Giáo dục

Những câu chuyện ấm áp dưới mái trường (bài 2): Bản làng vui có bước chân thầy cô
Những câu chuyện ấm áp dưới mái trường (bài 2): Bản làng vui có bước chân thầy cô

Khi con đường đến trường còn đẫm hơi sương, ngọn núi vẫn ẩn khuất trong màn mây mù dày đặc thì những người gieo chữ ở bản Rào Tre (xã Hương Liên, Hương Khê) đã bắt đầu một ngày mới. Bước chân quen thuộc của thầy cô đã đến với bản làng, đánh thức con trẻ, thúc giục các em nhanh bước đến trường.

Những câu chuyện ấm áp dưới mái trường (bài 2): Bản làng vui có bước chân thầy cô

Mỗi sáng tinh mơ, bóng dáng quen thuộc của 2 cô giáo điểm trường mầm non ở bản Rào Tre, thuộc Trường Mầm non Hương Liên là Hoàng Thị Hương (SN 1975) và Lê Thị Thành (SN 1991) lại xuất hiện trên con đường vào bản để đón các em nhỏ tới trường. Tiếng bước chân vội vã, tiếng gọi trò ấm áp dưới bậc thang nhà sàn là những thanh âm khởi đầu một ngày mới giữa rừng núi mênh mông.

Những câu chuyện ấm áp dưới mái trường (bài 2): Bản làng vui có bước chân thầy cô

Mỗi sáng tinh mơ, bóng dáng quen thuộc của 2 cô giáo: Hoàng Thị Hương và Lê Thị Thành lại xuất hiện trên con đường vào bản để đón học sinh tới trường.

Dừng chân tại ngôi nhà nằm im lìm ở cuối bản, cô Lê Thị Thành cho biết: “Gia đình này có 2 cháu là Hồ Hoài Ly (5 tuổi) và Hồ Quốc Nguyên (3 tuổi) đang học tại Trường Mầm non Hương Liên. Hoàn cảnh gia đình các cháu rất khó khăn, mẹ đi làm ăn xa, bố sức khỏe không ổn định, các cháu chủ yếu nhờ bà chăm sóc nên việc đưa đón trẻ đi học đã trở thành việc thường ngày của cô”.

Những câu chuyện ấm áp dưới mái trường (bài 2): Bản làng vui có bước chân thầy cô

Cô Hoàng Thị Hương và Lê Thị Thành đón 2 cháu là Hồ Hoài Ly (5 tuổi) và Hồ Quốc Nguyên (3 tuổi) đến trường.

Những câu chuyện ấm áp dưới mái trường (bài 2): Bản làng vui có bước chân thầy cô

Vất vả nhất là những ngày mưa gió, rét mướt, để vượt qua quãng đường núi hơn 2 km từ điểm trường vào bản là cả một thử thách lớn. Nhiều hôm, các cô phải gõ cửa từng nhà để tìm học sinh (HS), bởi trẻ con nơi đây vẫn giữ nguyên thói quen gặp đâu ngủ đó, trẻ nhà này thường hay ngủ ở nhà khác nên có lúc mất rất nhiều thời gian... Nhưng, khó khăn, thử thách vẫn không ngăn được bước chân, nhiệt huyết của giáo viên cắm bản, bởi cô không đến là cháu nghỉ học, mọi nỗ lực duy trì nền nếp lớp học của 17 HS mầm non dân tộc Chứt tại điểm trường nơi bản Rào Tre sẽ trở nên vô nghĩa. Và sự kiên trì, bền bỉ, tâm huyết của những người gieo chữ nơi thâm sơn này đã đơm hoa, kết trái với những giờ học ngập tràn tiếng cười, tiếng hát, tỷ lệ học sinh chuyên cần đạt 100%.

Những câu chuyện ấm áp dưới mái trường (bài 2): Bản làng vui có bước chân thầy cô

Mỗi buổi học đều chứa đựng sự kiên trì, bền bỉ và tâm huyết của người giáo viên nơi bản cao.

