Nobel Vật lý tôn vinh những người đặt nền móng cho trí tuệ nhân tạo

Giải Nobel Vật lý 2024 được trao cho giáo sư John J. Hopfield và Geoffrey E. Hinton, 'vì những khám phá và phát minh nền tảng cho phép máy học với mạng nơ ron nhân tạo'.

Tranh phác thảo giáo sư John Hopfiled (trái) và giáo sư Geoffrey Hinton - những người đoạt giải Nobel Vật lý 2024 - Ảnh: X/The Nobel Prize
Tranh phác thảo giáo sư John Hopfiled (trái) và giáo sư Geoffrey Hinton - những người đoạt giải Nobel Vật lý 2024 - Ảnh: X/The Nobel Prize

Chiều 8-10 (giờ Việt Nam), Viện hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển công bố trao giải Nobel Vật lý năm 2024 cho giáo sư John J. Hopfield và giáo sư Geoffrey E. Hinton "vì những khám phá và phát minh nền tảng cho phép máy học với mạng nơ ron nhân tạo".

Bà Ellen Moons, chủ tịch Ủy ban Nobel Vật lý, chia sẻ tại buổi họp báo: "Học tập là khả năng kỳ diệu của não bộ con người. Chúng ta có thể nhận diện hình ảnh và âm thanh, đồng thời liên kết chúng với những ký ức và trải nghiệm trong quá khứ.

Hàng tỉ tế bào thần kinh được kết nối với nhau đã mang lại cho chúng ta những khả năng nhận thức độc đáo. Mạng nơ ron nhân tạo được lấy cảm hứng từ mạng lưới nơ ron này trong não bộ của chúng ta".

Giáo sư Hopfield và giáo sư Hinton đã sử dụng các khái niệm cơ bản từ vật lý thống kê để thiết kế mạng nơ ron nhân tạo hoạt động như những bộ nhớ liên kết và tìm kiếm mẫu trong các tập dữ liệu lớn.

Mạng nơ ron nhân tạo chính là một phần quan trọng của trí tuệ nhân tạo (AI), giúp máy tính có khả năng học tập từ dữ liệu, tìm kiếm mẫu, nhận diện hình ảnh, giọng nói, và hỗ trợ trong nhiều lĩnh vực.

Theo bà Moons, các mạng nơ ron nhân tạo này được sử dụng để thúc đẩy nghiên cứu trên các chủ đề vật lý đa dạng như vật lý hạt, khoa học vật liệu và vật lý thiên văn.

Đặc biệt, những phát hiện của hai nhà khoa học này đã trở thành một phần trong cuộc sống hằng ngày khi làm nền tảng cho những công nghệ như nhận diện khuôn mặt và dịch ngôn ngữ.

Bà Moons kết luận: "Những phát hiện, phát minh của hai nhà khoa học là viên gạch nền cho máy học (machine learning), giúp con người đưa ra quyết định nhanh chóng và đáng tin cậy hơn, chẳng hạn như trong chẩn đoán các tình trạng y tế.

Tuy nhiên, mặc dù máy học có rất nhiều lợi ích, sự phát triển nhanh chóng của nó cũng đã dấy lên những lo ngại về tương lai của chúng ta. Toàn thể nhân loại cần có trách nhiệm sử dụng công nghệ mới này một cách an toàn và đạo đức nhằm mang lại lợi ích lớn nhất cho loài người".

Giáo sư John Hopfield sinh năm 1933 tại Mỹ và hiện là giáo sư tại Đại học Princeton (Mỹ). Ông nổi tiếng với những nghiên cứu về mạng nơ ron liên kết vào năm 1982.

Giáo sư Geoffrey Hinton sinh năm 1947 tại London (Anh) và hiện là giáo sư tại Đại học Toronto (Canada). Ông được biết đến như một trong những "cha đẻ" của AI hiện đại, đặc biệt trong lĩnh vực học sâu (deep learning) và mạng nơ ron nhân tạo.

tuoitre.vn

Đọc thêm

Hành trình từ ý tưởng đến khoảnh khắc vinh danh của những chủ nhân Giải thưởng VinFuture 2024

Hành trình từ ý tưởng đến khoảnh khắc vinh danh của những chủ nhân Giải thưởng VinFuture 2024

4 công trình đến từ 10 nhà khoa học trên thế giới đã vượt qua gần 1.500 đề cử từ hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, nhận giải thưởng VinFuture 2024 trị giá 4,5 triệu USD. Nhiều công trình, từ ý tưởng đến giải thưởng danh giá là quãng thời gian gần cả đời người với hành trình kiên trì vượt qua thử thách, định kiến và cả những thất bại để tận hiến cho khoa học và sự tiến bộ nhân loại.
Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Trước những vấn đề cấp thiết đang hiện hữu, các nhà khoa học từng nhận giải VinFuture dự đoán những nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, an ninh năng lượng hay sức khỏe toàn cầu… sẽ là những ứng cử viên tiềm năng cho Giải thưởng VinFuture 2024 danh giá.
Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Sau video robot nhỏ thuyết phục "đồng đội" bỏ việc, nhiều người lo ngại viễn cảnh robot tích hợp AI có thể nổi loạn và tự ra quyết định.
Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Sau 3 mùa gây tiếng vang, các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 với chuỗi hoạt động kết nối khoa học công nghệ, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại Khám phá tương lai VinFuture” hứa hẹn mang đến “cơ hội vàng” để tiếp cận tri thức toàn cầu và hợp tác phát triển.
Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.