Những loại virus nguy hiểm

Một số virus có tỷ lệ tử vong lên tới 100%. Trong khi đó, nhiều virus vẫn là gánh nặng của các quốc gia trên toàn cầu.

Con người đã chiến đấu chống lại virus từ rất lâu, trước khi chúng ta tiến hóa thành người hiện đại như ngày nay. Với một số bệnh do virus gây ra, vaccine và thuốc là chìa khóa giúp nhân loại ngăn ngừa lây nhiễm diện rộng, xóa bỏ đại dịch.

Tuy nhiên, nhiều virus khiến chúng ta mất rất nhiều thời gian để đánh bại. Nó lây nhiễm từ động vật sang người trong những thập kỷ gần đây, gây ra hàng loạt vụ dịch lớn, giết chết hàng nghìn, thậm chí hàng chục triệu người. Đợt bùng phát Ebola 2014-2016 ở Tây Phi đã cướp đi mạng sống của 90% người bệnh, khiến nó trở thành đại dịch gây chết người cao nhất.

Dưới đây là một số virus nguy hiểm nhất trong lịch sử, được xác định bởi độc lực và tỷ lệ lây lan, tử vong.

Marburg

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), virus Marburg lần đầu tiên được xác định bởi các nhà khoa học vào năm 1967. Khi đó, một số vụ dịch nhỏ xảy ra ở nhân viên phòng thí nghiệm tại Đức tiếp xúc những con khỉ bị nhiễm bệnh được đưa về từ Uganda.

Các triệu chứng của virus Marburg tương tự Ebola ở chỗ cả hai loại đều có thể gây sốt xuất huyết. Người bệnh sẽ lên cơn sốt cao, chảy máu khắp cơ thể, dẫn tới sốc, suy nội tạng và cuối cùng là tử vong, theo Mayo Clinic.

Những loại virus nguy hiểm

Triệu chứng của người nhiễm virus Marburg và Ebola khá giống nhau. Ảnh: BBC.

Thống kê của WHO cho thấy tỷ lệ tử vong trong đợt bùng phát đầu tiên vào năm 1967 là 24%. Con số này bất ngờ tăng vọt lên 83% trong đợt bùng phát năm 1998-2000 ở Cộng hòa Dân chủ Congo và thậm chí là 100% vào năm 2017 ở Uganda.

Theo Reuters , tháng 8/2021, Marburg lần đầu tiên được phát hiện ở Tây Phi. Bệnh nhân là nam giới, đến từ Tây Nam Guinea, bị sốt, nhức đầu, mệt mỏi, đau bụng và xuất huyết nướu. Đợt bùng phát này kéo dài trong sáu tuần và trong 170 trường hợp tiếp xúc có nguy cơ cao, chỉ một ca bị lây nhiễm.

Ebola

Năm 1976, đợt bùng phát Ebola đầu tiên ở người xảy ra cùng lúc tại Cộng hòa Sudan và Cộng hòa Dân chủ Congo. Ebola lây lan khi tiếp xúc máu, chất dịch cơ thể khác hoặc mô của người, động vật bị nhiễm bệnh. Khi trả lời Live Science , PGS Elke Muhlberger, chuyên gia về virus Ebola, Đại học Boston, Mỹ, cho biết các chủng Ebola khác nhau gây tỷ lệ tử vong khác nhau.

Theo Essential Human Virology, chủng Ebola Reston thậm chí còn không khiến người bệnh bị ốm. Nhưng với chủng Bundibugyo, tỷ lệ tử vong lên tới 50%. Đặc biệt, chủng Sudan lên tới 71%.

WHO đánh giá dịch Ebola bùng phát ở Tây Phi bắt đầu vào đầu năm 2014 và là đợt dịch lớn nhất, phức tạp nhất cho đến nay. Vào tháng 12/2020, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ phê duyệt vaccine Ervebo trong phòng Ebola. Đây là vaccine giúp chống lại virus Zaire ebola và từ tháng 1/2021, nó đã có sẵn trong kho lưu trữ toàn cầu.

Những loại virus nguy hiểm

Ebola vẫn là gánh nặng ở nhiều quốc gia, đặc biệt tại các nước châu Phi. Ảnh: Unicef.

Bệnh dại

Từ năm 1920, vaccine phòng dại cho vật nuôi đã ra đời, giúp căn bệnh này gần như không còn xuất hiện ở các nước phát triển. Song, bệnh dại vẫn là vấn đề nghiêm trọng ở Ấn Độ và một số khu vực châu Phi.

