiện cái bản sắc văn hóa Nguyễn Công Trứ của một thời và mọi thời. Một trong những đặc trưng bản sắc văn hóa ấy là triết lý dấn thân.
Sáng nay (13/12), hội thi “Duyên dáng du lịch Hà Tĩnh” do Sở VH-TT&DL phối hợp với Hiệp hội Du lịch Hà Tĩnh tổ chức đã diễn ra tại Khách sạn Vinpearl Hotel Hà Tĩnh.
Chiều 6/12, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Quốc Vinh chủ trì cuộc họp của UBND tỉnh triển khai công tác tổ chức lễ kỷ niệm 240 năm ngày sinh, tưởng niệm 160 năm ngày mất danh nhân Nguyễn Công Trứ, đón nhận danh hiệu đạt chuẩn nông thôn mới của huyện Nghi Xuân.
Cuộc đời Nguyễn Công Trứ quy tụ ở triết lý tự do “quân tử bất khí” với sức sống ngang tàng, mãnh liệt và những khía cạnh phóng khoáng đa chiều. Cho nên mới có được một Uy Viễn Tướng công, một “công trung thế quốc”; một ông quan, một tướng lĩnh “trung quân” mẫn cán với triều đình nhà Nguyễn “đánh Nam dẹp Bắc” đến vậy mà dám “phá tung cũi lồng” để dám can ngăn vua, tự do nói lên ý nguyện của mình mà không sợ chết.
Sáng 28/11, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng và lãnh đạo Sở TT&TT, Sở VH-TT&DL Hà Tĩnh chủ trì buổi họp báo tuyên truyền lễ kỷ niệm 240 năm ngày sinh, tưởng niệm 160 năm ngày mất danh nhân Nguyễn Công Trứ và tuyên truyền kết quả xây dựng nông thôn mới.
Hướng tới kỷ niệm 240 năm ngày sinh và 160 năm ngày mất tướng công Nguyễn Công Trứ, sáng nay (24/11), tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức hội thảo khoa học Nguyễn Công Trứ với lịch sử, văn hoá Việt Nam nửa đầu thứ kỷ XIX.
Nguyễn Công Trứ là nhân vật kiệt xuất của lịch sử Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ XVIII, nửa đầu thế kỷ XIX. Tuy sinh ra tại Thái Bình nhưng năm 10 tuổi, Nguyễn Công Trứ theo gia đình về sống tại quê cha - Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Từ nhỏ, Nguyễn Công Trứ đã bẩm thụ linh khí của vùng đất “địa linh nhân kiệt”, sớm tỏ ra thông minh, dĩnh ngộ.
Những cuốn sổ, chiếc đèn, móc khóa, bình hoa, cốc nước… làm bằng gỗ được người thợ mộc thổi hồn quê vào đó trở nên cuốn hút hơn. Đây cũng là hướng đi mới cho nghề mộc truyền thống Thái Yên (Đức Thọ - Hà Tĩnh).