Những ca sĩ 'nhạc đỏ' lừng danh

Gần đây xảy ra sự việc "Ông hoàng nhạc đỏ" trên một Poster, dù ngoài ý muốn của Trọng Tấn. Tuy nhiên, sự phản ứng của dư luận cho chúng ta thấy rằng trong quá khứ có những giọng ca nhạc đỏ lừng danh mà ca sĩ hậu bối cần có những kính trọng thật sự…

Nhạc đỏ ra đời chủ yếu từ 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ và chủ yếu do các nhạc sĩ sáng tác và ca sĩ thể hiện là ở miền Bắc. Do đặc điểm của việc hình thành các dòng nhạc, nhạc đỏ được sáng tác hầu hết mang tính thính phòng và một số tác phẩm được đánh giá cao được đưa vào chương trình giảng dạy của bộ môn thanh nhạc ở các trường nhạc.

Ca sĩ “nhạc đỏ” qua các thời kỳ

Có thể nói, trước năm 1975 ở miền Bắc không có “khái niệm” nhạc đỏ, bởi đời sống ca hát của xã hội thời đó ngoài những bài hát dân ca, cổ truyền, những bài hát còn lại toàn là nhạc đỏ. Đời sống ca hát không có chỗ cho những bài hát “lãng mạn”. Những bài hát như Dư âm (Nguyễn Văn Tý), Sơn nữ ca (Trần Hoàn), Anh đến thăm em một chiều mưa (Tô Vũ)… là không được phép lưu hành.

Trải qua nhiều thế hệ, nếu kể ca sĩ hát nhạc đỏ ở miền Bắc thì cả một danh sách dài dằng dặc, nhưng những người được đông đảo khán giả biết đến thì có thể kể: NSND Quốc Hương (sinh năm 1915), NSƯT Trần Thụ (1928), NSND Trần Chất (1929), NSND Trần Khánh (1931), NSND Quý Dương (1932), NSƯT Quang Hưng (1934), NSND Trần Hiếu (1936), NSƯT Kiều Hưng (1937), NSND Trung Kiên (1939), NSND Doãn Tần (1947), NSND Quang Thọ (1948), NSƯT Dương Minh Đức (1949), NSƯT Tiến Thành (1950), NSƯT Trung Đức (1952)…

Những ca sĩ 'nhạc đỏ' lừng danh ảnh 1

NSND Trần Hiếu một trong những ca sĩ nhạc đỏ “lừng danh” nhất

Nữ ca sĩ thì có: NSND Thương Huyền (1923), NSƯT Tân Nhân (1931), NSND Tường Vy (1938), NSND Thanh Huyền (1942), NSƯT Bích Liên (1944), NSƯT Vũ Dậu (1945), NSND Thanh Hoa (1950), NSND Lê Dung (1951), NSND Thu Hiền (1952)…

Có thể nói đó là những ca sĩ nhạc đỏ lừng danh qua các thời kỳ. Điểm chung của các ca sĩ nói trên là hầu hết họ được đào tạo bài bản, có người tu nghiệp hoặc tốt nghiệp ở các nhạc viện nước ngoài, có quá trình phục vụ và hầu hết được nhà nước phong tặng NSƯT hoặc NSND.

Ở những giai đoạn này, không có sự “độc quyền” ca khúc như hiện nay nên rất nhiều người cùng hát một bài hát. Và tiếng hát của họ đến với đông đảo công chúng chủ yếu qua hệ thống phát nhạc của các đài phát thanh.

Thế hệ gần đây nhất, ở miền Bắc có các gương mặt nổi trội: Việt Hoàn (1967), Đăng Dương (1974), Trọng Tấn (1976), Anh Thơ (1976), Lan Anh (1976). Ngoài ra Vũ Thắng Lợi là một ca sĩ hát nhạc đỏ với phong cách mới, được giới chuyên môn chú ý.

Các ca sĩ nhạc đỏ ở miền Nam thì ít hơn, trước đó có NSƯT Quang Lý (1951), NSƯT Tuấn Phong (1952). Hiện nay có NSƯT Tạ Minh Tâm (1960), NSƯT Thanh Thúy (1977), ngoài ra còn có Huỳnh Lợi, Anh Bằng, Hạ Trâm.

Những “ca sĩ lừng danh” ấn tượng

Nhạc sĩ Nguyễn Cường cho rằng, hát nhạc đỏ có rất nhiều nghệ sĩ nổi tiếng, tuy nhiên ông ấn tượng nhất là với “bộ tứ” gồm các nghệ sĩ: Quốc Hương, Trần Khánh, Quý Dương và Trần Hiếu.

