(Baohatinh.vn) - Di tích nhà thờ họ Lê Xuân ở xã Thạch Châu, Lộc Hà (Hà Tĩnh) là nơi con cháu phụng thờ, ghi nhớ công đức của tiên tổ, các bậc hiền nhân, trong đó có cụ Lê Soạn và Lê Tiềm.
Sáng 22/10, Đảng bộ, Nhân dân xã Thạch Châu và con cháu trong dòng họ Lê Xuân (huyện Lộc Hà) tổ chức đón nhận bằng xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh nhà thờ Lê Soạn, Lê Tiềm (hay còn gọi là Nhà thờ họ Lê Xuân).
Theo sử sách và các cứ liệu lịch sử, tướng quân Lê Soạn, hiệu là Đắc Túy, sinh năm 1702, đời thứ 3 dòng họ Lê Xuân. Trên đường binh nghiệp, ông là một võ tướng dưới trướng Việp quận công Hoàng Ngũ Phúc và từng có thời gian dài tham gia chinh chiến ở biên cương phía bắc, chiến đấu ở Bắc đạo, đánh trận vùng Đồ Sơn (Hải Phòng ngày nay), truy quét quân phản loạn ở Yên Thế (Bắc Giang ngày nay), nên ông được triều đình giao giữ chức Quản tả Hùng kỳ tại Ninh trấn quận.
Sau đó, tướng quân Lê Soạn được bổ nhiệm chức vụ và giao chỉ huy một đội quân lính trấn giữ đồn Hữu Trấn tại trấn lỵ Dinh Cầu (nay là xã Kỳ Tân và Kỳ Văn của huyện Kỳ Anh) để bảo vệ ranh giới phía nam của Đại Việt. Ông hy sinh trong một trận đánh, mộ táng ở thôn Cồn Sơn, xứ Bái Sơn (nay thuộc xã Kỳ Văn, huyện Kỳ Anh). Về sau, ghi nhận công lao của một vị tướng trung nghĩa, hết lòng phục vụ triều đình và đất nước, vua Lê Hiển Tông ban sắc phong tước Tụy Trung hầu; đến triều Nguyễn ông được ban sắc phong thần là Dực bảo trung hưng linh phù tôn thần và giao cho dân làng hàng năm tổ chức tế lễ.
Ông Lê Tiềm (1901-14/2/1931) hay còn gọi Lê Xuân Bính hoặc thầy giáo Tiềm sinh ra ở làng Gia Thiện (nay là thôn Thanh Tân, xã Thạch Châu) là một người chiến sĩ cộng sản kiên trung, là một trong 8 người tham gia thành lập Đông Dương Cộng sản Liên đoàn (tiền thân của Đảng Cộng sản), là người thành lập Chi bộ Xuân Gia (tiền thân của Đảng bộ xã Thạch Châu ngày nay) ngay tại nhà thờ họ của mình vào tháng 5/1930. Từ nhỏ, ông đã nổi tiếng là người hiếu học, thông minh, cương trực, giàu lòng nhân ái.
Sau khi đậu Tú tài, ông làm nghề dạy học, là một trí thức yêu nước, sớm giác ngộ cách mạng và tiên phong đứng vào hàng ngũ của Đảng. Vào đêm 25/12/1930 âm lịch (tức ngày 12/2/1931 dương lịch), ông Lê Tiềm tổ chức sinh hoạt chi bộ tại nhà thờ họ Lê Xuân nhưng bị chỉ điểm nên bị việt gian vây bắt. Để đảm bảo an toàn cho các đồng chí, một mình ông nghi binh chạy theo hướng về nhà mình nên bị bắt cùng cha, anh trai, em gái, em rể. Sau 2 ngày tra khảo vô cùng tàn ác nhưng không thu được kết quả, bọn tay sai đã tử hình cụ cùng người thân; lúc ấy ông mới 30 tuổi.
Ghi nhận công lao của tướng quân Lê Soạn, người chiến sĩ cách mạng kiên trung Lê Tiềm và lan tỏa các giá trị văn hóa, tâm linh, kiến trúc của công trình nhà thờ họ Lê Xuân, ngày 15/8/2024, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1985/QĐ-UBND xếp hạng nhà thờ Lê Soạn, Lê Tiềm là di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
Ngày đầu năm mới Ất Tỵ 2025, hàng nghìn người dân và du khách về đền Chợ Củi (Nghi Xuân – Hà Tĩnh) du xuân, chiêm bái cầu cho một năm mới mưa thuận gió hoà, sức khoẻ, bình an.
Đường phố trung tâm tỉnh lỵ Hà Tĩnh sáng mùng 1 Tết tĩnh lặng, bình yên tạo một bầu không khí khoan khoái, tin tưởng vào những điều tốt đẹp trong năm mới.
Trong thời khắc thiêng liêng chuyển giao năm cũ với năm mới, màn pháo hoa rực sáng trên bầu trời Hà Tĩnh thể hiện niềm tin, khát vọng về một năm mới thịnh vượng và phát triển.
Trong các nền văn hóa trên thế giới, hình tượng con rắn thể hiện những hình ảnh khác nhau: thần hiền, thần ác, điều tốt, điều xấu, sự hủy diệt, tái sinh... Nhân dịp xuân Ất Tỵ, Báo Hà Tĩnh giới thiệu đến độc giả một số mẩu chuyện đặc sắc về con vật này.
