Nhiều nước muốn học kinh nghiệm phòng chống dịch của Việt Nam

Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam cho rằng các nước nên học hỏi phương châm 4 tại chỗ của Việt Nam “Chỉ đạo tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ" để phòng chống COVID-19.

Nhiều nước muốn học kinh nghiệm phòng chống dịch của Việt Nam

Tại Nam Định, người dân khi vào chợ dân sinh bắt buộc phải khai báo thông tin tên tuổi, địa chỉ. (Ảnh: Công Luật/TTXVN)

Các tổ chức quốc tế và truyền thông nước ngoài liên tục có những bình luận khen ngợi nỗ lực của Việt Nam trong việc kiềm chế sự lây lan của đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 do virus SARS-CoV-2 gây ra, cho rằng thế giới có thể học tập kinh nghiệm phòng chống dịch của Việt Nam.

Ngày 14/4, trang East Asia Forum (Diễn đàn Đông Á) đăng bài viết nhận định Việt Nam là một trong những quốc gia châu Á thành công nhất trong việc ứng phó với đại dịch COVID-19.

Theo bài viết, Việt Nam là một trong những nước đầu tiên áp dụng các biện pháp kiểm soát dịch bệnh nghiêm ngặt, ngay cả khi dịch COVID-19 vẫn giới hạn trong phạm vi Trung Quốc đại lục.

Bằng cách huy động các nguồn lực sẵn có để tiến hành cách ly các trường hợp nghi nhiễm và truy tìm các đối tượng tiếp xúc với mầm bệnh, Việt Nam hy vọng sẽ sớm chế ngự được đại dịch - như đã làm với dịch SARS và H5N1 - đồng thời ngăn chặn nguy cơ quá tải hệ thống y tế vốn còn thiếu thốn trang thiết bị.

Tuy nhiên, đại dịch COVID-19 cũng đang ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống xã hội trong suốt 2 tháng trước thời điểm Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ban hành chỉ thị cách ly toàn xã hội trong vòng 15 ngày.

Tăng trưởng GDP trong quý 1/2020 chỉ đạt 3,82%, mức thấp nhất trong 11 năm qua. Trong khi đó, sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng Đông Á đang gây ra tình trạng thiếu hụt đầu vào trong ngành sản xuất.

Ngành xuất khẩu Việt Nam cũng gặp khó khăn trong bối cảnh các nước đóng cửa biên giới và áp dụng các biện pháp kiểm soát chặt chẽ do lo ngại về một cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu mới.

Sự đình trệ trong lĩnh vực nông nghiệp và dịch vụ cũng đang gây thiệt hại cho nền kinh tế sôi động của Việt Nam.

Nhiều nước muốn học kinh nghiệm phòng chống dịch của Việt Nam

Bộ đội biên phòng chở theo thùng loa đi khắp các đường làng, ngõ xóm vùng biên giới để tuyên truyền phòng chống dịch COVID-19 đến người dân. (Ảnh: Hồng Điệp/TTXVN)

Mặc dù vậy, bài viết nhận định Việt Nam có thể vượt qua đại dịch với mức độ thiệt hại ít hơn các nước khác.

Mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2020 dự kiến giảm xuống 4,9%, song Việt Nam là một trong số ít nền kinh tế ở châu Á-Thái Bình Dương, và có lẽ trên thế giới, vẫn đảm bảo được tốc độ tăng trưởng tích cực.

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) nhận định Việt Nam vẫn là nền kinh tế “đặc biệt mạnh mẽ” trong vùng.

Trong khi đó, việc Việt Nam kiểm soát thành công đại dịch có thể thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, bên cạnh các lợi thế truyền thống là lao động giá rẻ, chính trị ổn định và vị trí địa lý gần gũi với Trung Quốc.

Giãn cách xã hội cũng đang giúp thúc đẩy quá trình chuyển đổi đất nước sang nền kinh tế kỹ thuật số. Đây được chính phủ coi là trụ cột của tăng trưởng bền vững.

Trước đó một ngày, hãng truyền thông Deutsche Presse-Agentur (DPA) của Đức cũng có bài viết ca ngợi hoạt động chống dịch COVID-19 ở Việt Nam, cho rằng dù có chung biên giới với Trung Quốc, nhưng Việt Nam nhờ sự kết hợp của hành động quyết đoán, xét nghiệm sâu rộng, kiểm dịch triệt để và đoàn kết xã hội đã tránh được những thiệt hại lớn hơn và kiểm soát số ca mắc COVID-19 ở mức vài trăm, không có ca nào tử vong.

Hãng tin Đức cho rằng “phần lớn thành công của Việt Nam” trong việc ứng phó với dịch COVID-19 nhờ vào “sự đoàn kết xã hội.”

Trong ngày 12/4, bà Caitlin Wiesen, Trưởng đại diện thường trú của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam, chúc mừng sự thành công của Việt Nam và ngành y tế trong cuộc chiến chống dịch COVID-19, với hơn khoảng 50% số bệnh nhân nhiễm đã bình phục hoàn toàn.

Nhiều nước muốn học kinh nghiệm phòng chống dịch của Việt Nam

Người dân thực hiện hạn chế tiếp xúc, đảm bảo khoảng cách tối thiểu 2m trong các hoạt động. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)

Đại diện UNDP cũng tặng 20.000 khẩu trang ngoại khoa chất lượng cao cho Bộ Y tế Việt Nam nhằm giúp bảo vệ các nhân viên y tế - những người đang ở tuyến đầu chống lại dịch COVID-19.