NSND Quốc Hương, tốt nghiệp Nhạc viện Budapest (Hungary), nổi tiếng với các ca khúc Tình ca (Hoàng Việt), Tiểu đoàn 307 (Nguyễn Hữu Trí - Nguyễn Bính), Bình Trị Thiên khói lửa (Nguyễn Văn Thương)…

NSND Trần Khánh, tên tuổi ông gắn liền với các ca khúc: Tôi là người thợ lò, Người chiến sĩ ấy (Hoàng Vân), Bình Trị Thiên khói lửa (Lê Thương), Hà Nội niềm tin và hy vọng (Phan Nhân), Thành phố hoa phượng đỏ (Lương Vinh - Hải Như)…

NSND Quý Dương, giảng viên thanh nhạc của Học viện âm nhạc Quốc gia Việt Nam và là một trong những nghệ sĩ opera đầu tiên của Việt Nam, nổi tiếng qua những bài hát Chào sông Mã anh hùng (Xuân Giao), Bài ca Hồ Chí Minh (Văn Cao), Tình em, Cùng anh tiến quân trên đường dài (Huy Du)…

NSND Trần Hiếu tốt nghiệp Nhạc viện Sophia (Bungary) tên tuổi gắn liền với những bài hát như Hò kéo pháo (Hoàng Vân), Tôi là Lê Anh Nuôi, Anh quân bưu vui tính (Đàm Thanh)…

Với các nữ nghệ sĩ hát nhạc đỏ thì ấn tượng nhất đối với nhạc sĩ Nguyễn Cường là: Thương Huyền, Lê Dung, Thanh Hoa, Tường Vy.

NSND Thương Huyền (1923), dù bà là một giọng hát thiên về dân ca, nhưng bà cũng hát “nhạc đỏ” từ rất sớm. Trước kháng chiến chống Pháp bà đã hát Côn Đảo, Sơn La (Đỗ Nhuận), Tiếng gọi sinh viên, Lên đàng (Lưu Hữu Phước). Sau đó bà nổi tiếng với các bài hát: Người Hà nội (Nguyễn Đình Thi), Đoàn vệ quốc quân (Phan Huỳnh Điểu), Du kích sông Thao (Đỗ Nhuận), Câu hò bên bờ Hiền Lương (Hoàng Hiệp)…

NSND Tường Vy (1938) nổi tiếng với các bài hát Tiếng đàn Ta Lư (Huy Thục), Cô gái vót chông (Hoàng Hiệp, thơ Molovklavi), Bóng cây Kơ-nia (Phan Thanh Nam, thơ Ngọc Anh), Cánh chim báo tin vui (Đàm Thanh)…

NSND Thanh Hoa (1950) nổi tiếng với các bài hát Tàu anh qua núi, Tình yêu trên dòng sông Quan họ (Phan Lạc Hoa) Giữa Mạc Tư Khoa nghe câu hò Nghệ Tĩnh (Trần Hoàn), Bác Hồ một tình yêu bao la (Thuận Yến), Đường tàu mùa xuân (Phạm Minh Tuấn)…

NSND Lê Dung (1951) tốt nghiệp cao học Nhạc viện Tchaikovsky, mảng chính của bà là nhạc kịch, thính phòng, một số bài nhạc đỏ được bà thể hiện thành công như: Xa khơi, Bài ca hy vọng, Anh ở đầu sông em cuối sông…

Để nhạc đỏ sống với thị trường âm nhạc

Nhạc sĩ Huy Tuấn cho rằng: “Nghe và cảm nhận nhạc đỏ hiện nay và trước đây khác nhau. Hiện nay nghe như một hoài niệm, còn ngày xưa người nghe là đang sống với thời cuộc. Hơn nữa, xử lý âm nhạc ngày nay cũng có những cái khác xưa. Vì vậy, việc so sánh ca sĩ của các thời kỳ là không nên.

Nhưng khi âm nhạc thị trường với việc xuất hiện nhiều dòng nhạc và nhạc đỏ bị lấn át. Các giọng ca nhạc đỏ như Trọng Tấn, Việt Hoàn, Đăng Dương, Tạ Minh Tâm, Thanh Thúy… được xem là của hiếm.

Họ chính là thế hệ nối tiếp những Quý Dương, Trần Hiếu… ngày xưa để làm dòng nhạc này sống mãi trong lòng công chúng. Qua những gì đã thể hiện, họ xứng đáng nhận được tình cảm của đông đảo người hâm mộ”.

