Những biểu hiện cơ thể đang tích tụ độc tố

Nếu bạn thường xuyên bị mất ngủ, bụng mỡ, hơi thở có mùi, hay nổi mụn trứng cá, đó có thể là dấu hiệu của việc cơ thể đang chứa nhiều độc tố.

Độc tố tích tụ trong cơ thể gây ra rất nhiều bất thường mà bạn có thể cảm nhận được. Ảnh minh họa: Medicalnews.

Độc tố tích tụ trong cơ thể gây ra rất nhiều bất thường mà bạn có thể cảm nhận được. Ảnh minh họa: Medicalnews.

Từ mỹ phẩm đến chai nước bằng nhựa hay kể cả đồ ăn, phần lớn cuộc sống hàng ngày của chúng ta đều liên quan đến việc tiếp xúc với các hóa chất không tốt cho sức khỏe.

Việc nhận biết các độc tố xung quanh và biểu hiện cơ thể tích tụ quá nhiều độc tố có thể giúp bạn bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa bệnh tật tốt nhất.

Độc tố là gì?

Theo Hindustan Times, độc tố là những chất hóa học gây hại cho sức khỏe cơ thể. Chúng xâm nhập vào cơ thể qua nhiều con đường như (hít thở, qua da, ăn uống…), sau đó ngấm vào máu rồi đi vào gan. Độc tố tồn tại ở 2 dạng là:

  • Dạng hòa tan trong nước: Dễ dàng được chuyển hóa và bài tiết qua đường nước tiểu, mồ hôi và đường hô hấp.
  • Dạng hòa tan trong dầu (hay còn gọi là chất béo): Được lưu trữ trong các tế bào, mô mỡ là những nơi chúng được bảo vệ từ hệ thống giải độc của cơ thể.

Xung quanh chúng ta chứa chất độc dưới nhiều dạng khác nhau. Vô số vật dụng trong cuộc sống hàng ngày khiến bạn tiếp xúc với những hóa chất có hại cho sức khỏe, bao gồm:

Vật dụng Độc tố
Quần áo Kim loại nặng (cadmium, chì, thủy ngân)
Chất gây rối loạn nội tiết (hóa chất perfluorinated PFC).

Bếp Bisphenol A (BPA)

Nội thất Chất chống cháy: Biphenyl polychlorin hóa (PCB), PBDEs
HBCDD
Phthalates

Thức ăn Asen trong cá, động vật có vỏ, thịt, gia cầm, các sản phẩm từ sữa, gạo và ngũ cốc
Sản phẩm glycat hóa cuối cùng nâng cao (AGES) trong thực phẩm cháy
Nấm, kể cả nấm mốc
Nitơ được thêm vào thực phẩm cấp đông nhanh hoặc bao bì thực phẩm
Thuốc diệt cỏ và thuốc trừ sâu, chẳng hạn glyphosate và chlorpyrifos

Không khí Các hạt ozone (bụi, chất bẩn, bồ hóng, khói...)
Nitơ dioxide (NO2)
Sulfur dioxide (SO2)
Kim loại nặng: asen, cadmium, crom, chì, mangan, thủy ngân, niken
Benzen
Chất khác: dioxin, amiăng, toluene.

.
Những thứ bạn ăn hàng ngày cũng có thể gây tích tụ độc tố trong cơ thể. Ảnh minh họa: Pexels.

Những thứ bạn ăn hàng ngày cũng có thể gây tích tụ độc tố trong cơ thể. Ảnh minh họa: Pexels.

Dấu hiệu cơ thể tích tụ độc tố

- Hơi thở có mùi

Theo India, ngay cả khi vệ sinh răng miệng đúng cách, hôi miệng thường có thể là triệu chứng của một bệnh lý sâu xa hơn. Trên thực tế, tất cả đều nằm trong ruột của bạn. Hơi thở có mùi có thể liên quan đến các vấn đề về tiêu hóa, nhưng nó cũng có thể là dấu hiệu cho thấy gan của bạn đang gặp khó khăn trong việc loại bỏ chất độc trong cơ thể.

- Bụng mỡ

Cơ thể chứa nhiều độc tố cũng làm cho quá trình trao đổi chất chậm lại, khiến chất béo tích tụ, đặc biệt ở vùng bụng, dẫn đến béo bụng.

- Màu sắc lưỡi thay đổi

Màu lưỡi chuyển sang vàng, hơi xanh hoặc trắng nếu nếu bạn gặp các vấn đề về dạ dày như khó tiêu. Màu sắc của lưỡi có thể tiết lộ rằng các độc tố và hóa chất đang tích tụ, cơ thể phải vật lộn để loại bỏ chúng.