Cách điểm trường mầm non ở bản Rào Tre gần 3km, từ 6h sáng, cô Hoàng Thị Thưu (SN 1971) - giáo viên Trường Tiểu học Hương Liên - người được giao phụ trách HS dân tộc Chứt cũng đã có mặt tại trường để theo dõi việc ăn sáng của 20 em đang học tại đây.

Những câu chuyện ấm áp dưới mái trường (bài 2): Bản làng vui có bước chân thầy cô
Những câu chuyện ấm áp dưới mái trường (bài 2): Bản làng vui có bước chân thầy cô

Tình thương, sự bền bỉ, nhiệt tình của cô và các đồng nghiệp đã khiến các em ngày càng gắn bó với thầy cô, với bạn bè, trường lớp.

“3 năm nay, Phòng GD&ĐT huyện Hương Khê huy động nguồn xã hội hóa để duy trì bữa ăn sáng và ăn trưa miễn phí cho HS dân tộc Chứt ở trường mầm non và tiểu học. Thầy cô có thêm nhiệm vụ chăm lo từng bữa ăn, giấc ngủ, quản lý HS bán trú, nhưng bù lại, các em đã tự giác đến trường. Không còn cảnh có HS ngái ngủ hay ngất xỉu vì đói trong giờ học như trước, tinh thần tiếp thu bài giảng của các em cũng tốt hơn, tỷ lệ chuyên cần duy trì ổn định” - cô Thưu chia sẻ niềm vui.

28 năm gắn bó với sự nghiệp trồng người trên mảnh đất này, trong đó, hơn 8 năm gắn bó với HS dân tộc Chứt, cô Thưu được ví như người mẹ thứ 2 của những đứa trẻ nơi núi rừng. Tình thương yêu, sự bền bỉ, nhiệt tình của cô và các đồng nghiệp đã khiến các em ngày càng gắn bó với thầy cô, với bạn bè, trường lớp. Từ chỗ chưa biết mặt chữ, chưa cầm được cây bút để viết, nay hầu hết các em đã đọc thông, viết thạo, biết làm toán...

Thầy Phan Quốc Thanh - Trưởng phòng GD&ĐT huyện Hương Khê cho biết: “Sự tâm huyết, tận tụy với nghề, với HS của những cô giáo cắm bản đã góp phần quan trọng đưa tỷ lệ huy động HS dân tộc Chứt đến lớp đạt 100%; tỷ lệ chuyên cần ngày càng cao. Nỗ lực của các thầy cô đã và đang góp phần quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu xóa mù chữ và giữ vững chất lượng phổ cập ở các bậc học”.

Những câu chuyện ấm áp dưới mái trường (bài 2): Bản làng vui có bước chân thầy cô

Nỗ lực của các thầy cô giáo trong những năm tháng kiên trì, bền bỉ “cõng chữ” lên non đã mang ánh sáng tri thức đến với bản làng, thắp sáng ước mơ, khát vọng vượt núi của HS dân tộc thiểu số. Em Hồ Thị Sương - sinh viên ngành Giáo dục Mầm non, Trường Đại học Hà Tĩnh là một trong số đó.

Những câu chuyện ấm áp dưới mái trường (bài 2): Bản làng vui có bước chân thầy cô

Hồ Thị Sương đang theo học tại Trường Đại học Hà Tĩnh.

Sương là chị cả trong gia đình có 4 người con ở bản Rào Tre. Cuộc sống vất vả, khó khăn khiến em nhiều lần nghĩ đến việc bỏ học để đi làm đỡ đần giúp mẹ. Quãng thời gian theo học ở Trường THCS&THPT Dân tộc nội trú Hà Tĩnh (thị trấn Hương Khê), sống xa nhà nên nỗi nhớ bản làng, nhớ mẹ và các em luôn day dứt trong mỗi bữa ăn, giấc ngủ của Sương. Thế rồi, sự quan tâm, động viên của các cô giáo đã giúp em vơi bớt nỗi buồn.