Theo TT&VH

Đọc thêm

ABC News: Vì sao bánh mì Việt Nam khiến người Australia 'phát cuồng'?

ABC News: Vì sao bánh mì Việt Nam khiến người Australia 'phát cuồng'?

Trang tin tức ABC News vừa đăng tải bài viết với tiêu đề “Why are Australians obsessed with bánh mì, the Vietnamese roll with the complex history?” (Tạm dịch: Vì sao người Australia “mê” bánh mì Việt Nam, món ăn giản dị chứa đựng câu chuyện lịch sử đặc biệt), phản ánh sức hút ngày càng lớn của bánh mì Việt trên đất Australia.
Podcast truyện ngắn: Kỷ vật cuối cùng

Podcast truyện ngắn: Kỷ vật cuối cùng

Chiếc đồng hồ cũ kỹ nằm im lìm trong hộp gỗ, phủ đầy bụi thời gian. Đó là kỷ vật giản dị, chứa đựng cả một kho tàng ký ức về người bà đã khuất với biết bao câu chuyện, những hồi ức đẹp đẽ về một thời đã qua...
Ly sữa chua... “chát”!?

Ly sữa chua... “chát”!?

Vị thanh mát của ly sữa chua đánh đá post lên mạng hôm ấy giờ chỉ còn trong mường tượng, nhưng dư vị chua ít, chát nhiều còn đọng lại và phảng phất gần xa ở Hà Tĩnh.
Thắp sáng tinh thần từ bi và hướng thiện

Thắp sáng tinh thần từ bi và hướng thiện

Đại lễ Phật đản được tổ chức tại hơn 300 ngôi chùa lớn, nhỏ trên địa bàn Hà Tĩnh là dịp để cộng đồng nhìn nhận những giá trị sống tích cực, lan tỏa tinh thần từ bi, hướng thiện của Phật giáo.
Podcast tản văn: Vàng nắng vàng đồng

Podcast tản văn: Vàng nắng vàng đồng

Sinh ra và lớn lên ở quê, những cảnh vật, con người nơi đây đã quá quen thuộc với tôi. Tôi yêu dòng sông như dải lụa xanh uốn lượn ôm trọn xóm thôn; yêu những hàng bằng lăng tím lịm chạy dọc theo con đường làng; yêu cả những tường rào được phủ sắc hoa tigon đỏ tươi như màu máu con tim trong bài thơ tình lãng mạn của ai đó...
Podcast truyện ngắn: Bí mật dưới chân đèn

Podcast truyện ngắn: Bí mật dưới chân đèn

Tuổi trẻ của mẹ tôi là một phần ký ức đẹp đẽ của hai người lính. Tôi lại là con gái của mẹ. Đó là một nỗi niềm sâu kín. Kỷ vật này, tôi sẽ thay mẹ mình giữ mãi...
Podcast tùy bút: Về thăm quê Bác Làng Sen

Podcast tùy bút: Về thăm quê Bác Làng Sen

Về thăm quê Bác tháng 5, ta như được đi trong làn hương thơm dịu mát của hoa sen, loài hoa với phẩm cách thanh cao và luôn tỏa rạng, tỏa sáng, vừa thoảng hương thơm ngát, vừa bình dị gần gũi với đồng quê mộc mạc.
Podcast đến với bài thơ hay: Một chiều Đồng Lộc

Podcast đến với bài thơ hay: Một chiều Đồng Lộc

Đã có hàng trăm bài thơ ra đời tỏ lòng khâm phục và tiếc thương mười cô gái ở Ngã ba Đồng Lộc cùng bao người con đã ngã xuống nơi đây, dẫu vậy, “Một chiều Đồng Lộc” vẫn để lại dấu ấn riêng về tứ thơ và tình cảm của tác giả.
Podcast tản văn: Bến nước sông quê

Podcast tản văn: Bến nước sông quê

Có những dòng sông không chỉ chảy qua đất đai mà còn chảy dọc theo miền ký ức. Có những bến nước không chỉ là nơi neo đậu của những chuyến đò ngang, mà còn là nơi neo đậu của hồn quê, của tình người, và những kỷ niệm lắng sâu.
Podcast tản văn: Nhớ bóng tre làng

Podcast tản văn: Nhớ bóng tre làng

Tôi sinh ra và lớn lên từ làng, nơi có lũy tre xanh rì rào khăng khít, nơi ôm ấp tôi từ thuở ấu thơ đầu trần chân đất, nơi thật thà chất phác ruộng đồng vàng hươm, dòng kênh miệt mài tưới tắm đi qua bao vật đổi sao dời…
Podcast mỗi tuần một câu chuyện: Mùa lúa trổ bông