Táo Quân 2025 sau khi phát sóng trên VTV đã nhận được sự quan tâm của nhiều khán giả. Theo đó, đa phần dành lời khen ngợi cho chương trình vì khai thác các vấn đề thời sự nóng bỏng của xã hội.
Bà Mùi lén lau mắt, nhìn ra đường, người người đang hối hả về nhà. Trong nhà, ông Thời đã châm lên cây hương trầm cỡ đại, mùi thơm dâng lên ấm cả khoảnh sân rộng mênh mông, ấm lan cả ba trái cau non nhà bà...
Tiết mục "Câu hò xứ Quảng" là loại hình hò khoan đối đáp, dân ca Quảng Nam do Thu Mây biên tập và sáng tác lời mới, dựa trên làn điệu dân ca cổ. Biên đạo: Như Hà. Đoàn ca kịch Quảng Nam biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.
Mỗi dịp Tết đến, xuân về, đồng bào các dân tộc ở Việt Nam lại rộn ràng chuẩn bị mâm cỗ Tết. Báo Hà Tĩnh giới thiệu đến độc giả một số mâm cỗ đặc sắc của các dân tộc trên cả nước.
Khoảnh khắc cô cháu nhỏ cùng ông ngoại đi chợ Tết ở Hà Tĩnh đã mang đến một hình ảnh bình dị, thân thương, khiến cộng đồng mạng "thổn thức" nhớ về những kỷ niệm xưa cũ.
Lễ kỷ niệm 300 năm ngày sinh và đón nhận bằng vinh danh Danh nhân văn hóa thế giới Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác đã để lại nhiều dư âm tốt đẹp. Báo Hà Tĩnh xin giới thiệu những chia sẻ của nhà văn Đức Ban - tác giả kịch bản “Trăm năm ngàn năm Hải Thượng Lãn Ông”.
Anh thấy lòng rộng mở. Mọi ngại ngần đột nhiên biến mất. Trên cánh đồng làng mùa xuân, bó hoa trên tay Tín báo hiệu cho anh một cơ hội mới đã lại bắt đầu…!
Tiết mục hát xoan Phú Thọ "Bỏ bộ" do các nghệ nhân dân gian phường Xoan An Khái, Kim Đức, Phú Thọ biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.
Từ những chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước và các nhà hảo tâm, ngày Tết Ất Tỵ của đồng bào dân tộc Chứt ở bản Rào Tre (Hương Khê, Hà Tĩnh) rộn ràng, ấm cúng hơn.
Trong bối cảnh đường đua phim Tết có nhiều đối thủ đáng gờm, Trấn Thành tự nhận phim năm nay của mình - "Bộ tứ báo thủ" - không "nặng đô" như "Mai" và có thể thua về doanh thu.
Đã bao mùa xuân trôi qua nơi đất khách, nay trở về quê nhà, tôi như thấy mình lạc bước vào một thước phim cũ, nơi mà từng khung hình đều nhuốm màu ký ức...
Đại sứ các nước Canada, New Zealand, Na Uy và Thụy Sỹ hát bằng tiếng Việt ca khúc "Năm qua đã làm gì" cùng dàn hợp xướng Gió Xanh để mừng năm mới Ất Tỵ.
Tiết mục hát xoan Phú Thọ "Trống quân đón đào" do các nghệ nhân dân gian phường Xoan An Khái, Kim Đức, Phú Thọ biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.
Mặc dù bị chê lạm dụng kỹ xảo và diễn viên chính không hợp vai, "Anh hùng xạ điêu: Hiệp chi đại giả" vẫn lập kỷ lục là tác phẩm nội địa có doanh thu đặt trước cao nhất điện ảnh Trung Quốc.
Còn gì đẹp hơn trong khung cảnh mùa xuân ấm áp, thanh bình, lứa đôi hò hẹn. Còn gì hạnh phúc hơn khi xuân về, nhà nhà đoàn viên trong một đất nước hòa bình, ấm no. Mùa vui nay đã về...
Linh vật rắn chào Xuân mới Ất Tỵ 2025 tại chùa Phổ Độ (xã Hộ Độ, TP Hà Tĩnh) được các nghệ nhân hoàn thành trong 1 tháng với tạo hình thú vị, hấp dẫn du khách tham quan.
Trái tim bà Tuyết bỗng rộn ràng, cái giá lạnh của mùa đông dường như tan biến. Bà cứ thế ôm lấy đứa trẻ, chạy thật nhanh qua con đường, băng qua bóng tối và giá lạnh. Bà Tuyết tin rằng, trước mắt mình chắc chắn là ánh sáng.
Mỗi chiếc xe phục vụ Chủ tịch Hồ Chí Minh từ năm 1954-1969 là một bảo vật, là một câu chuyện lịch sử lưu giữ giá trị đặc biệt sâu sắc đối với quốc gia, dân tộc và tình cảm hữu nghị quốc tế.
Chương trình “Hòa nhạc Ánh sáng - Chào năm mới 2025” với những tiết mục hết sức đặc sắc đã thu hút hàng chục nghìn người dân tham gia và đem lại những trải nghiệm chưa từng có cho khán giả.
Đêm nhạc tưởng nhớ Nghệ sỹ Ưu tú Quốc Nam có tựa đề "Sống dậy một hồn quê" đã để lại nhiều cảm xúc trong lòng khán giả về người nhạc sỹ có nhiều cống hiến cho nghệ thuật Hà Tĩnh và đất nước.