Tối 16/4, tại Quảng trường Nguyễn Du, huyện Nghi Xuân tổ chức biểu diễn vở kịch “Hoạn Thư ghen” trong khuôn khổ Tuần Văn hóa Nguyễn Du năm 2023.
Vở kịch thơ “Hoạn Thư ghen” là một trích đoạn tiêu biểu trong “Truyện Kiều” do NSƯT Trần Tường đạo diễn và chỉ đạo nghệ thuật. Vở kịch được chuyển từ kịch bản cùng tên của tác giả Phương Văn - Hội Kiều học Việt Nam, do nhà giáo Hoàng Xuân Khóa - Phó Chủ tịch Trung ương Hội Kiều học Việt Nam, Chi hội trưởng Chi hội Kiều học Việt Nam TP Hải Phòng biên tập. Trong ảnh: Phân cảnh Thúc Sinh và Thúy Kiều mặn nồng hạnh phúc sau khi thoát khỏi nhà chứa của Tú Bà.
Diễn biến tâm lý các nhân vật trong vở diễn “Hoạn Thư ghen” được khai thác đa chiều, thổi cảm xúc đương đại vào câu chuyện của hơn 2 thế kỷ trước. Trong ảnh: Phân cảnh Hoạn Thư sai Khuyển, Ưng đến nhà Kiều đốt nhà, đổ thuốc mê, bắt cóc Kiều mang về nhà Hoạn bà.
Vở kịch vừa mang giá trị nghệ thuật sâu sắc, truyền tải thông điệp của Đại thi hào Nguyễn Du đến với thế hệ hôm nay, vừa mang tính thời sự, vẹn nguyên thông điệp về hôn nhân, gia đình và cách ứng xử văn hóa trong quan hệ vợ chồng. Trong ảnh: Thúy Kiều bị đưa về nhà cha mẹ Hoạn Thư để "dạy" những phép tắc thông thường.
Vở kịch quy tụ dàn ê-kíp các văn nghệ sỹ dày dặn kinh nghiệm, tâm huyết của Hội Kiều học Việt Nam và CLB Sân khấu Biển hẹn - Hội Nghệ sĩ sân khấu Hải Phòng đã để lại nhiều cảm xúc và lấy đi nước mắt của không ít khán giả. Trong ảnh: Hoạn Thư bắt Kiều đánh đàn cho Thúc Sinh nghe.
Thuý Kiều đổi tên Trạc Tuyền, mặc nâu sòng, sớm khuya đèn hương niệm Phật.
Vở kịch thu hút rất đông khán giả
Lãnh đạo tỉnh, huyện Nghi Xuân tặng hoa chúc mừng các nghệ sĩ sau buổi diễn.
Xem vở kịch thơ “Hoạn Thư ghen” chúng ta sẽ thấy thái độ ứng xử văn hoá, đầy tính nhân văn của người xưa trong mối quan hệ gia đình. Đó cũng là thông điệp mà chúng tôi muốn gửi đến khán giả hôm nay,