Nhớ bóng tre làng

(Baohatinh.vn) - Tôi sinh ra và lớn lên từ làng, nơi có lũy tre xanh rì rào khăng khít, nơi ôm ấp tôi từ thuở ấu thơ đầu trần chân đất, nơi thật thà chất phác với ruộng đồng vàng hươm, đươc dòng kênh miệt mài tưới tắm...

Nhớ bóng tre làng

Tôi sinh ra và lớn lên từ làng, nơi có lũy tre xanh... Ảnh Internet

Cuộc sống mưu sinh đành phải xa nhà, quá nửa đời người, thỉnh thoảng về thăm quê, tôi dành thời gian ít ỏi để tản bộ trên đường làng, để được vui, được chứng kiến sự thay da đổi thịt của quê hương, nhớ lại tuổi thơ với lũy tre đầy ắp kỷ niệm. Và bất chợt bài thơ của Nguyễn Duy từ thời còn cắp sách đến trường vang lên trong tôi:

“Tre xanh

Xanh tự bao giờ?

Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh

Thân gầy guộc, lá mong manh

Mà sao nên lũy nên thành tre ơi?

Ở đâu tre cũng xanh tươi

Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu...”.

Tôi vòng theo con ngõ dài ngoằn ngoèo ôm suốt bờ vùng của làng nay đã được đổ bê tông rộng rãi, sạch sẽ, nhiều ngôi nhà mới mọc lên. Âm thanh của những công cụ làm nghề mộc, nghề hàn vui nhộn. Dãy tre đã bị chặt đi phần nhiều, còn lác đác những bụi nhỏ mọc chen lấn khẳng khiu. Một chút sững sờ trong ký ức, tôi dừng lại bên bụi tre đầu làng, bụi tre ngày tôi còn chưa chào đời: “bụi tre cụ Cảnh”.

Ôi bụi tre già thân thương của tuổi thơ tôi, của bao thế hệ người quê lam lũ, tảo tần! Những trưa hè chơi trò đánh đáo, ném khăng cùng lũ bạn, rồi những ngày đông đi lột bẹ măng già, nhặt que khô gom về cho mẹ nhen bếp. Ông cụ Cảnh cần mẫn, hí hoáy đào tỉa những gốc già nua đem phơi làm chất đốt. Tôi ngây thơ hỏi thì được cụ bảo: Đào gốc cỗi đi để cho tre lên mầm măng mới. Bụi tre này được trồng đầu làng nên đã trở thành chỗ tụ họp, nghỉ ngơi của người dân khi đi làm đồng về nên cụ không nỡ chặt hủy mà để lại đến hôm nay.

Nhớ bóng tre làng

Bụi tre già thân thương của tuổi thơ, của bao thế hệ người quê lam lũ, tảo tần... Ảnh Internet

Xưa khó khăn, thiếu thốn, tre như là người đồng cảm, cưu mang, như là cốt cách thân thiện của làng. Tre được trồng nhiều và trở thành tấm lá chắn mỗi mùa mưa bão. Tre dễ trồng lại có sức sống mãnh liệt dù có phải chặt đốn. Tre được dùng từ việc lớn như làm nhà dựng cửa, cột kèo, phên liếp, cày bừa, cối xay lúa rồi chuồng trại chăn nuôi; việc nhỏ như đan rổ rá, nong nia, cán cuốc xẻng, cán gầu, tăm, đũa...

Tre là niềm vui con trẻ từ súng phóc, que khăng, cần câu. Tre làm đòn khiêng tiễn đưa phận người về mây khói. Làm gì cũng cần đến tre. Những trưa nắng hạ oi nồng, mọi người ngồi chõng tre phe phẩy quạt nan hoặc mắc võng ngả lưng dưới bóng tre rồi rôm rả chuyện trò. Tre ngày xưa còn là một nguồn thực phẩm. Măng tre bẻ về thái mỏng luộc ăn cứu đói, nhẩn có vị đắng nhẹ đầu lưỡi, lá tre được các thầy thuốc đông y dùng vào nồi nước xông chữa bệnh...

Nhớ bóng tre làng

Nhìn thấy tre là thấy cả một màu yên ả, an lành.

Nhìn thấy tre là thấy cả một màu yên ả, an lành. Dưới những rặng tre ấy là bản sắc văn hóa cộng đồng, là mạch sống, nguồn yêu thương vô tận trong mỗi người. Tre hiện không còn là thứ thiết yếu trong nhu cầu của nông thôn nữa. Dẫu thưa thớt dần nhưng tre vẫn tồn tại sang trọng, nhã nhặn khi được trồng làm cảnh ở quán cà phê, khách sạn, nhà hàng... Tre làm đồ mĩ nghệ, lưu niệm, những bức tượng được chế tác từ rễ và gốc rất có hồn và được ưa chuộng.