“Cô giáo là những người mẹ ở trường luôn chăm sóc cho em khi đau ốm, dạy em từ những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống đến việc định hướng nghề nghiệp, giúp em đặt ra mục tiêu và nỗ lực thực hiện vì một ngày mai tươi sáng hơn...” - Sương tâm sự.

Mỗi lần nhắc đến quãng đường đã qua, trong ký ức của Sương vẫn luôn đầy ắp những kỷ niệm về các thầy cô giáo. Đó là những người thầy mang quân hàm xanh ở đồn biên phòng, cô Thưu (Trường Tiểu học Hương Liên); cô Hương, cô Na (Trường THCS&THPT Dân tộc nội trú Hà Tĩnh); thầy Quyền (Trường Đại học Hà Tĩnh) cùng nhiều thầy cô khác... Giờ đây, cô sinh viên đầu tiên của dân tộc Chứt ở Hà Tĩnh đã bước sang năm thứ 3 đại học. “Từ sự quan tâm, đồng hành và chỉ bảo của thầy cô, em ngày càng mạnh dạn, tự tin hơn trong cuộc sống. Em cũng đang nỗ lực từng ngày thực hiện ước mơ trở thành giáo viên, để tiếp tục hành trình “gieo chữ” trên bản làng, như những gì em đã nhận được từ thầy cô của mình” - Sương chia sẻ.

Những câu chuyện ấm áp dưới mái trường (bài 2): Bản làng vui có bước chân thầy cô

Những ngày này, tại Trường THCS&THPT Dân tộc nội trú Hà Tĩnh, em Hồ Việt Đức cũng đang miệt mài học tập để chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT. Ước mơ của Đức là trở thành chiến sỹ bộ đội biên phòng để bảo vệ biên giới Tổ quốc và giúp dân bản.

Chia sẻ về quãng thời gian trưởng thành trong vòng tay của các thầy cô giáo, Đức trải lòng: “Những ngày đầu, việc học tập, sinh hoạt theo khuôn khổ, nền nếp với em là một thử thách hết sức khó khăn. Em đã từng trốn học về nhà và các thầy cô phải vào bản động viên trở lại trường. Từng ngày chứng kiến nỗi vất vả, hy sinh của thầy cô, em đã sớm thay đổi và càng cố gắng hoàn thiện bản thân hơn”.

Những câu chuyện ấm áp dưới mái trường (bài 2): Bản làng vui có bước chân thầy cô

Hồ Việt Đức (thứ 2 bên phải sang) đã xác định ước mơ và đang quyết tâm thực hiện mơ ước với sự đồng hành, chắp cánh của thầy cô.

Như bao HS dân tộc Chứt sống dưới chân núi Ka Đay, hoàn cảnh gia đình cô bé Hồ Kiều Loan (lớp 5A - Trường Tiểu học Hương Liên) cũng hết sức khó khăn. Nhờ sự giúp đỡ của các chú bộ đội biên phòng, các thầy cô nên cả 4 anh em Loan đều được đến trường.

Từ những con chữ đầu tiên được thầy cô cầm tay đưa nét, những phép tính giản đơn phải làm đi làm lại nhiều lần, trước nhớ sau quên..., đến nay, Loan đã viết chữ đẹp, làm toán giỏi. Phần thưởng ý nghĩa cho sự chăm ngoan, học giỏi của Loan là chuyến tham gia Ngày hội Văn hóa thiếu nhi các dân tộc khu vực miền Trung, diễn ra vào những ngày cuối tháng 8/2023, tại TP Huế.

Những câu chuyện ấm áp dưới mái trường (bài 2): Bản làng vui có bước chân thầy cô
Những câu chuyện ấm áp dưới mái trường (bài 2): Bản làng vui có bước chân thầy cô

Hồ Kiều Loan luôn nhận được sự quan tâm của thầy cô, bạn bè.

