Những bức hình tố cáo sự bạc đãi của con người với Trái Đất

Các tác phẩm nhiếp ảnh về môi trường như một cách truyền cảm hứng cũng là sự nhắc nhở mọi người ý thức giữ gìn, bảo vệ ngôi nhà chung.

Những bức hình tố cáo sự bạc đãi của con người với Trái Đất

End Floating - Saeed Mohammadzadeh (Iran, 2017): Hàng năm, Viện Quản lý Nước và Môi trường Chartered (CIWEM) tổ chức một cuộc thi nhiếp ảnh môi trường, thu hút nhiều nhiếp ảnh gia nổi tiếng thế giới tham dự. Bức hình có tên End Floating đạt giải cao nhất trong cuộc thi do CIWEM tổ chức năm 2018. Tác giả đã ghi lại hình ảnh con tàu ngập trong muối ở hồ Urmia (Iran). Biến đổi khí hậu làm gia tăng hạn hán, khiến nhiều hồ nước mặn bốc hơi. Những trận bão muối ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân địa phương. Độ mặn của nước sinh hoạt nơi đây còn cao gấp 8 lần so với nước biển.

Những bức hình tố cáo sự bạc đãi của con người với Trái Đất

Dryness- Chinmoy Biswas (Ấn Độ, 2018): Bức ảnh Dryness đã giành chiến thắng ở hạng mục Biến đổi khí hậu. Tác giả Chinmoy Biswas bắt được khoảng khắc cậu bé đen nhẻm, gầy gò ngồi trên nền đất khô cằn, nứt thành từng mảng nhỏ do hạn hán. Bức ảnh được chụp tại Ấn Độ năm 2018.

Những bức hình tố cáo sự bạc đãi của con người với Trái Đất

And Life Rises - Younes Khani Someeh Soflaei (Iran, 2017): Bức ảnh này đạt giải thưởng Xây dựng môi trường được trao bởi CIWEM. Tác giả đã ghi lại khoảng khắc một người phụ nữ và đứa con gái nhỏ đứng cạnh những đồ vật bị hư hại còn sót lại trong ngôi nhà đổ nát của họ ở Sarpol-e Zahab (Iran), sau trận động đất kinh hoàng cướp đi hơn 600 sinh mạng.

Những bức hình tố cáo sự bạc đãi của con người với Trái Đất

Bulrush - Ümmü Kandilcioğlu (Turkey, 2017): Giải thưởng Phát triển môi trường bền vững được trao cho bức hình này. Người đàn ông trong ảnh đang miệt mài chế tác thủ công các đồ vật từ cây lau để kiếm sống.

Những bức hình tố cáo sự bạc đãi của con người với Trái Đất

Happiness on a Rainy Day - Fardin Oyan (Bangladesh, 2017): Hạng mục Nhiếp ảnh môi trường trẻ đã thuộc về tác giả của bức hình này. Những đứa trẻ ở Bangladesh rất thích thú khi chơi đùa dưới mưa. Bangladesh là một đất nước bằng phẳng, bao quanh là đồng bằng khổng lồ Ganges-Brahmaputra. Do đó, quốc gia này phải chịu lũ lụt nặng nề vào mùa mưa.

Những bức hình tố cáo sự bạc đãi của con người với Trái Đất

Boulmigou The Paradise of Forgotten Hearts - Antonio Aragón Renuncio (Burkina Faso, 2017): Tác phẩm được đánh giá cao là hạng mục giải thưởng danh giá, thuộc về bức ảnh Boulmigou The Paradise of Forgotten Hearts . Hình ảnh ghi lại cảnh một bé trai chơi đùa trên những lốp xe sắp sửa được đem đi đốt cháy để làm nóng các mỏ đá ở Boulmigou (Burkina Faso). Quá trình đốt những lốp xe này vô cùng nguy hiểm và độc hại, gây ra các bệnh về hô hấp, ô nhiễm nguồn nước và thậm chí gây tử vong do tiếp xúc lâu ngày với khói độc.

Những bức hình tố cáo sự bạc đãi của con người với Trái Đất

Save Turtle - Jing Li (Sri Lanka, 2018): Cùng nằm trong danh sách hạng mục Tác phẩm được đánh giá cao là bức hình có tên Save Turtle. Tác giả chụp bức hình tại Sri Lanka năm 2018. Khi đang tìm kiếm cá voi ở Trincomalee (Sri Lanka), tác giả vô tình bắt gặp con rùa nhỏ mắc kẹt trong túi lưới và được một thợ lặn cứu. Bức ảnh phản ánh sự nghiêm trọng bởi rác thải mà con người đã xả ra môi trường.