Virus dại lây nhiễm sau khi động vật mang bệnh cào, cắn vật chủ mới. Người mắc bệnh dại sẽ bị tổn thương não, dây thần kinh. Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia Mỹ (NHS), một khi người mắc xuất hiện triệu chứng, gần như khả năng cứu chữa là bằng 0.

“Nó phá hủy não bộ. Đây là căn bệnh rất nguy hiểm. Tuy nhiên, chúng ta đã có vaccine phòng dại, kháng thể chống virus dại. Do đó, nếu ai đó bị động vật cắn, chúng ta có thể điều trị ngay”, PGS Muhlberger nói. Dẫu vậy, nếu không được điều trị, 100% người bệnh sẽ tử vong.

Những loại virus nguy hiểm

Khi bị động vật mang virus bệnh dại cắn, nếu không được điều trị, 100% người bệnh sẽ tử vong. Ảnh: Gleneagles Hospital Hong Kong.

HIV

Trong thế giới hiện đại, HIV có thể là virus nguy hiểm nhất. Tiến sĩ Amesh Adalja, bác sĩ bệnh truyền nhiễm, phát ngôn viên của Hiệp hội Bệnh truyền nhiễm Mỹ, cho biết: “HIV vẫn là kẻ giết người lớn nhất lịch sử”.

Ước tính có khoảng 32 triệu người đã chết vì HIV kể từ khi căn bệnh này được phát hiện lần đầu tiên vào đầu những năm 1980. TS Adalja nhấn mạnh: “Căn bệnh truyền nhiễm gây thiệt hại lớn nhất cho nhân loại hiện nay là HIV”.

Các loại thuốc kháng virus mạnh mẽ đã giúp người nhiễm HIV có thể sống thêm nhiều năm mà không chuyển biến thành giai đoạn cuối - AIDS. Song, căn bệnh này vẫn tiếp tục tàn phá nhiều quốc gia có thu nhập thấp và trung bình. 95% ca nhiễm HIV mới xảy ra ở những nơi này.

Thống kê của WHO khu vực châu Phi cho thấy cứ 25 người trưởng thành, gần một người dương tính với HIV, chiếm hơn 2/3 số bệnh nhân trên toàn thế giới. Năm 2020, 680.000 ca tử vong liên quan đến HIV trên toàn cầu.

Bệnh đậu mùa

Năm 1980, Đại hội đồng Y tế Thế giới tuyên bố thế giới không còn bệnh đậu mùa. Nhưng trước đó, con người đã phải chiến đấu với bệnh đậu mùa hàng nghìn năm. Căn bệnh này cướp đi mạng sống của 1/3 người bệnh, theo BBC. Nó để lại cho những người sống sót hàng chục vết sẹo sâu, vĩnh viễn và mù lòa.

Ở những khu vực bên ngoài châu Âu, tỷ lệ tử vong thậm chí còn cao hơn. Ví dụ, các nhà sử học ước tính bệnh đậu mùa đã giết chết 90% dân số bản địa của châu Mỹ. BBC cho hay chỉ trong thế kỷ XX, bệnh đậu mùa đã khiến 300 triệu người tử vong.

TS Adalja nhận định: “Đó là thứ virus đã gây gánh nặng kinh khủng nhất với thế giới. Không chỉ là cái chết, người bệnh sẽ bị mù vĩnh viễn. Điều đó đã thôi thúc chúng ta phải diệt trừ dịch bệnh này khỏi Trái Đất”.

Virus Hanta

Hội chứng phổi Hanta (HPS) là bệnh hô hấp nghiêm trọng lây truyền qua các loài gặm nhấm. Chúng nhiễm bệnh qua nước tiểu, phân hoặc nước bọt. Con người có thể mắc bệnh khi hít phải virus trong khí dung. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), HPS được công nhận lần đầu tiên vào năm 1993 và kể từ đó đã được xác định trên toàn quốc gia này.

Ca bệnh đầu tiên là một nam giới người Navajo trẻ, khỏe mạnh và vợ sống tại Four Corners, Mỹ. Họ tử vong sau vài ngày lên cơn khó thở. Vài tháng sau, các cơ quan y tế đã phân lập được virus hanta từ một con chuột hươu sống trong nhà của một trong những người nhiễm bệnh. CDC thống kê hơn 600 người Mỹ đã mắc bệnh HPS và 36% tử vong.

Virus này không truyền từ người này sang người khác. Chúng ta nhiễm bệnh khi tiếp xúc phân của chuột mang trùng.

