Nhà thờ Trần Danh Đắc đón bằng di tích LS-VH cấp tỉnh Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Sáng nay (1/9), chính quyền và bà con nhân dân xã Thạch Ngọc (Thạch Hà, Hà Tĩnh) vui mừng tổ chức lễ nhận và rước bằng xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh Nhà thờ Trần Danh Đắc.

Nhà thờ Trần Danh Đắc đón bằng di tích LS-VH cấp tỉnh Hà Tĩnh

Nhà thờ Trần Danh Đắc được tu sửa, tôn tạo qua các thời kỳ nhưng vẫn giữ được nét truyền thống

Trần Danh Đắc là vị tổ khảo đời thứ 3 của dòng họ Trần Danh xã Y Tụ xưa (nay là xã Thạch Ngọc), huyện Thạch Hà.

Ông là cháu nội của Thần tổ Trần Danh Hoằng, người họ Trần thuộc con cháu Tả tướng quốc Trần Nguyên Hãn.

Trần Danh Đắc sinh ra và lớn lên vào những năm đầu của thế kỷ thứ XVIII, trong hoàn cảnh đất nước có nhiều biến loạn, nhà Lê bị cuốn vào cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều, mất quyền kiểm soát kinh đô Thăng Long, phải lánh nạn về đất Lam Kinh - nơi Lê Thái Tổ dựng nghiệp để khôi phục vương triều.

Trong số rất nhiều sỹ phu hào kiệt xứ Nghệ lúc bấy giờ vượt đường xa ra Thanh Hóa gia nhập quân đội nhà Lê có ông Trần Danh Đắc.

Nhà thờ Trần Danh Đắc đón bằng di tích LS-VH cấp tỉnh Hà Tĩnh

Lễ rước bằng di tích lịch sử văn hóa được tổ chức long trọng

Ông đã có rất nhiều công lao trong việc bảo vệ Hành Cung Vạn Lại và đánh dẹp các thế lực chống lại triều đình, góp phần ổn định nội trị, củng cố vương triều vua Lê - chúa Trịnh.

Nhờ đó, Trần Danh Đắc được vua Lê ban sắc phong Tráng tiết Tướng quân, Hiệu lệnh Ty tráng sỹ, Thiên hộ, Thiết kỵ úy Trung liệt. Sau đó được Triều đình sắc phong Chánh Vệ úy, tước Văn Tường Nam.

Công lao của ông xứng đáng được tôn vinh, là tấm gương sáng để con cháu học tập về tinh thần yêu nước, thương dân.

Nhà thờ Trần Danh Đắc đón bằng di tích LS-VH cấp tỉnh Hà Tĩnh

Đại diện chính quyền xã và dòng họ nhận bằng di tích cấp tỉnh nhà thờ Trần Danh Đắc

Sau khi Trần Danh Đắc mất, con cháu dòng họ và nhân dân trong vùng đã lập đền thờ để thờ tự ông. Sau nhiều lần trùng tu và tôn tạo, nhà thờ ông vẫn giữ nét truyền thống.

Nhà thờ tọa lạc trên khu đất cao ráo thoáng đãng, với tổng diện tích 676m2, kết cấu kiểu chữ Nhất gồm có: cổng, tắc môn, sân và thượng điện. Đây là nơi diễn ra các sinh hoạt văn hóa tâm linh của con cháu dòng họ Trần Danh và người dân thôn Mộc Hải từ bao đời nay.

Ngày 9/8/2019, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2680/QĐ-UBND xếp hạng nhà thờ Trần Danh Đắc là di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.

Trên vùng đất Thọ Xuân (Thanh Hóa) nay cũng lưu lại hậu duệ của ông Trần Danh Đắc. Theo gia phả chữ Hán lưu giữ lại có ghi chép: thời gian làm quan võ tại Thanh Hóa, ông Trần Danh Đắc đã lấy một người vợ thứ và sinh hạ 2 người con.

Đến nay, dòng họ Trần Danh ở xã Xuân Tín, huyện Thọ Xuân có bài vị khắc chữ Hán thờ thủy tổ Trần Danh Đắc ghi chức vụ: Sắc thụ khinh xa Kỵ mã Phấn lực tướng quân.

Chủ đề NGƯỜI HÀ TĨNH

Đọc thêm

Truyện cười: Vé số

Truyện cười: Vé số

Một bà vợ hay ngoại tình, mỗi lần như vậy bà ta nói với chồng: “Em trúng xổ số nên hôm nay nhà mình ăn tươi”. 
Lionel Messi: Nước mắt thằng hề

Lionel Messi: Nước mắt thằng hề

Khi Lionel Messi đăng đàn phản ứng với phát biểu của Eric Abidal, thành viên BLĐ Barcelona, đó như giọt nước mắt của một thằng hề.
Các địa phương ở Hà Tĩnh ráo riết phòng, chống virus Corona

Các địa phương ở Hà Tĩnh ráo riết phòng, chống virus Corona

Với quan điểm “chống dịch như chống giặc”, các địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung triển khai nhiều biện pháp tích cực nhằm chủ động phòng ngừa và đối phó với những diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra.
2 bác sỹ Bệnh viện Nhi Trung ương “cắm chốt” tại Nghi Xuân

2 bác sỹ Bệnh viện Nhi Trung ương “cắm chốt” tại Nghi Xuân

Từ ngày 4/2, Bệnh viện Đa khoa Nghi Xuân mở thêm Phòng khám Nhi khoa do các bác sỹ đến từ Bệnh viện Nhi trung ương đảm nhận. Đây là một trong những nội dung thuộc dự án “Đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhi khoa ban đầu" tại Bệnh viện Đa khoa huyện Nghi Xuân gian đoạn 2019 – 2021.
5 xã ở Hà Tĩnh tái phát dịch tả lợn châu Phi

5 xã ở Hà Tĩnh tái phát dịch tả lợn châu Phi

Sau khi đã qua 30 ngày có dịch tả lợn châu Phi (tính đến đầu tháng 12/2019), gần đây trên địa bàn Hà Tĩnh, dịch bệnh lại tái phát tại 5 xã thuộc 3 huyện, buộc phải tiêu hủy 58 con lợn ốm chết.