"Nhật ký tình yêu": Nàng ở đâu, nơi đó là thiên đường

Tác phẩm được Twain viết năm 1906, với những bức tranh minh họa quyến rũ của Lester Ralph. Một cuốn sách đặc biệt dí dỏm, hấp dẫn về đàn ông, đàn bà, và tình yêu.

Thông qua những đoạn nhật ký ngắn của Adam và Eva, người đọc sẽ nhận thấy sự trưởng thành của hai nhân vật, với sự xử lý tình huống khéo léo của Mark Twain, câu chuyện đem lại rất nhiều những niềm hưng phấn, hạnh phúc.

Những suy nghĩ của Eva về bản chất của tình yêu rất giản dị và xúc động. Tình yêu của Eva đối với Adam cũng là một dạng tình yêu hồng hoang, mà đến tận cuối cùng, trước cái chết của Eva, Adam mới cảm nhận được.

Dòng chữ mà chàng tức tối khắc trên bia mộ nàng “Nàng ở đâu, đó là thiên đường”, chính là thái độ tôn thờ người yêu, tình yêu, là sự phản biện lại tư duy về thiên đường trong quan niệm của Thiên chúa giáo. Thiên đường hoàn toàn không phải do Chúa trời tạo ra.

Ở đây, “nàng” và “thiên đường” chính là hai phạm trù thuộc về nhau, liên đới với nhau trong tâm thức của Adam. Có thể xem đây là một tuyên ngôn bất hủ trong tình yêu, không chỉ là ý niệm của những kẻ mị tình, nó còn là cảm xúc của tất cả đàn ông và đàn bà trên thế gian này.

nhat ky tinh yeu nang o dau noi do la thien duong

Tác phẩm Nhật ký tình yêu của Mark Twain.

Trước khi viết Nhật ký tình yêu, trong suốt 12 năm, từ 1893 – 1905, Mark Twain đã viết nhiều tác phẩm khác nhau trong tiếng nói của Adam và Eva. Sự quan tâm của ông đối với tài liệu này là một nền tảng lâu bền, hiện diện trong một số tác phẩm đầu tiên của nhà văn.

Trong The Innocents Abroad, ông đến thăm một địa điểm được xác định là mộ của Adam, khiến Mark Twain dấy lên những suy nghĩ về tổ tiên đã chết. Trong một trường hợp khác, ông thú nhận ghen tị với Adam, người không bao giờ phải lo về việc đánh cắp.

Và trong Huckleberry Finn, ông gợi lên hạnh phúc của Edenic khi Huck trốn thoát đến đảo Jackson. Sự quay lại của Adam vào năm 1893, đã được lấy cảm hứng cho những câu chuyện trong tác phẩm Pudd’nhead Wilson, trong đó cặp vợ chồng Edenic xuất hiện. Sau khi hoàn thành cuốn tiểu thuyết đó, ông bắt đầu viết Nhật ký tình yêu.

Mặc dù khi mới ra mắt, tác phẩm không gây chú ý, nhưng bản thảo này chính là bằng chứng cho thấy môt cái nhìn khác trong sáng tác của Mark Twain.

Đối với nhiều độc giả quen thuộc những câu chuyện của Twain về những chàng trai tinh nghịch, hoặc những nhân vật bản địa hung hăng, tác phẩm này – một trong những câu chuyện tình yêu vĩ đại của mọi thời địa – sẽ gây nên một sự ngạc nhiên thú vị.

Trong tác phẩm này, câu chuyện tình lãng mạn được viết dưới dạng nhật ký của thiếu nữ đầu tiên trên thế gian - nàng Eva. Ông viết những dòng đằm thắm ngay từ những trang đầu tiên: “Chỉ bằng sự cầu nguyện và lòng khát khao mà đôi ta sẽ đi qua cuộc đời này bên nhau. Nỗi khát khao ấy không bao giờ phai nhòa trên thế gian, mà sẽ đọng lại trong trái tim mỗi người vợ yêu chồng cho đến tận cùng của thời gian. Và tên ta sẽ mãi mãi gợi lên tình yêu đó”.

nhat ky tinh yeu nang o dau noi do la thien duong

Nhà văn vĩ đại Mark Twain (1835-1910).

Trong cuốn nhật ký của mình, Eva đi tìm câu trả lời cho câu hỏi: Tại sao nàng lại yêu Adam? Adam hát không hay, thậm chí là rất khó nghe. Chàng cũng không hòa nhã, ý nhị, tinh tế. Chàng có những bí mật riêng không chịu chia sẻ. Chàng nghĩ mình biết rất nhiều thứ nhưng thực ra có nhiều thứ không như chàng nghĩ. Chàng cũng không hào hoa, thậm chí còn hay gắt gỏng.

Tự sâu thẳm, chàng là người tốt. Nhưng nếu chàng không tốt thì nàng vẫn yêu chàng. Dù chàng có khiến nàng đau đớn, có lợi dụng nàng, nàng vẫn cứ yêu chàng. Chàng khỏe mạnh và đẹp đẽ. Nàng yêu chàng vì điều đó. Nhưng nếu chàng xấu xí, nàng vẫn yêu chàng. Nếu chàng tàn phế, nàng vẫn yêu chàng.

