Văn Miếu - Quốc Tử Giám với giáo dục, đào tạo nhân tài vùng Tiên Điền - Lai Thạch

(Baohatinh.vn) - Các tham luận được trình bày tại hội thảo đã gợi mở nhiều vấn đề nhằm đề cao vai trò, phát huy giá trị di sản Văn Miếu - Quốc Tử Giám và truyền thống khoa bảng của vùng đất Hà Tĩnh.

Sáng 1/11, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám phối hợp với Chi hội Văn nghệ Dân gian Hà Tĩnh tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Văn Miếu - Quốc Tử Giám với giáo dục, đào tạo nhân tài vùng Tiên Điền - Lai Thạch (Hà Tĩnh)”.

Hội thảo có sự tham gia của các nhà khoa học đến từ các viện nghiên cứu và các cơ quan chuyên môn như: Viện Sử học, Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Viện Trần Nhân Tông, Ban Quản lý bảo tồn di sản văn hóa Trường Lưu...

bqbht_br_z5988769299073-6e2098bc02f7647a00e0941a6e990e19.jpg
Đại biểu tham dự hội thảo.
bqbht_br_z5989407967328-15f738654cd131eb173a77b163b46117.jpg
Các đồng chí chủ trì hội thảo.

Phát biểu tại hội thảo, TS. Nguyễn Văn Tú - Phó Giám đốc Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám nhấn mạnh: Hội thảo sẽ tập trung nghiên cứu, đánh giá và thảo luận xoay quanh các nội dung: Vị trí, vai trò của Văn Miếu - Quốc Tử Giám trong việc giáo dục và đào tạo nhân tài trong thời quân chủ ở Việt Nam nói chung; bảo tồn và phát huy giá trị của truyền thống giáo dục, đào tạo nhân tài tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám và các vùng quê nói chung, vùng Tiên Điền - Lai Thạch nói riêng.

Các tham luận cũng sẽ làm rõ những thành tựu về giáo dục, đào tạo nhân tài và truyền thống hiếu học của người dân vùng Tiên Điền - Lai Thạch (Hà Tĩnh), nhất là trong thời điểm hiện nay.

a55.jpg
Tiến sĩ Trịnh Thị Hà - Viện Sử học trình bày tham luận “Học quan Quốc Tử Giám và những đóng góp của các học quan người Tiên Điền, Lai Thạch (Nguyễn Uyên Hậu, Nguyễn Nghiễm, Nguyễn Khản, Nguyễn Huy Oánh) với Quốc Tử Giám và nền giáo dục khoa cử Nho học”.

Hội thảo đã nhận được 25 bài tham luận của các nhà khoa học từ Viện Sử học, Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Viện Trần Nhân Tông và các cơ quan như Chi hội Văn nghệ dân gian tỉnh Hà Tĩnh, Ban Quản lý bảo tồn di sản văn hóa Trường Lưu, Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám...

bqbht_br_a3.jpg
Viện sĩ Nguyễn Huy Mỹ trình bày tham luận "Nguyễn Huy Oánh và dòng họ Nguyễn Huy Trường Lưu với Quốc Tử Giám".

Các tham luận được trình bày tại hội thảo cũng đã gợi mở nhiều vấn đề nhằm đề cao vai trò to lớn, phát huy giá trị di sản Văn Miếu - Quốc Tử giám; phát huy truyền thống hiếu học, khoa bảng của vùng đất Tiên Điền - Lai Thạch nói riêng và Hà Tĩnh hiện nay như: “Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Trung tâm Giáo Dục Quốc gia lớn nhất thời quân chủ” (TS Nguyễn Văn Tú); “Học quan Quốc Tử Giám và những đóng góp của các học quan người Tiên Điền, Lai Thạch (Nguyễn Uyên Hậu, Nguyễn Nghiễm, Nguyễn Khản, Nguyễn Huy Oánh) với Quốc Tử Giám và nền giáo dục khoa cử Nho học” (TS. Trịnh Thị Hà);

“Tư liệu Hán Nôm lưu giữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm liên quan đến các nhà khoa bảng vùng đất Lai Thạch ở Hà Tĩnh” (PGS.TS. Nguyễn Tá Nhí); Nguyễn Huy Oánh và dòng họ Nguyễn Huy Trường Lưu với Quốc Tử Giám (Viện sĩ Nguyễn Huy Mỹ); “Một số đóng góp của họ Nguyễn - Tiên Điền với sự nghiêp giáo dục” (Hồ Bách Khoa); “Bút cấm chỉ, sĩ Thiên Lộc” và truyền thống giáo dục, khoa bảng ở Thiên Lộc - Can Lộc, xưa và nay” (Phan Thư Hiền)...

bqbht_br_z5988537048789-34c8d8450d3d0a3cee19cc59bb18201e.jpg
Nhà văn, nhà báo Phan Trung Hiếu trình bày tham luận “Thám hoa Phan Kính và việc phát huy truyền thống hiếu học ở dòng họ Phan Vĩnh Gia ( Can Lộc)".

Tổng kết hội thảo, PGS.TS Nguyễn Đức Nhuệ - Chủ tịch Hội đồng khoa học Viện Sử học nhấn mạnh: 5 tham luận được trình bày tại hội thảo và 3 ý kiến phát biểu cũng như các tham luận gửi tới đã đề cập đến sự ra đời, vai trò to lớn của Văn Miếu - Quốc Tử Giám với nền khoa cử Nho học; truyền thống giáo dục, khoa bảng của vùng Tiên Điền, Lai Thạch với nền giáo dục nước nhà như: dòng họ Nguyễn Huy - Trường Lưu, dòng họ Phan Đức Thọ, dòng họ Hà Can Lộc, dòng họ Nguyễn Tiên Điền... Hội thảo cũng gợi mở nhiều vấn đề trong việc phát huy truyền thống hiếu học của các dòng họ, di tích lịch sử văn hóa vào việc giáo dục thế hệ trẻ.