- Cảm thấy mệt mỏi cả ngày

Khi có quá nhiều độc tố, quá trình trao đổi chất sẽ bị chậm lại ở gan, làm cơ thể thiếu năng lượng và khiến bạn luôn trong trạng thái mệt mỏi, thậm chí kiệt sức. Một nguyên nhân khác là sự rối loạn nội tiết tố đang diễn ra do chất độc. Chúng có thể gây ra vấn đề trong hệ thống miễn dịch, tàn phá mức năng lượng của bạn.

- Nhiều mụn

Đây là dấu hiệu rõ ràng cho thấy bạn đang bị quá tải chất độc trong chế độ ăn uống hoặc các sản phẩm chăm sóc da. Nếu không phải mụn trứng cá, phát ban, bọng mắt, chàm hoặc bệnh vẩy nến cũng có thể là dấu hiệu báo động đỏ.

- Mất ngủ

Theo WebMD, đây cũng được xem là dấu hiệu chứng tỏ cơ thể bạn đang có nhiều chất độc hại. Lượng độc tố trong các mô sẽ ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu, gây bồn chồn và mất ngủ.

- Táo bón

Tình trạng này thường xuyên xảy ra trong cuộc sống. Nó có thể gây khó chịu ở dạ dày, đau đầu, đau nhức và mệt mỏi. Lượng chất độc tồn tại trong ruột quá lớn có thể khiến bộ phận này không hoạt động như bạn mong muốn. Điều này khiến chất độc tích tụ lại, gây hại cho hệ thống của chúng ta.

Znews

Đọc thêm

Dùng thực phẩm theo mùa

Dùng thực phẩm theo mùa

Dùng thực phẩm theo mùa sẽ giúp bạn hạn chế được dư lượng thuốc trừ sâu, mua được thực phẩm tươi ngon và tiết kiệm được một phần về kinh tế.
Đi bộ bao lâu để ngủ ngon?

Đi bộ bao lâu để ngủ ngon?

Đi bộ buổi tối đơn giản có thể giúp bạn ngủ ngon hơn và cải thiện chất lượng giấc ngủ vào ban đêm. Vậy cần đi bộ trong bao lâu để có tác dụng tích cực này?
Cập nhật thời tiết Hà Tĩnh 6 ngày tới

Cập nhật thời tiết Hà Tĩnh 6 ngày tới

Đài Khí tượng Thuỷ văn tỉnh Hà Tĩnh thông tin, do ảnh hưởng của không khí lạnh có cường độ suy yếu, trong những ngày tới trên địa bàn tỉnh tiếp tục có mưa rải rác, trời rét.
Phòng viêm phổi cho trẻ trong mùa lạnh

Phòng viêm phổi cho trẻ trong mùa lạnh

Viêm phổi ở trẻ em là bệnh do vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng gây ra. Mầm bệnh có thể lây lan từ trẻ bệnh, từ người lớn mang mầm bệnh, từ môi trường cho trẻ. Bệnh có các thể rất nặng, diễn biến nhanh có thể gây tử vong nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
7 thứ cần làm sạch trong mùa lạnh và cúm

7 thứ cần làm sạch trong mùa lạnh và cúm

Cảm cúm là căn bệnh phổ biến mà hầu hết mọi người đều gặp phải hằng năm, đặc biệt vào là mùa lạnh. Làm sạch nhà mùa cúm sẽ giảm được nguy cơ bị “ốm vặt”, hắt hơi, sổ mũi,... khi dịch cúm bùng phát.
Thời tiết Hà Tĩnh 6 ngày tới

Thời tiết Hà Tĩnh 6 ngày tới

Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh cho biết, trong 6 ngày tới (17-22/2), thời tiết khu vực tỉnh chịu ảnh hưởng không khí lạnh nên trời nhiều mây, ngày có mưa và mưa nhỏ rải rác; đêm và sáng trời rét.
Valentine cô đơn

Valentine cô đơn

Kế hoạch cho ngày Lễ Tình nhân năm nay của Trúc My là tắt điện thoại, trùm chăn ngủ xuyên qua ngày 14/2.
Các uống cà phê giúp hỗ trợ thải độc

Các uống cà phê giúp hỗ trợ thải độc

Uống cà phê ở mức độ vừa phải, không thêm nhiều đường, chọn loại hạt hữu cơ, dùng vào buổi sáng có thể thúc đẩy quá trình thải độc của cơ thể tốt hơn.