Những ngày này, người chăn nuôi ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) đang tích cực chăm sóc, bổ sung chất dinh dưỡng cho hươu để thu về “lộc” nhung chất lượng trong dịp tết Nguyên đán.
Nhung hươu là một trong tứ đại danh dược “sâm, nhung, quế, phụ” đem lại nhiều tác dụng tích cực đối với sức khỏe. Tuy nhiên, nhung hươu cần được chăm sóc, khai thác đúng cách, đúng thời điểm mới đảm bảo về giá trị dưỡng chất và đem lại hiệu quả sử dụng tối ưu.
Với những lợi thế và giá trị mang lại từ nhung hươu, Hà Tĩnh đang tiếp tục chú trọng triển khai các đề tài nghiên cứu, ứng dụng KH&CN để khai thác tối đa tiềm năng của loại "thần dược" này.
Sau tết Nguyên đán là thời điểm nhung hươu vào mùa thu hoạch. Khác với sự háo hức thường lệ, năm nay người nuôi hươu ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) khá lo lắng khi sức mua giảm khiến nhung rớt giá.
Hơn 1 tháng nay, người nuôi hươu Hương Sơn (Hà Tĩnh) tập trung cao cho công tác chăm sóc con nuôi để có thể thu về những cặp nhung chất lượng tốt từ trước tết Nguyên đán Giáp Thìn.
Mô hình liên kết sản phẩm OCOP từ nhung hươu ở xã Sơn Giang (Hương Sơn, Hà Tĩnh) không chỉ tập trung vào các hoạt động sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nhung hươu mà còn phát triển du lịch trải nghiệm.
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải vừa ký ban hành quyết định về việc phân bổ chi tiết kế hoạch vốn đầu tư phát triển năm 2023 nguồn ngân sách Trung ương thực hiện Chương trình OCOP.
Chuỗi liên kết các sản phẩm OCOP từ nhung hươu gắn với phát triển cộng đồng tại xã Sơn Giang, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) vừa được Bộ NN&PTNT đưa vào danh mục thí điểm thuộc Chương trình OCOP giai đoạn 2021-2025.
Cặp nhung hươu vừa lớn (nặng 3,77kg), vừa đẹp, vừa lạ của một gia đình ở thôn Thiên Nhẫn, xã Sơn Tiến (Hương Sơn - Hà Tĩnh) đã được bán với giá 44 triệu đồng.
Chương trình phát triển tài sản trí tuệ của Chính phủ sẽ tăng cường độ phủ của chỉ dẫn địa lý đối với nhung hươu Hương Sơn (Hà Tĩnh), đồng thời đa dạng hóa sản phẩm và gia tăng giá trị.
Dù không theo đuổi được ngành nghề đã lựa chọn nhưng anh Trần Xuân Tin (SN 1990, trú tại thôn Đông Phố, xã Quang Diệm, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh) đã có lối rẽ thành công từ việc phát triển nghề nuôi hươu truyền thống của địa phương.
Khi những mầm xanh đang vươn mình sau giấc ngủ đông cũng là thời điểm người dân huyện miền núi Hương Sơn (Hà Tĩnh) rộn ràng vào mùa thu hoạch lộc nhung hươu.
Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đã chọn nhung hươu Hương Sơn (Hà Tĩnh) là một trong những sản phẩm để hỗ trợ quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý, qua đó sử dụng hiệu quả công cụ sở hữu trí tuệ để quảng bá và nâng cao giá trị sản phẩm trên thị trường.
Hương Sơn (Hà Tĩnh) là địa phương có số lượng đàn hươu lớn nhất tỉnh với trên 42.000 con. Mùa “hái lộc” nhung huơu năm nay, bà con toàn huyện ước thu về khoảng 120 tỷ đồng.
Thời điểm cuối năm, các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm từ nhung hươu trên địa bàn Hương Sơn (Hà Tĩnh) phải tăng cường nhân lực, đảm bảo nguồn nguyên liệu để kịp đưa sản phẩm tới tay khách hàng.
Thời điểm này, các cơ sở chế biến sản phẩm nhung hươu đạt chuẩn OCOP trên địa bàn huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đang “chạy đua” với thời gian để kịp sản xuất, phục vụ nhu cầu của khách hàng dịp cuối năm.
Sau nhiều năm đầu tư nghiên cứu, sản phẩm sâm nhung mật ong của Công ty CP Dược Hà Tĩnh được tung ra thị trường và trở thành sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc năm 2022.
Tỉnh Hà Tĩnh sẽ hướng dẫn Bôlykhămxay xây dựng chuồng trại chăn nuôi hươu nhốt và chuồng bán chăn thả, ứng dụng các quy trình kỹ thuật phục vụ chăn nuôi hươu.
Với mong muốn đưa đặc sản nhung hươu của quê hương vươn xa, vợ chồng chị Nguyễn Thu Hiền (SN 1980, trú tại thôn 7, xã Sơn Giang, Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã mạnh dạn đầu tư máy móc, nhà xưởng để chế biến sâu các sản phẩm, đưa lại doanh thu hơn 12 tỷ đồng/năm.
Chăn nuôi hươu tuy không phải là nghề mới ở Hà Tĩnh nhưng vẫn còn khá xa lạ với nhiều nông dân Hương Khê. Gần đây, phong trào nuôi hươu được bà con xã Hương Long nhân rộng và phát huy hiệu quả kinh tế.
Mấy năm trở lại đây, khi nghề nuôi hươu ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) phát triển mạnh đã hình thành những tốp thợ chuyên nghề cắt nhung. Công việc đòi hỏi phải có kinh nghiệm, sức khỏe, nhanh nhẹn và khéo tay nhưng bù lại, cho người thợ nguồn thu nhập khá lúc nông nhàn.
Mạnh dạn rời bỏ thành phố với công việc ổn định, thu nhập khá cao, để về quê nhà ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) khởi nghiệp từ đặc sản nhung hươu, vợ chồng anh Nguyễn Khắc Huân (SN 1993) đang dần chứng minh con đường “trở về” của bản thân là lựa chọn đúng đắn.
Không phải là địa giới trên bản đồ hành chính nhưng từ nhiều thế kỷ nay, với người Hương Sơn (Hà Tĩnh), Linh Cảm chính là “cột mốc” để từ đó xác định “biên giới” của quê nhà, của những chuyến đi xa, của những chuyến trở về…
Một trong những giải pháp quan trọng nhằm nâng cao giá trị cho các sản phẩm trong Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) của huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) là đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số.
Hương Sơn (Hà Tĩnh) cần tập trung thực hiện 3 nhiệm vụ đột phá đã đề ra trong nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2020 - 2025; áp dụng mạnh mẽ KHKT trong sản xuất, có giải pháp mở rộng thị trường cho sản phẩm nông nghiệp.