Được trở về làng, nhìn thấy tre sao lòng thanh thản đến lạ, quá đỗi bình an và lắng đọng. Bầu không khí trong lành, gần gũi, thấy trọn hình bóng quê giản dị mà cao quý biết bao.

Chủ đề Đời sống văn hóa

Đọc thêm

Thành Sen bình yên ngày mùng 1 Tết

Thành Sen bình yên ngày mùng 1 Tết

Đường phố trung tâm tỉnh lỵ Hà Tĩnh sáng mùng 1 Tết tĩnh lặng, bình yên tạo một bầu không khí khoan khoái, tin tưởng vào những điều tốt đẹp trong năm mới.
Mãn nhãn màn pháo hoa đêm Giao thừa ở Hà Tĩnh

Mãn nhãn màn pháo hoa đêm Giao thừa ở Hà Tĩnh

Trong thời khắc thiêng liêng chuyển giao năm cũ với năm mới, màn pháo hoa rực sáng trên bầu trời Hà Tĩnh thể hiện niềm tin, khát vọng về một năm mới thịnh vượng và phát triển.
Năm Tỵ nói chuyện rắn

Năm Tỵ nói chuyện rắn

Trong các nền văn hóa trên thế giới, hình tượng con rắn thể hiện những hình ảnh khác nhau: thần hiền, thần ác, điều tốt, điều xấu, sự hủy diệt, tái sinh... Nhân dịp xuân Ất Tỵ, Báo Hà Tĩnh giới thiệu đến độc giả một số mẩu chuyện đặc sắc về con vật này.
Podcast truyện ngắn: Những trái cau non

Podcast truyện ngắn: Những trái cau non

Bà Mùi lén lau mắt, nhìn ra đường, người người đang hối hả về nhà. Trong nhà, ông Thời đã châm lên cây hương trầm cỡ đại, mùi thơm dâng lên ấm cả khoảnh sân rộng mênh mông, ấm lan cả ba trái cau non nhà bà...
Bài chòi Trung Bộ: Câu hò xứ Quảng

Bài chòi Trung Bộ: Câu hò xứ Quảng

Tiết mục "Câu hò xứ Quảng" là loại hình hò khoan đối đáp, dân ca Quảng Nam do Thu Mây biên tập và sáng tác lời mới, dựa trên làn điệu dân ca cổ. Biên đạo: Như Hà. Đoàn ca kịch Quảng Nam biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.
Đặc sắc mâm cỗ tết của các dân tộc

Đặc sắc mâm cỗ tết của các dân tộc

Mỗi dịp Tết đến, xuân về, đồng bào các dân tộc ở Việt Nam lại rộn ràng chuẩn bị mâm cỗ Tết. Báo Hà Tĩnh giới thiệu đến độc giả một số mâm cỗ đặc sắc của các dân tộc trên cả nước.
Podcast truyện ngắn: Cánh đồng mùa xuân

Podcast truyện ngắn: Cánh đồng mùa xuân

Anh thấy lòng rộng mở. Mọi ngại ngần đột nhiên biến mất. Trên cánh đồng làng mùa xuân, bó hoa trên tay Tín báo hiệu cho anh một cơ hội mới đã lại bắt đầu…!
Hát xoan Phú Thọ: Bỏ bộ

Hát xoan Phú Thọ: Bỏ bộ

Tiết mục hát xoan Phú Thọ "Bỏ bộ" do các nghệ nhân dân gian phường Xoan An Khái, Kim Đức, Phú Thọ biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.
Podcas tản văn: Xuân quê hương

Podcas tản văn: Xuân quê hương

Đã bao mùa xuân trôi qua nơi đất khách, nay trở về quê nhà, tôi như thấy mình lạc bước vào một thước phim cũ, nơi mà từng khung hình đều nhuốm màu ký ức...
Hát xoan Phú Thọ: Trống quân đón đào

Hát xoan Phú Thọ: Trống quân đón đào

Tiết mục hát xoan Phú Thọ "Trống quân đón đào" do các nghệ nhân dân gian phường Xoan An Khái, Kim Đức, Phú Thọ biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.
"Anh hùng xạ điêu: Hiệp chi đại giả" lập kỷ lục

"Anh hùng xạ điêu: Hiệp chi đại giả" lập kỷ lục

Mặc dù bị chê lạm dụng kỹ xảo và diễn viên chính không hợp vai, "Anh hùng xạ điêu: Hiệp chi đại giả" vẫn lập kỷ lục là tác phẩm nội địa có doanh thu đặt trước cao nhất điện ảnh Trung Quốc.