Trong gần 9 thế kỷ (1075 - 1919), vùng đất Lai Thạch và Tiên Điền (thuộc Can Lộc, Nghi Xuân ngày nay) có tới 10 người đỗ đại khoa, nổi danh với các dòng họ “trâm anh thế phiệt” có truyền thống hiếu học, khoa bảng như: họ Nguyễn Huy Trường Lưu, họ Nguyễn ở Tiên Điền, họ Phan... Các nhà khoa bảng ở vùng đất này đã có những đóng góp không nhỏ cho quê hương, đất nước, trong đó có các danh sư nổi tiếng: Nguyễn Huy Oánh, Nguyễn Huy Quýnh, Nguyễn Nghiễm, Phan Kính…

Chủ đề Đất và người Hà Tĩnh

Đọc thêm

Podcast truyện ngắn: Giấc mơ

Podcast truyện ngắn: Giấc mơ

Không có ai trả lời Viên. Chỉ có những phiến đá lặng im nhìn Viên như nhân chứng của cuộc trò chuyện vừa qua. Viên chẳng biết mình mơ hay tỉnh, cô chỉ biết rằng mình đã thức dậy sau nỗi đau và còn nhiều hơn thế...
Làng gạch, gốm trăm năm ở Vĩnh Long

Làng gạch, gốm trăm năm ở Vĩnh Long

Làng nghề gạch, gốm huyện Mang Thít tồn tại khoảng 100 năm, nhìn từ xa trông như những toà tháp cổ lâu đời trầm mặc bên dòng Cổ Chiên.
Mùa thu này lên Mộc Châu chơi gì?

Mùa thu này lên Mộc Châu chơi gì?

Từ giữa tháng 10, Mộc Châu có rất nhiều thay đổi với nhiều điểm ngắm cảnh tuyệt đẹp như vườn hồng chín, những rặng hoa mận trái mùa hay làng nguyên thuỷ Hang Táu.
Gặp gỡ á quân Sao Mai xứ Nghệ quê Hà Tĩnh

Gặp gỡ á quân Sao Mai xứ Nghệ quê Hà Tĩnh

Đang là sinh viên năm 2 - Học viện Âm nhạc Quốc gia, nữ sinh Nguyễn Mộc An (quê Hà Tĩnh) đã xuất sắc đạt giải Á quân Liên hoan tiếng hát Truyền hình - Giải Sao Mai xứ Nghệ 2024.
Podcast truyện ngắn: Khi ngày mới bắt đầu

Podcast truyện ngắn: Khi ngày mới bắt đầu

Khi tới gần đường ke, cô đột ngột ngoảnh đầu lại, thấy Thành vẫn đang đứng yên ở đó dõi theo mình. Cô mỉm cười nhìn anh, thì thầm rất khẽ: Chờ em trở về khi ngày mới bắt đầu, anh nhé...
Đảo Phú Quốc đẹp thứ 2 châu Á

Đảo Phú Quốc đẹp thứ 2 châu Á

Phú Quốc được độc giả Condé Nast Traveler bình chọn đẹp thứ 2 châu Á 2024. Đây là năm thứ 3 liên tiếp đảo ngọc có tên trong bảng xếp hạng này.
Giúp học sinh hiểu thêm về Hải Thượng Lãn Ông

Giúp học sinh hiểu thêm về Hải Thượng Lãn Ông

Hội thi “Rung chuông vàng” tìm hiểu về Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác góp phần giúp học sinh Hương Sơn (Hà Tĩnh) có thêm hiểu biết sâu sắc về vị danh y vĩ đại của ngành y học cổ truyền Việt Nam.
Bộ phim hoạt hình đang khuynh đảo Hollywood

Bộ phim hoạt hình đang khuynh đảo Hollywood

8.5 điểm trên IMDb, 85 điểm từ Metacritic và 98% cà chua tươi của Rotten Tomatoes, mọi điểm số đều cho thấy "The Wild Robot" là bộ phim hoạt hình xuất sắc của năm 2024.
Podcast truyện ngắn: Quán ăn vặt cô “Ngọng”

Podcast truyện ngắn: Quán ăn vặt cô “Ngọng”

Hai người mỉm cười nhìn nhau. Người thanh niên nhận hàng rồi nổ máy lao đi. Ngọc nhìn theo bóng lưng anh mờ dần trên con đường vàng nắng mà bỗng thấy trái tim mình rộn ràng...
Podcast tản văn: Bâng khuâng tháng Mười

Podcast tản văn: Bâng khuâng tháng Mười

Tháng Mười đủng đỉnh tạm biệt mùa thu, còn vương lại những dư vị của nắng vàng rực rỡ, còn lẫn khuất những chùm quả chín, còn sót lại những bông sen gắng nở muộn mùa…
Rộn ràng hội thi gói bánh chưng ở Cẩm Xuyên

Rộn ràng hội thi gói bánh chưng ở Cẩm Xuyên

Hội thi gói bánh chưng ở xã Cẩm Thạch (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) góp phần gìn giữ nét đẹp văn hóa truyền thống, khơi dậy tinh thần đoàn kết chung tay xây dựng xã NTM nâng cao.
Chương trình nghệ thuật đặc biệt 'Hà Nội - Bản hùng ca phố'

Chương trình nghệ thuật đặc biệt 'Hà Nội - Bản hùng ca phố'

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô, tối 10/10, tại Hoàng thành Thăng Long, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội phối hợp cùng Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện Chương trình chính luận nghệ thuật mang tên "Hà Nội - Bản hùng ca phố".