Podcast mỗi tuần một câu chuyện: Mùa lúa trổ bông

Chiều quê yên ả, những cánh đồng mướt xanh như tấm thảm trải dài vô tận. Màu xanh ngút ngàn căng tràn sức sống của lúa đương thì con gái khiến người xem như được tiếp thêm nguồn sinh lực sống mạnh mẽ...
Thái Lan lo du lịch Việt Nam vượt mặt

Thái Lan lo du lịch Việt Nam vượt mặt

Lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 3 tăng gần 50% so với trước đại dịch, trong khi Thái Lan tăng trưởng chậm khiến các doanh nghiệp lữ hành lo lắng.
Podcast truyện ngắn: Mùa cau trở lại

Podcast truyện ngắn: Mùa cau trở lại

"Mùa cau trở lại" của tác giả Sơn Trần. Với giọng kể chân thành, mộc mạc, câu chuyện không chỉ nói về mùa cau – mùa vụ gắn bó với đời sống người dân quê – mà còn thấm đẫm những tình cảm gia đình, nỗi nhớ quê hương, và tình yêu âm thầm mà sâu sắc.
Podcast tản văn: Nhớ nhung mít ta ở làng

Podcast tản văn: Nhớ nhung mít ta ở làng

Có những hương vị tuổi thơ chỉ cần nhắc tới thôi đã khiến lòng ta thổn thức. Trong ký ức của nhiều người, trái mít quê – mộc mạc, thơm nồng – không chỉ là món quà ngọt ngào của đất trời mà còn là biểu tượng của tình làng nghĩa xóm, đầy ắp yêu thương.
Khai mạc Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc - Vesak 2025

Khai mạc Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc - Vesak 2025

Sáng 6/5, Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc - Vesak 2025 đã khai mạc trọng thể tại Học viện Phật giáo Việt Nam ở TP Hồ Chí Minh với chủ đề “Đoàn kết và bao dung vì nhân phẩm con người: Tuệ giác Phật giáo vì Hòa bình thế giới và Phát triển bền vững".
Phong cảnh hữu tình dọc tuyến cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh

Phong cảnh hữu tình dọc tuyến cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh

Trên tuyến cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh có nhiều đoạn tuyến băng qua đồng ruộng, đồi núi, sông suối tạo nên những cảnh đẹp hữu tình. Tuyến cao tốc được kỳ vọng tạo động lực quan trọng trong việc mở ra không gian phát triển mới về kinh tế - xã hội, thu hút đầu tư cho Hà Tĩnh.
Du lịch Hà Tĩnh - bước tiến mới về khách lưu trú

Du lịch Hà Tĩnh - bước tiến mới về khách lưu trú

Thời tiết khá tốt, nhiều sản phẩm mới hấp dẫn, giao thông thuận tiện... là những yếu tố quan trọng giúp các khu, điểm du lịch Hà Tĩnh thu hút hơn 734 nghìn lượt khách trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
Podcast tản văn: Về Hà Tĩnh nghe biển hát

Podcast tản văn: Về Hà Tĩnh nghe biển hát

Hà Tĩnh được thiên nhiên ban tặng cảnh quan sơn thủy hữu tình với những bãi biển cát mịn, nước trong, nhiều làng chài cổ có tuổi đời hàng ngàn năm. Về Hà Tĩnh, du khách không chỉ được đắm mình trong làn nước biển xanh trong, ngắm cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ mà còn được nghe những huyền tích thú vị.
Podcast giai thoại danh nhân: Bóng dáng người vợ

Podcast giai thoại danh nhân: Bóng dáng người vợ

Danh họa Nguyễn Phan Chánh có mối tình lớn với người vợ đầu tiên, người đã sinh cho ông 6 người con và dâng hiến cả cuộc đời cho gia đình. Dù là vợ của một danh họa nổi tiếng, nhưng bà có một cuộc đời vất vả, lo toan và nhiều hy sinh.
Nhớ về kẻ sĩ Ngàn Hống Võ Hồng Huy

Nhớ về kẻ sĩ Ngàn Hống Võ Hồng Huy

Nhà nghiên cứu văn hoá dân gian Võ Hồng Huy là người có nhiều đóng góp cho kho tàng văn hoá dân gian xứ Nghệ với danh xưng: “kẻ sĩ Ngàn Hống”.