Nhà máy điện sóng lớn nhất thế giới

Nhà máy công suất 77 MW sẽ được xây dựng tại tỉnh Ordu với công nghệ biến năng lượng sóng thành điện sạch từ công ty Eco Wave Power.

Nhà máy điện sóng lớn nhất thế giới

Eco Wave Power ứng dụng công nghệ điện sóng tại nhà máy điện Gibraltar Eco. Ảnh: EWP

Công ty năng lượng sạch Eco Wave Power (EWP) ký thỏa thuận với nhà cung cấp điện Ordu Enerji để xây dựng nhà máy điện sóng lớn nhất thế giới, theo thông báo hôm 8/12 của EWP. Thành lập tại Tel Aviv, Israel, năm 2011, EWP phát triển và xin cấp bằng sáng chế công nghệ thông minh và tiết kiệm chi phí nhằm biến năng lượng sóng biển thành điện.

Theo thỏa thuận, Ordu Enerji sẽ bàn giao 9 đê chắn sóng phù hợp cho Eco Wave Power trong thời gian 25 năm từ khi kích hoạt mô hình thử nghiệm tới nhà máy sản xuất, trong khi Eco Wave Power chịu trách nhiệm xây dựng và vận hành nhà máy điện.

Dự án sẽ bắt đầu với mô hình thử nghiệm 4 MW ở cảng Ordu. Sau đó, EWP sẽ tiến đến xây dựng nhà máy 77 MW bao gồm một loạt phao thép cố định dạng module gắn liền với cánh tay trang bị piston. Những cánh tay này sẽ bơm một chất lỏng qua đường ống dẫn dưới biển tới máy phát trên bờ để tạo ra năng lượng bền vững. Dự án có chi phí 150 triệu USD nhưng EWP chưa tiết lộ thời gian hoàn thành.

“Với mục tiêu xây dựng mạng lưới điện tự cung tự cấp trong khu vực, EWP được xem như nguồn lực quan trọng để hiện thực hóa khả năng sản xuất 100% năng lượng sạch”, Mustafa Kemal Macit, giám đốc điều hành của Ordu Enerji, chia sẻ. “Tỉnh Ordu đang tìm cách khai thác nguồn năng lượng vô hạn từ sóng biển để cung cấp cho mạng lưới điện. Dự án này chứng minh Ordu Enerji cam kết đầu tư vào công nghệ điện sạch tiên tiến”.

Theo Cục thông tin năng lượng Mỹ, năng lượng tiềm năng của sóng biển hàng năm ở ngoài khơi nước này ước tính lên tới 2,64 nghìn tỷ kilowatt giờ, tương đương khoảng 64% lượng điện sản xuất của Mỹ trong năm 2019. Trong khi đó, hiệp hội Ocean Energy Europe cho biết 100 GW công suất điện sóng có thể được lắp đặt ở châu Âu vào năm 2050, đáp ứng 10% nhu cầu điện của các nước. Những dự án điện sóng sẽ góp phần đáng kể giảm lượng khí thải carbon trên thế giới.

Theo Interesting Engineering/VNE

Đọc thêm

Hành trình từ ý tưởng đến khoảnh khắc vinh danh của những chủ nhân Giải thưởng VinFuture 2024

Hành trình từ ý tưởng đến khoảnh khắc vinh danh của những chủ nhân Giải thưởng VinFuture 2024

4 công trình đến từ 10 nhà khoa học trên thế giới đã vượt qua gần 1.500 đề cử từ hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, nhận giải thưởng VinFuture 2024 trị giá 4,5 triệu USD. Nhiều công trình, từ ý tưởng đến giải thưởng danh giá là quãng thời gian gần cả đời người với hành trình kiên trì vượt qua thử thách, định kiến và cả những thất bại để tận hiến cho khoa học và sự tiến bộ nhân loại.
Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Trước những vấn đề cấp thiết đang hiện hữu, các nhà khoa học từng nhận giải VinFuture dự đoán những nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, an ninh năng lượng hay sức khỏe toàn cầu… sẽ là những ứng cử viên tiềm năng cho Giải thưởng VinFuture 2024 danh giá.
Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Sau video robot nhỏ thuyết phục "đồng đội" bỏ việc, nhiều người lo ngại viễn cảnh robot tích hợp AI có thể nổi loạn và tự ra quyết định.
Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Sau 3 mùa gây tiếng vang, các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 với chuỗi hoạt động kết nối khoa học công nghệ, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại Khám phá tương lai VinFuture” hứa hẹn mang đến “cơ hội vàng” để tiếp cận tri thức toàn cầu và hợp tác phát triển.
Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.