Loan cho biết: “Cùng các bạn tham gia ngày hội, được gặp gỡ, học hỏi nhiều bạn bè, em biết thêm nhiều lắm. Em hứa sẽ chăm chỉ học tập, vâng lời thầy cô, để được học hỏi thêm thật nhiều điều, sau này lớn lên làm cô giáo”.

Giờ đây, với Loan và các bạn dân tộc Chứt, mỗi ngày đến trường thực sự là một ngày vui. Bởi trường học không chỉ là nơi cho các em kiến thức, sự hiểu biết mà còn cho các em một môi trường học tập, sinh hoạt đảm bảo các điều kiện và ấm áp về tinh thần. Những vắt xôi sáng ấm nóng thơm mùi nếp mới, những bữa trưa đầy đủ chất dinh dưỡng, rồi nào sách vở, áo quần, đều chứa đựng sự quan tâm và tình thương yêu của các thầy cô.

Những câu chuyện ấm áp dưới mái trường (bài 2): Bản làng vui có bước chân thầy cô

Hồ Kiều Loan (thứ 3 bên trái sáng) tham dự Ngày hội Văn hóa thiếu nhi các dân tộc khu vực miền Trung tại tỉnh Thừa Thiên Huế.

Rời bản làng khi chiều dần buông, trong chúng tôi dâng lên nhiều cảm xúc. Mỗi bước trưởng thành của HS dân tộc Chứt đều in đậm hình ảnh thân thương của những người thầy giáo, cô giáo. Họ đã dành trọn tuổi thanh xuân với niềm say mê, nhiệt huyết “gieo chữ, trồng người” nơi bản làng xa xôi, để viết nên những câu chuyện cổ tích giữa đời thường.

BÀI, ẢNH, VIDEO: NHÓM P.V

THIẾT KẾ: CÔNG NGỌC

Những câu chuyện ấm áp dưới mái trường (bài 1): Cùng trò nghèo vượt khó

(Còn nữa).

Thiết kế: Công Ngọc

Chủ đề NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM

Chủ đề NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11

Đọc thêm

Trường THCS Lê Văn Thiêm - 40 năm chắp cánh tri thức, kết nối tương lai

Trường THCS Lê Văn Thiêm - 40 năm chắp cánh tri thức, kết nối tương lai

Trong suốt hành trình 40 năm phát triển, Trường Năng khiếu thị xã Hà Tĩnh xưa và Trường THCS Lê Văn Thiêm nay luôn là lá cờ đầu của ngành GD&ĐT tỉnh nhà. Không chỉ đảm đương sứ mệnh là “nôi” bồi dưỡng nhân tài, chắp cánh ước mơ cho các thế hệ học sinh, Trường THCS Lê Văn Thiêm đang bắt nhịp xu thế, phát triển mô hình trường học tiên tiến, năng động, từng bước hội nhập quốc tế.
Người thầy dành trọn tình yêu thương cho học trò

Người thầy dành trọn tình yêu thương cho học trò

Hơn 17 năm gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, thầy Trần Xuân Thắng (Trường THPT Cẩm Bình, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã dành trọn tình yêu thương cho học trò, chắp cánh cho các em bước tới tương lai.
“Cùng con học bài”

“Cùng con học bài”

Phong trào “Cùng con học bài” do Hội LHPN huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) triển khai không chỉ nhằm truyền đạt kiến thức mà còn là cơ hội để bố mẹ gắn kết hơn với con cái.
Mỗi năm, Hà Tĩnh đầu tư hàng trăm tỷ đồng nâng cấp, xây mới trường học

Mỗi năm, Hà Tĩnh đầu tư hàng trăm tỷ đồng nâng cấp, xây mới trường học

Thực hiện Đề án Xây dựng trường mầm non và phổ thông công lập đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, các địa phương đặc biệt quan tâm triển khai thực hiện gắn với phong trào xây dựng NTM, đô thị văn minh. Mỗi năm các trường học đã được đầu tư hàng trăm tỷ đồng để củng cố, nâng cấp, xây mới.