Những dấu hiệu cảnh báo bệnh tim

Bệnh tim là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong trên toàn cầu. Theo ước tính có ít nhất 20% người chết mỗi năm do các biến chứng tim mạch. Các bệnh về tim có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi, giới tính, tuy nhiên phổ biến hơn trong độ tuổi trên 40, ít gặp ở trẻ nhỏ.

Nhiều thói quen không lành mạnh khác nhau khiến cho bệnh tim ngày càng phổ biến. Chế độ ăn uống không lành mạnh, giàu chất béo làm tăng lượng cholesterol trong cơ thể, gây cản trở quá trình cung cấp máu của tim. Những thói quen như ít tập thể dục, hút thuốc, uống nhiều rượu… cũng là nguyên nhân góp phần gây bệnh tim.

nhung dau hieu canh bao benh tim

Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo bệnh tim:

Mệt mỏi khi hoạt động thể chất

Nếu bạn cảm thấy vô cùng mệt mỏi sau vài phút hoạt động như đi bộ, chạy bộ, dọn dẹp… bạn nên đi kiểm tra tim.

Rối loạn cương dương

Tim hoạt động yếu làm giảm lượng máu đến cơ quan sinh dục, dẫn đến các vấn đề như rối loạn cương dương.

Tăng huyết áp

Nếu bạn bị bệnh cao huyết áp trong thời gian dài, khả năng tim cũng bị ảnh hưởng, do tim phải bơm máu với áp lực quá lớn.

Ho dai dẳng

Suy tim sung huyết làm tích tụ các chất dịch trong phổi, gây ho dai dẳng, kéo dài.

Sưng các chi

Nếu bạn thường xuyên bị sưng tay, chân có thể bạn đang gặp vấn đề về tim do tim không bơm đủ máu đến tứ chi.

Viêm nha chu

Một trong những triệu chứng của bệnh tim là tình trạng viêm, đặc biệt là viêm nha chu. Đây là triệu chứng bạn cần lưu ý.

Theo Univadis/ Boldsky/SKĐS

Chủ đề Tư vấn sức khỏe

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

7 loại thực phẩm giúp giảm mỡ máu

7 loại thực phẩm giúp giảm mỡ máu

Tăng mỡ máu xấu (cholesterol xấu) có thể dẫn đến nhiều nguy cơ cho sức khỏe, làm tăng đau tim, đột quỵ và các tình trạng sức khỏe liên quan.
Dầu ăn nào tốt nhất cho sức khỏe?

Dầu ăn nào tốt nhất cho sức khỏe?

Dầu ôliu nguyên chất được nghiên cứu kỹ và có nhiều bằng chứng nhất về lợi ích sức khỏe, dầu bơ và các loại dầu thực vật giàu oleic cũng là lựa chọn lành mạnh.
Để trẻ chịu trách nhiệm cho việc mình làm

Để trẻ chịu trách nhiệm cho việc mình làm

Thay vì vội vàng phủ nhận nhận thức của trẻ bằng câu nói “biết gì đâu”, có lẽ người lớn nên dành thời gian để giải thích cho trẻ, giúp trẻ nhận ra đâu là đúng, đâu là sai và cần chịu trách nhiệm cho những việc mình đã làm.