Nhật Bản: JAXA lùi thời gian phóng vệ tinh NanoDragon của Việt Nam

Thông báo của JAXA cho biết phương tiện phóng Epsilon số 5 dự kiến sẽ được phóng đi từ Trung tâm Vũ trụ Uchinoura, tỉnh Kagoshima (Nhật Bản), trong khoảng thời gian từ từ 9h48 đến 9h59 ngày 9/11.

Nhật Bản: JAXA lùi thời gian phóng vệ tinh NanoDragon của Việt Nam

Epsilon-5 tại vị trí phóng. (Ảnh: TTXVN phát)

Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, ngày 6/11, Cơ quan Hàng không vũ trụ Nhật Bản ( JAXA ) đã thông báo lùi thời gian phóng vệ tinh NanoDragon của Việt Nam.

Thông báo của JAXA cho biết phương tiện phóng Epsilon số 5 (Epsilon-5) dự kiến sẽ được phóng đi từ Trung tâm Vũ trụ Uchinoura , tỉnh Kagoshima (Nhật Bản), trong khoảng thời gian từ từ 9h48 đến 9h59 ngày 9/11 (giờ địa phương) và sẽ mang theo vệ tinh NanoDragon của Việt Nam cùng với 8 vệ tinh khác của Nhật Bản vào không gian.

Trước đó, JAXA đã hai lần phải hoãn phóng Epsilon-5 . Trong lần hoãn phóng đầu tiên vào ngày 1/10, JAXA đã quyết định dừng vụ phóng này chỉ 19 giây trước khi tên lửa này được phóng đi. Nguyên nhân là do đã có sự cố kỹ thuật xảy ra ở thiết bị radar mặt đất, nằm gần bệ phóng của tên lửa, có nhiệm vụ giám sát vị trí và tốc độ của Epsilon-5.

Trong một nỗ lực khác vào ngày 7/10, JAXA phải hủy kế hoạch phóng Epsilon-5 vì thời tiết không thuận lợi ở Trung tâm Vũ trụ Uchinoura. Sau đó, JAXA dự định thực hiện lại vụ phóng vào ngày 7/11. Tuy nhiên, họ đã quyết định hủy kế hoạch này vì thời tiết hôm đó được dự báo là không thuận lợi.

NanoDragon là vệ tinh dạng cubesat lớp nano, nặng khoảng 4 kg, có kích thước 3U (100x100x340,5mm). Vệ tinh này do các kỹ sư của Trung tâm Vũ trụ Việt Nam (VNSC) thuộc Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam chế tạo.

Đây là vệ tinh được nghiên cứu, thiết kế và chế tạo 100% tại Việt Nam và nằm trong lộ trình phát triển vệ tinh nhỏ “Made in Vietnam” của VNSC. Quá trình nghiên cứu, thiết kế, tích hợp và thử nghiệm chức năng vệ tinh hoàn toàn do các cán bộ nghiên cứu của VNSC thực hiện tại Việt Nam.

Toàn bộ cấu trúc cơ khí và mạch phân phối nguồn cùng một số mạch phụ trợ khác của vệ tinh cũng do Việt Nam chế tạo./.

Theo Đào Thanh Tùng (TTXVN/Vietnam+)

Đọc thêm

VinFuture khởi động tìm kiếm đề cử xuất sắc cho mùa giải 2025

VinFuture khởi động tìm kiếm đề cử xuất sắc cho mùa giải 2025

Giải thưởng VinFuture công bố khởi động mùa giải 2025 và chính thức nhận đề cử cho đến 14h ngày 17/4. Sau 4 năm triển khai, giải thưởng đã thu hút gấp gần 3 lần số lượng đề cử - từ 599 dự án năm đầu tiên lên đến 1.469 dự án vào mùa giải gần nhất năm 2024.
Hành trình từ ý tưởng đến khoảnh khắc vinh danh của những chủ nhân Giải thưởng VinFuture 2024

Hành trình từ ý tưởng đến khoảnh khắc vinh danh của những chủ nhân Giải thưởng VinFuture 2024

4 công trình đến từ 10 nhà khoa học trên thế giới đã vượt qua gần 1.500 đề cử từ hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, nhận giải thưởng VinFuture 2024 trị giá 4,5 triệu USD. Nhiều công trình, từ ý tưởng đến giải thưởng danh giá là quãng thời gian gần cả đời người với hành trình kiên trì vượt qua thử thách, định kiến và cả những thất bại để tận hiến cho khoa học và sự tiến bộ nhân loại.
Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Trước những vấn đề cấp thiết đang hiện hữu, các nhà khoa học từng nhận giải VinFuture dự đoán những nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, an ninh năng lượng hay sức khỏe toàn cầu… sẽ là những ứng cử viên tiềm năng cho Giải thưởng VinFuture 2024 danh giá.