Nguyên nhân khiến các nước vùng Vịnh đồng loạt cắt đứt quan hệ với Qatar

4 nước vùng Vịnh Saudi Arabia, Bahrain, Ai Cập và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) trong sáng ngày 5/6 đồng loạt tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar.

nguyen nhan khien cac nuoc vung vinh dong loat cat dut quan he voi qatar

Saudi Arabia, Bahrain, UAE và Ai Cập tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar. Ảnh: CNN

Theo hãng thông tấn SPA của Saudi Arabia, quốc gia này quyết định cắt quan hệ với Qatar sau các lần "chính quyền tại Doha vi phạm hệ thống và nghiêm trọng suốt nhiều năm qua với mục đích tạo ra xung đột giữa các cấp trong nội bộ Saudi, ảnh hưởng tới chủ quyền Saudi Arabia và hỗ trợ cho các tay khủng bố và bè phái làm khu vực bất ổn”.

Tờ al-Arabiya đưa tin, Saudi Arabia buộc tội Qatar hỗ trợ các tổ chức cực đoan bao gồm Anh em Hồi giáo (MB), Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng và al-Qaeda, bằng việc kích động qua các kênh phương tiện truyền thông.

Trong một tuyên bố, UAE thông báo quốc gia này hoàn toàn nhất trí với Saudi Arabia về quan điểm với Qatar. Quốc gia này cho rằng Qatar đang đe dọa tính ổn định và an ninh khu vực, cũng như thao túng và trốn tránh trách nhiệm và thỏa thuận trước đó cam kết với các quốc gia vùng Vịnh.

UAE lệnh cho các quan chức ngoại giao của Qatar đang làm nhiệm vụ tại Abu Dhabi chỉ có 48 giờ đồng hồ để rời khỏi đây. Không chỉ có vậy, công dân Qatar có 14 ngày để ra khỏi UAE. Công dân đến từ Qatar cũng bị cấm không được “đi qua UAE” bằng bất kỳ phương tiện nào.

Trong khi đó, Bahrain cho biết việc Qatar kích động qua truyền thông và ủng hộ các hoạt động khủng bố cũng như hỗ trợ tài chính cho các tổ chức có liên hệ với Iran là lí do khiến vương quốc này tuyên bố cắt đứt các quan hệ ngoại giao với Qatar.

Hãng thông tấn Bahrain thông báo Nhà nước Qatar đã gây bất ổn an ninh và sự ổn định ở Vương quốc Bahrain, cũng như can thiệp vào vấn đề nội bộ, tiếp tục làm leo thang và kích động truyền thông, ủng hộ các hoạt động khủng bố có vũ trang...

Bahrain gia hạn cho các quan chức ngoại giao Qatar phải rời khỏi nước này trong vòng 48 giờ kể từ khi thông báo được phát đi. Còn các công dân Qatar ở Bahrain sẽ phải trở về nước trong thời hạn 14 ngày. Bahrain cũng cấm tất cả công dân tới thăm hoặc cư trú tại Qatar.

Theo tuyên bố của nhà nước Ai Cập, một trong những lý do khiến nước này ra quyết định cắt đứt quan hệ với Qatar là chính quyền nước này hỗ trợ Anh em Hồi giáo (MB), tổ chức mà Cairo liệt vào danh sách khủng bố.

Tính đến hiện tại, Saudi Arabia đã đóng cửa không phận, biên giới trên biển và đất liền với Qatar, trong khi UAE, Bahrain, Ai Cập đóng cửa không phận và biên giới trên biển.

Từ trước đến nay Doha luôn phải đối mặt với nhiều cáo buộc “hỗ trợ khủng bố”. Nhiều cá nhân Qatar đã bị Bộ Tài chính Mỹ liệt vào danh sách trừng phạt do liên quan đến các hoạt động hỗ trợ tài chính cho khủng bố. Quốc gia này còn bị chỉ trích cung cấp nơi trú ẩn cho Khaled Meshaal – thủ lĩnh lưu vong của phong trào Hồi giáo Hamas. Trong khi đó, nhóm phiến quân Taliban ở Afghanista cũng mở một chi nhánh tại Doha vào năm 2013.

Theo Báo Tin tức

Đọc thêm

Ông Trump bất ngờ nhận tin vui

Ông Trump bất ngờ nhận tin vui

Luật sư Steve Sadow của ông Trump ca ngợi quyết định hủy bỏ 2 cáo buộc lần này của Thẩm phán hạt Fulton của bang Georgia Scott McAfee là một chiến thắng.
Pháp sẽ có chính phủ mới trong tuần tới

Pháp sẽ có chính phủ mới trong tuần tới

Tân Thủ tướng Pháp Michel Barnier cho biết, trong tuần tới, nước này sẽ có chính phủ mới. Hiện ông đang khảo sát các ứng cử viên để điều hành các bộ và cần nhận được sự ủng hộ của Quốc hội treo tại nước này.
Ông Donald Trump khiến đồng minh thất vọng

Ông Donald Trump khiến đồng minh thất vọng

(NLĐO) - Một số quan chức, nhà tài trợ và cố vấn Đảng Cộng hòa cho biết ông Donald Trump đã làm hỏng cuộc tranh luận với Phó Tổng thống Kamala Harris dù ông Trump tự khen ngợi màn thể hiện của chính mình.
Đồng yên Nhật tăng cao nhất kể từ đầu năm

Đồng yên Nhật tăng cao nhất kể từ đầu năm

Đồng yên Nhật đạt mức cao nhất kể từ đầu năm so với đồng USD, giữa lúc ứng cử viên tổng thống Mỹ Kamala Harris và Donald Trump bắt đầu cuộc tranh luận đầu tiên trước cuộc bỏ phiếu vào tháng 11.
Bầu cử Mỹ 2024: Hai ứng cử viên bước vào màn tranh luận trực tiếp đầu tiên

Bầu cử Mỹ 2024: Hai ứng cử viên bước vào màn tranh luận trực tiếp đầu tiên

Sáng 11/9 (giờ Việt Nam, tối 10/9 theo giờ Mỹ), Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris và ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump đã tiến hành cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên tại Trung tâm Hiến pháp Quốc gia (NCC) ở Philadelphia, Pennsylvania. Giới quan sát nhận định trong “màn so găng đầu tiên” này, ứng cử viên nào chiếm thế áp đảo sẽ có thể tạo đà tâm lý thuận lợi cũng như giành ưu thế đáng kể trong cuộc đua vào Nhà Trắng vào tháng 11 tới.