Những loại virus nguy hiểm

Virus Hanta không truyền từ người sang người mà con người nhiễm bệnh khi tiếp xúc phân của chuột mang trùng.

Theo một bài báo năm 2010 trên tạp chí Clinical Microbiology Reviews , loại virus hanta khác đã gây ra đợt bùng phát vào đầu những năm 1950. Hơn 3.000 binh sĩ của Liên Hợp Quốc đã bị nhiễm bệnh. Khoảng 12% trong số họ đã qua đời.

HPS là bệnh virus cấp tính truyền từ động vật sang người, có đặc điểm là sốt đột ngột, ớn lạnh, nhức đầu, rối loạn đường ruột tiếp đó là suy hô hấp đột ngột và hạ huyết áp. Bệnh diễn biến nhanh dẫn đến suy hô hấp nặng và choáng do tim. Hầu hết trường hợp bị tăng hematocrit và giảm bạch cầu. Tỷ lệ tử vong khoảng 40-50%. Những người còn sống, hồi phục nhanh, chức năng phổi trở lại hoàn toàn bình thường.

Theo Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh, virus Hanta đã thấy ở loài chuột Rattus Norvegicus ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam. 11 chủng của Việt Nam được đăng ký tại Ngân hàng gene quốc tế, trong đó, 10 chủng có cấu trúc gene thuộc chủng vùng Seoul, Hàn Quốc. Đặc biệt, một chủng virus mới được phát hiện ở tỉnh Cao Bằng và được đặt tên là CBVN.

Bệnh thường thấy ở người lớn, nhóm tuổi từ 20 đến 50, hiếm khi gặp ở trẻ em dưới 10 tuổi và những người già. Tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới cao hơn nữ giới.

Theo Zing

Đọc thêm

Bé 2 tuổi nên uống sữa tươi hay sữa bột?

Bé 2 tuổi nên uống sữa tươi hay sữa bột?

Đối với trẻ 2 tuổi, nhu cầu dinh dưỡng để cơ thể phát triển cao hơn đối với các bé sơ sinh. Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý thì việc cho bé dùng sữa tươi và sữa bột cũng được rất nhiều cha mẹ quan tâm.
Huyết áp 160/90 có cao không?

Huyết áp 160/90 có cao không?

Huyết áp là một chỉ số quan trọng khi theo dõi sức khỏe của mỗi người. Vậy chỉ số huyết áp 160/90 nói lên điều gì về sức khỏe của bệnh nhân?
Mùa xuân về với bản Giàng 2

Mùa xuân về với bản Giàng 2

Dưới chân núi Giăng Màn, cuộc sống người dân tộc Chứt ở bản Giàng 2 (Hương Khê, Hà Tĩnh) đang đổi thay từng ngày. Sắc màu của cuộc sống mới đang hiện rõ trên từng gương mặt khi mùa xuân về.
Rửa rau sống thế nào cho sạch?

Rửa rau sống thế nào cho sạch?

Hầu hết, rau củ sau khi thu hoạch và bày bán đều phải trải qua khâu sơ chế. Tuy nhiên, người dân cần sơ chế lại để đảm bảo an toàn.
Nên dùng tăm tre hay chỉ nha khoa?

Nên dùng tăm tre hay chỉ nha khoa?

Tăm tre và chỉ nha khoa đều là dụng cụ giúp làm sạch và loại bỏ thức ăn thừa trên răng. Vậy ưu nhược điểm của chúng là gì và loại nào tốt hơn?
Check - in không gian tết cổ truyền ở đâu?

Check - in không gian tết cổ truyền ở đâu?

Nhiều quán cà phê ở TP Hà Tĩnh được trang trí với những chiếc đèn lồng, hoa đào, hoa mai... nhằm tạo không gian ấm cúng, gần gũi, mang đến không khí Tết sớm phục vụ khách hàng.
Cảnh giác chấn thương cổ chân khi chơi pickleball

Cảnh giác chấn thương cổ chân khi chơi pickleball

Cổ chân là vùng chuyển tiếp giữa trục thẳng đứng của đùi và cẳng chân với trục ngang của bàn chân. Cấu tạo của cổ chân gồm nhiều xương nhỏ nối với nhau bởi các khớp và dây chằng. Do đó khi chơi pickleball, tăng phạm vi chuyển động của chân thì rất dễ bị chấn thương.
Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm

Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm

Theo các bác sỹ, cảm cúm và cảm lạnh là hai bệnh lý khác nhau, tuy nhiên lại có những triệu chứng tương đồng nên rất nhiều người nhầm lẫn.