Và sau tất cả, sau những suy tư bộc bạch, nàng đi đến một kết luận: “Ta nghĩ ta yêu chàng chỉ vì chàng là của ta và chàng là giống đực. Ta tin rằng không có lý do nào khác. Và đó là điều ta nghĩ khi nói rằng dạng tình yêu này không phải là thứ được tạo ra từ lý trí hay những con số khô khan. Nó chỉ đơn giản là ĐẾN. Không ai biết tự khi nào và không ai giải thích được vì sao…”.

Kết luận đó hẳn có thể xem như một tuyên ngôn về bản chất của tình yêu. Xưa nay, văn chương, hội họa, âm nhạc luôn tìm mọi cách để lý giải tình yêu, nhưng cái bản chất sâu xa của tình yêu đã được Mark Twain kết luận bằng chính hai nhân vật ban đầu của loài người, theo quan niệm của phương Tây, do Chúa tạo nên.

Họ nắm giữ tất thảy những cảm xúc ban đầu của con người, cái thời trong sáng, thơ ngây, lãng mạn buổi hồng hoang, khi chưa hề bị che lấp, bị xáo trộn bởi tri thực hiện đại, nhịp sống công nghiệp, máy móc bộn bề.

Những câu chuyện nguyên sơ cùng với khoảng 55 bức tranh minh họa của Lester Raiph, trên mỗi bên trái trang đều là những bức minh họa mô tả Eva và Adam trong bối cảnh tự nhiên. Phác họa về một người phụ nữ khỏa thân đã từng bị lên án là khiêu dâm khi xuất bản lần đầu tiên lại Mỹ, và tạo ra một luồng tranh cãi. Dù vậy, sau cả trăm năm, cuốn sách vẫn được độc giả mê đắm, cũng như mê đắm trong cõi tình yêu. Vâng, luôn luôn, “Nàng ở đâu, nơi đó là thiên đường”

Mark Twain là một trong các nhà văn Mỹ vĩ đại nhất, một bậc thầy về ngôn ngữ theo hình thức tiêu chuẩn, chứa đựng tiếng địa phương của miền Tây Hoa Kỳ. Ông là tác giả của tiểu thuyết nổi tiếng Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn. Văn Hào Ernest Hemingway từng nhận xét: "Toàn bộ nền văn học hiện đại của Hoa Kỳ bắt nguồn từ một cuốn tiểu thuyết có tên là Huckleberry Finn. Không gì có thể sánh bằng nó cả trước lẫn sau nó".

Theo Zing

Chủ đề Cháy nổ

Đọc thêm

Tản văn: Chiếc nón của mẹ

Tản văn: Chiếc nón của mẹ

Khi đã trải qua quá nhiều va vấp trên đường đời, tôi càng thấm thía hơn những nghĩa tình ấy. Chợt nhận ra, mẹ cũng chính là một chiếc nón vĩ đại che chở tôi đến hết cuộc đời…
Hoa hậu AI đầu tiên trên thế giới lộ diện

Hoa hậu AI đầu tiên trên thế giới lộ diện

Kenza Layli - một nhân vật hoàn toàn được tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo, vừa giành giải Hoa hậu AI. Người đẹp ảo này vốn có sức ảnh hưởng về mảng phong cách sống, thu hút lượng người theo dõi đông đảo trên Instagram, TikTok.
Vòng xòe nở hoa

Vòng xòe nở hoa

Đến Nghĩa trang Liệt sỹ Điện Biên Phủ, bà không tin là trong đời mình, có ngày lại được tự tay thắp hương lên mộ những vị anh hùng dân tộc...
Tản văn: Căn nhà tuổi thơ

Tản văn: Căn nhà tuổi thơ

Tôi lớn lên, cảm giác như không gian nhỏ hẹp đi. Cái man mác buồn bơ vơ của ngày nhỏ cũng không còn nữa. Thiếu thốn qua đi, kỷ niệm không còn nguyên sơ nữa...
Khoảnh khắc

Khoảnh khắc

Đêm tàn dần. Bình minh bắt đầu lên từ phía bên kia thành phố. Huyên đi qua một đêm thức trắng, kỷ niệm chầm chậm trôi trong đầu như một cuốn phim...
Tản văn: Hừng nắng sau cơn mưa

Tản văn: Hừng nắng sau cơn mưa

Sau mỗi lần trời mưa, tôi thường có thói quen ngồi ở một chỗ nào đó thật cao để đón lấy cái hừng nắng đầu tiên. Cái hừng nắng trông non nớt mà lại vô cùng mạnh mẽ...
Vienna tiếp tục là thành phố đáng sống nhất thế giới

Vienna tiếp tục là thành phố đáng sống nhất thế giới

Thủ đô Vienna của Áo một lần nữa được “xướng tên” là thành phố đáng sống nhất trên thế giới, theo bảng xếp hạng thường niên của Economist Intelligence Unit (EIU) - cơ quan nghiên cứu kinh tế thuộc tập đoàn dịch vụ thông tin và truyền thông toàn cầu The Economist, trong đó có báo The Economist.
Khủng hoảng không bắt đầu từ truyền thông

Khủng hoảng không bắt đầu từ truyền thông

Chuyên gia truyền thông Lê Quốc Vinh khẳng định ‘khủng hoảng không bắt đầu từ truyền thông’, mà bắt đầu từ chính triết lý, văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp, tổ chức…