Những kỷ niệm khó phai về nước Nga của gia đình người Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Hằng năm, mỗi dịp kỷ niệm Cách mạng tháng Mười Nga là vợ chồng chị Nguyễn Thị Dung (SN 1961, ở TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) lại mở những bài hát Nga để nghe và nhắc nhớ những kỷ niệm về đất nước người dân Nga đã gắn bó một thời…

Những kỷ niệm khó phai về nước Nga của gia đình người Hà Tĩnh

Gia đình anh Tuấn, chị Dung thường ngồi xem lại những tấm hình được chụp lúc còn ở Nga

Rời Việt Nam năm 2000, gia đình chị Nguyễn Thị Dung gắn bó với thành phố Ulianovsk - quê hương của Lenin. Trong suốt 13 năm gắn bó với thành phố này, gia đình chị Dung đã có nhiều người bạn Nga tốt bụng, nhiệt tình.

Chị Dung tâm sự: “Thời đó, ngoài việc sang Nga để du học, người Hà Tĩnh kinh doanh, buôn bán cũng đông. Nhờ có người quen trước đó tìm hiểu giúp các thủ tục nên gia đình tôi quyết định đến Ulianovsk để kinh doanh mặt hàng quần áo. Giữa lúc còn “lạ nước lạ cái”, bỡ ngỡ với gần như mọi thứ trên miền đất mới, chúng tôi càng thấm thía cái tình mà người dân Liên Xô khi ấy dành cho mình. Những người con xa quê hương Việt Nam được người bản xứ xem như con em trong gia đình, chỉ bảo tận tình từng ly từng tí, từ cách sử dụng bếp gas, các biện pháp phòng chống cháy nổ đến việc đi chợ mua nhu yếu phẩm như thế nào, giữ ấm ra sao lúc trời băng giá”.

Những kỷ niệm khó phai về nước Nga của gia đình người Hà Tĩnh

Búp bê babushka - Búp bê biểu trưng cho đất nước xứ sở Bạch Dương, là kỷ vật anh chị mang theo lúc quay về Việt Nam

Khi chúng tôi nhắc đến Cách mạng tháng Mười Nga, vợ chồng chị Dung đều hân hoan nhớ lại cảnh quốc kỳ treo rợp trời, lưu học sinh và cả người lao động Việt Nam cùng tham gia các hoạt động chào mừng ngày lễ lớn của nước bạn. Trong những lần đó, lời chúc mừng bằng những ổ bánh mỳ đón khách quý, bữa tiệc gia đình Việt Nam - Nga và những điệu nhảy rộn ràng đã trở thành những ký ức đẹp đẽ không thể nào quên.

Anh Hà Anh Tuấn - chồng chị Dung nhớ mãi câu chuyện lúc vợ sinh đứa con thứ 3 trên đất Nga vào năm 2008. “Năm đó, vợ tôi đã ở tuổi 47. Em bé sinh ra gặp rất nhiều biến chứng nguy hiểm nhưng nhờ những người bạn Nga giúp đỡ, bé trai Mác-xim đã chào đời khỏe mạnh. Tên tiếng Nga của con tôi cũng được chính bà chủ nhà Vera đặt và nhận làm mẹ đỡ đầu cho bé”.

Những kỷ niệm khó phai về nước Nga của gia đình người Hà Tĩnh

Những tấm ảnh của cậu bé Macxim lúc còn học tập ở Nga...

Suốt hơn 13 năm sinh sống tại đất nước xứ sở Bạch Dương, điều ấn tượng đọng lại trong lòng vợ chồng chị Dung đó chính là vẻ đẹp tính cách Nga. Sự đôn hậu của người Nga là điều mà những người đã từng học tập, sinh sống tại đây luôn khắc ghi trong lòng.

Anh Tuấn chia sẻ: “Đến bây giờ, chúng tôi vẫn giữ liên lạc với nhau, giờ dễ hơn hồi trước rất nhiều, các ngày lễ lớn như Giáng sinh, Cách mạng tháng Mười Nga…, vợ chồng chúng tôi vẫn thường xuyên gửi lời chúc mừng, hỏi thăm tới những người bạn cũ ở nước Nga. Khi chúng tôi nhớ về nước Nga nghĩa là chúng tôi đang nhớ về anh em, quê hương thứ 2 của mình…”.

Những kỷ niệm khó phai về nước Nga của gia đình người Hà Tĩnh

Bé Macxim (áo đen, ở giữa hàng trên cùng) chụp ảnh cùng các bạn trong Lễ Giáng sinh

Những ký ức sâu sắc về đất nước và con người xứ sở bạch dương làm cho những gia đình như anh Tuấn, chị Dung luôn dành tình cảm trân trọng, thiêng liêng nhất. Trong nỗi nhớ nhung ấy, những bài thơ tình và những bản nhạc nổi tiếng của Nga lại rung lên trong trái tim những người Việt trở về từ Nga.

Chủ đề NGƯỜI HÀ TĨNH

Đọc thêm

Podcast tản văn: Tím mùa hoa cũ

Podcast tản văn: Tím mùa hoa cũ

Và tôi, mỗi năm, lại lớn thêm một chút, lại nhớ thêm một phần - như thể cả ký ức của tôi đều nở mùa hoa xoan cũ…
Podcast truyện ngắn: Những hạt mầm ký ức

Podcast truyện ngắn: Những hạt mầm ký ức

Xa xa, trên con đường mòn sắp được mở rộng, những người nông dân đang trở về nhà từ cánh đồng vừa cày ải. Họ nhìn ra phía đồi chè. Dù chưa ai biết mai này sẽ ra sao, nhưng lúc này, chỉ lúc này thôi, tất cả vẫn còn nguyên vẹn.
Phạm Quỳnh Như - thi sĩ của đồng quê và trẻ nhỏ

Phạm Quỳnh Như - thi sĩ của đồng quê và trẻ nhỏ

Đọc thơ ông đã nhiều nhưng có dịp về thăm ngôi nhà của ông ở thôn Trần Phú, xã Thạch Trị (TP Hà Tĩnh), tôi mới thật sự hiểu vì sao giới văn nghệ Hà Tĩnh gọi Phạm Quỳnh Như là “thi sĩ của đồng quê”.
'Địa đạo – Mặt trời trong bóng tối' vượt qua mức doanh thu 45 tỷ đồng

'Địa đạo – Mặt trời trong bóng tối' vượt qua mức doanh thu 45 tỷ đồng

Ra mắt ngày 4/4 tại các rạp trên toàn quốc, bộ phim lịch sử, chiến tranh cách mạng do tư nhân đầu tư vốn “Địa đạo – Mặt trời trong bóng tối” đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của khán giả khắp cả nước. Chỉ sau 2 ngày công chiếu chính thức, 4 ngày chiếu sớm, bộ phim đã vượt qua mức doanh thu 45 tỷ đồng và tiếp tục tăng.