Trước đó, Tiến sỹ Kidong Park, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam, cho rằng các nước nên học hỏi phương châm 4 tại chỗ của Việt Nam: “Chỉ đạo tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ.”

Ông phân tích 3 lý do vì sao Việt Nam đạt được kết quả ấn tượng, gồm đầu tiên là việc Việt Nam sớm kích hoạt cơ chế cảnh báo dịch ngay khi Trung Quốc mới ghi nhận những ca nhiễm đầu tiên của bệnh viêm phổi lạ vào cuối tháng 12/2019.

Việt Nam đã sớm lên kịch bản ứng phó với nguy cơ dịch lây lan từ nước ngoài và lây nhiễm chéo trong cộng đồng.

Thứ hai là cách tiếp cận toàn dân của Chính phủ Việt Nam và người dân có sự đồng thuận và niềm tin vào quyết sách của Chính phủ.

Thứ ba, Việt Nam đã đầu tư rất nhiều để nâng cấp năng lực của ngành y tế, hệ thống phòng thí nghiệm, khả năng phản ứng trước các tình huống cụ thể của các bệnh viện.

Trong khi đó, ông Christoph Dölitzsch, Trưởng bộ phận nghiên cứu chuyên sâu của Viện nghiên cứu Dalia Research, cho biết: “Việt Nam có khả năng khống chế sự gia tăng các trường hợp lây nhiễm, trái ngược hoàn toàn với tình hình ở nhiều quốc gia khác trên thế giới. Đáng chú ý, tuy Chính phủ Việt Nam đã thực hiện được điều này với những biện pháp quyết liệt nhưng không làm nhiều người bỏ cuộc.”

Về phần mình, Viện khảo sát Dalia cũng nhận định rằng Việt Nam “khống chế có hiệu quả” số ca nhiễm COVID-19, và người dân tin tưởng vào các biện pháp mạnh của Chính phủ.

Vào cuối tháng Ba, viện này cho biết có tới 62% số người tham gia khảo sát tại Việt Nam cho rằng Chính phủ Việt Nam đã thực thi các biện pháp kiểm soát dịch bệnh COVID-19 “phù hợp, không quá mạnh tay, hay lỏng lẻo”.

Theo Vietnam+

Chủ đề Phòng chống dịch Covid-19

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Giao ban công tác báo chí, phát động giải cấp tỉnh về xây dựng Đảng lần thứ VIII

Giao ban công tác báo chí, phát động giải cấp tỉnh về xây dựng Đảng lần thứ VIII

Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Hà Văn Hùng đề nghị, thời gian tới, các cơ quan báo chí cần tập trung tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị của Hà Tĩnh, trọng tâm là việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, Nghị quyết số 57 của Bộ Chính trị; tích cực tham gia các giải do Trung ương và tỉnh tổ chức...
Bài 3: “Đi đầu, bước trước” trong cuộc cách mạng chuyển đổi số

Bài 3: “Đi đầu, bước trước” trong cuộc cách mạng chuyển đổi số

Trong quá trình sắp xếp, kiện toàn bộ máy, việc thúc đẩy chuyển đổi số luôn được Công an tỉnh Hà Tĩnh “đi trước một bước”. Với mục tiêu xuyên suốt: “chuyển đổi số là mũi nhọn để thúc đẩy bộ máy tinh - gọn - mạnh, hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả”, lực lượng công an đã triển khai nhiều cách làm quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo để đưa Hà Tĩnh trở thành điểm sáng của cả nước.
Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan trong khối nội chính

Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan trong khối nội chính

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Duy Lâm yêu cầu các cơ quan trong khối nội chính tiếp tục tăng cường phối hợp, nâng cao chất lượng tham mưu cho Tỉnh ủy Hà Tĩnh trong lãnh đạo, chỉ đạo triển khai hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị, chương trình, kế hoạch công tác nội chính, cải cách tư pháp và phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.
Đẩy mạnh chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo theo Nghị quyết 57

Đẩy mạnh chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo theo Nghị quyết 57

Sáng 27/5, Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 57 trong các cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh tổ chức họp triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng - Trưởng ban Chỉ đạo chủ trì cuộc họp.
Hơn 17 triệu người góp ý sửa đổi Hiến pháp 2013 qua VNeID

Hơn 17 triệu người góp ý sửa đổi Hiến pháp 2013 qua VNeID

Thứ trưởng Bộ Tư pháp cho biết, ngoài ý kiến góp ý của các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, số lượng người dân trực tiếp góp ý trên ứng dụng VNeID ngày càng tăng.
Công an Hà Tĩnh trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, sẵn sàng bước vào kỷ nguyên vươn mình (Bài 2): Tỉnh toàn diện; xã vững mạnh, bám cơ sở

Bài 2: Hội tụ sức mạnh, lập công xuất sắc

Với việc sắp xếp, bố trí cán bộ theo hướng nâng cao chất lượng, chuẩn hóa chức danh và phát huy phẩm chất, năng lực, Công an tỉnh Hà Tĩnh ngày càng vững mạnh, toàn diện, lập nhiều chiến công đặc biệt xuất sắc trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm; tạo được niềm tin trong Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh nhà.