"Nhà Tằm" ở Hà Nội lên tạp chí kiến trúc Archdaily

(Baohatinh.vn) - Ngôi nhà nằm trong khu đô thị Ciputra ở Hà Nội với tên gọi độc đáo “Nhà Tằm”. Đây là dự án nhà ở được thiết kế cải tạo bởi công ty Landmak Architecture.

Mặt bằng nguyên bản của ngôi nhà đã có từ gần 15 năm trước. Mẫu nhà cũ đã trở nên lạc hậu, lỗi thời, trong khi hệ thống thông gió, chiếu sáng ban đầu đã không thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng cho chức năng của các phòng. Trong ảnh: Tường cây xanh ở lối vào và tiền sảnh ngôi nhà.

Chủ nhân của ngôi nhà sau nhiều lần cải tạo vẫn chưa ưng ý đã tìm đến công ty Landmak Architecture hồi năm 2016 để xin tư vấn. Sau 2 năm thi công, ngôi nhà đã có một diện mạo hoàn toàn mới.

Phòng khách rộng rãi nhìn ra tường cây xanh ở tiền sảnh

... và bể cá ở bên hông.

Chiếc đồng hồ được cách điệu thành hình con mắt đặt ở phòng khách.

Các KTS đã quyết định can thiệp vào cấu trúc nguyên bản của ngôi nhà. Rất nhiều tường ngăn được phá bỏ, cột và dầm được cắt và gia cố tại nhiều vị trí quan trọng nhằm tạo ra sự liên hoàn, kết nối cho nhiều chức năng của ngôi nhà.

Bức tường ngăn cách cầu thang và phòng khách.

Tầng 1 có 2 bếp. Tủ lạnh được thiết kế đặt âm, lùi hẳn vào tường.

Hai bếp và sân sau.

Một góc nhỏ nằm nghỉ ngơi với góc nhìn bên hông hướng ra tiền sảnh ở tầng 1.

Từ nhiều phòng chức năng của tầng 2 vẫn có thể nhìn thấy tường cây xanh.

Phòng tắm nhìn ra tường cây xanh ở tầng 2.

Nội thất bên trong phòng tắm.

Góc nhìn từ phòng ngủ, hướng thẳng ra phòng thay đồ đối diện với tường cây xanh ở tầng 2.

Đơn vị thiết kế cho biết: “Chức năng rất quan trọng và phải được giải quyết tốt nhưng yếu tố thiên nhiên, cây xanh, thông gió, ánh sáng lại là những thứ ưu tiên khi nghiên cứu thiết kế”.

Sau gần 2 năm cải tạo, ngôi nhà được hoàn thiện với những khoảng cây xanh, thông gió, chiếu sáng, mặt nước. Cây xanh xuất hiện ở khắp mọi nơi, ánh sáng, gió đi vào trong nhà.

Vật liệu thô mộc và chi tiết gỗ, thép cắt bằng công nghệ CNC được sử dụng tạo điểm nhấn ở những vị trí đặc biệt nên không gian ngôi nhà vừa mang vẻ hiện đại nhưng vẫn giữa được nét truyền thống của văn hóa Việt.

Ngôi nhà có 3 tầng và 1 tầng áp mái.

Tầng áp mái gồm phòng thờ, phòng chơi cho trẻ con, sân phơi, kho và khu giặt.

Mặt bằng nguyên bản (hình trên) và mặt bằng sau khi cải tạo (hình dưới) của tầng 1.

tầng 2

tầng 3

tầng áp mái

(Ảnh: Trieu Chien/Archdaily)

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Báo nói