Những bức hình tố cáo sự bạc đãi của con người với Trái Đất

Not in My Forest - Calvin Ke (Malaysia, 2018): Nhiếp ảnh gia Calvin Ke chụp lại hình ảnh một con khỉ trong rừng Borneo (Malaysia) đang ôm khư khư vỏ chai nhựa. Mỗi phút trôi qua, một triệu chai nhựa được sản xuất và hơn 90% trong số đó không được tái chế. Chất thải từ nhựa gây ô nhiễm môi trường nặng nề, thậm chí rác thải còn tới tận những vùng xa xôi như Borneo.

Những bức hình tố cáo sự bạc đãi của con người với Trái Đất

Urban Life in Singapore - Thigh Wanna (Singapore, 2017): Bức ảnh của Thigh Wanna đặc biệt gây ấn tượng khi chụp lại một bộ mặt khác của xã hội hiện đại ở đất nước được mệnh danh sạch nhất thế giới - Singapore. Khoảng 80% người dân Singapore sống trong các tòa nhà chung cư cao tầng. Mặt khác, ô nhiễm không khí vẫn là một vấn nạn ở nhiều quốc gia châu Á.

Những bức hình tố cáo sự bạc đãi của con người với Trái Đất

Floating life on river under pollution - Tapan Karmakar (Bangladesh, 2018): Tình trạng ô nhiễm sông ngòi gia tăng mỗi ngày ở Ấn Độ cũng như các nước lân cận. Tác phẩm của nhiếp ảnh gia Tapan Karmakar cho thấy sông Buriganga (Dhaka, Bangladesh) bị ô nhiễm nặng nề. Người dân địa phương phải chung sống với rác thải, chịu môi trường ô nhiễm do chính họ gây ra.

Theo Zing.vn

Đọc thêm

Vợ đắc cử nhưng chồng tuyên thệ

Vợ đắc cử nhưng chồng tuyên thệ

Sau ba thập kỷ luật pháp đảm bảo quyền đại diện bình đẳng cho phụ nữ trong hội đồng làng ở Ấn Độ, hiện tượng 'chồng trưởng làng' vẫn ngự trị. Nhưng những tiếng nói mới đây đang dần phá vỡ im lặng.
Podcast tản văn: Mùa sắc hương

Podcast tản văn: Mùa sắc hương

Thời gian vi diệu và đỏng đảnh, nhưng hoa cứ rực rỡ, tỏa hương, hoa cứ say đắm với chính sức lan tỏa của mình trước đã. Bởi mai này, biết đâu mưa gió rủi may bất ngờ ập đến…
2 cây phượng tím đang 'hot' nhất Đà Lạt

2 cây phượng tím đang 'hot' nhất Đà Lạt

Ngôi nhà Đà Lạt kiểu xưa ở đường Xô Viết Nghệ Tĩnh và Trường Phổ thông Hermann Gmeiner là 2 địa điểm chụp ảnh gây chú ý ở Đà Lạt (Lâm Đồng) mùa phượng tím.
Podcast truyện ngắn: Bồng bềnh sương núi

Podcast truyện ngắn: Bồng bềnh sương núi

Cuối cùng, anh đã tìm được bông hoa thuần khiết này trên vùng núi cao. Anh đã say đắm hương sắc của nó. Anh muốn cùng em giữ ngọn lửa này để chúng ta sưởi ấm cho nhau. Phương ạ...
Podcast tản văn: Về quê để đến chợ phiên

Podcast tản văn: Về quê để đến chợ phiên

Nhìn lên tờ lịch mỏng, ngày tháng đã dần vợi đi ngay trước mắt. Tôi thu xếp nốt công việc. Giờ này ở quê chắc đang chộn rộn chuẩn bị những món hàng để ngày mai mang ra chợ phiên...
Podcast truyện ngắn: Giữa dòng

Podcast truyện ngắn: Giữa dòng

Lên bờ đi Rông. Đừng long bong đời mình với sóng nước thương hồ. Đời lênh đênh chấp chới nỗi nghiệt oan. Nội, rồi tía, rồi má, giờ đến Rông, đâu ai đi qua nỗi cơ cầu của sóng nước được...
Lạc vào thế giới Ikebana 'Nhất khí nhất hoa'

Lạc vào thế giới Ikebana 'Nhất khí nhất hoa'

8 năm theo đuổi nghệ thuật cắm hoa Ikebana phái Vị Sinh Lưu - Mishoryu, nghệ nhân Đỗ Thị Thu Phượng coi đó như một phép tu tập của mình. Mỗi bông hoa là một khí chất riêng biệt, dạy cho chị rất nhiều về thiên nhiên, vũ trụ.
Podcast tản văn: Trên bến sông quê

Podcast tản văn: Trên bến sông quê

Đứng trước dòng sông quê dịu dàng, tôi bỗng thấy lòng mình nhẹ tênh như chưa từng bon chen giữa phố thành vội vã, nghe trái tim bỗng rung lên những nhịp đập bồi hồi của thơ trẻ hôm qua...