Về Hà Tĩnh

Nôn nao nhớ biển…
Nôn nao nhớ biển…

Biển và du lịch biển xưa nay luôn là niềm tự hào của người dân Hà Tĩnh. Bởi thế, dù đi đâu về đâu, dù là người miền biển hay trên những dãy núi cao, chẳng ai phân biệt quê hương bản quán, tất cả đều yêu biển bằng tình yêu quê hương nồng đượm. Bởi thế, người ta yêu biển suốt bốn mùa. Trong đó, mùa hè chính là mùa gợi nhiều cảm xúc nhất.

Chẳng phải, biết bao áng thơ, biết bao bản nhạc đã ra đời trong những mùa hè mênh mang sóng vỗ. Chẳng phải, dù bôn ba khắp phương trời, dù ăn đâu, làm đâu, nhiều người đã tìm về quê hương bằng con đường của tình yêu biển cả.

Nôn nao nhớ biển…

Biển Thiên Cầm (Cẩm Xuyên) là một trong những bãi biển đẹp của Hà Tĩnh. Ảnh: Hương Thành

Từ xa xưa, biển Hà Tĩnh đã nổi tiếng với những thương cảng như Đan Nhai, Hội Thống, với những cửa biển trầm tích nhiều vỉa tầng văn hóa được kiến tạo từ nhiều đời cha ông như Cửa Sót, Cửa Nhượng, Hải Khẩu... Và ngày nay, những tiềm năng, lợi thế về bãi biển thoải dài, nước xanh, cát trắng, nắng vàng đã được khai thác, phát triển du lịch.

Trong tiến trình lịch sử của quê hương, biển Hà Tĩnh cũng đã trải qua bao thăng trầm, bao biến cố. Như một câu hát của nhạc sỹ Hồng Đăng: “Vùi sâu dưới đáy những gì đau thương/ Biển lại hát tình ca, biển kể chuyện quê hương”, sau những thăng trầm ấy, tình yêu biển của người Hà Tĩnh lại trở nên đậm sâu hơn bao giờ hết.

Nôn nao nhớ biển…

Bình minh biển Thạch Kim. Ảnh: Nguyễn Thanh Hải

Đậm sâu đến độ, với những người gắn bó đời mình với biển, ngày ngày cận kề bên biển vẫn luôn nghe trong lòng dậy lên nỗi nhớ khơi xa. Đậm sâu đến độ, chẳng cứ gì mùa hè, giữa mùa đông rét mướt, nhiều người vẫn tìm về ngắm biển và thưởng thức hải sản. Và đậm sâu đến độ, ngay trong những giai đoạn khó khăn nhất, con người vẫn một lòng hướng về biển, kiên nhẫn đợi chờ để lại được yêu biển một cách vô tư và nồng nàn nhất.

Anh Phạm Quốc Khánh ở Hà Đông - Hà Nội cho biết: “Hà Tĩnh là quê nội của tôi. Biển Hà Tĩnh đẹp, sạch và hải sản tươi ngon. Thế nên, mùa hè nào cả gia đình tôi cũng về nghỉ dưỡng ở biển Thiên Cầm. Chúng tôi cũng đang chờ đợi dịch bệnh sớm được đẩy lùi, hoạt động du lịch biển trở lại để lên lịch nghỉ dưỡng cho cả gia đình trong những ngày hè tới”.

Nôn nao nhớ biển…

Ảnh: Nguyễn Thanh Hải

Trong những ngày dịch bệnh Covid-19 diễn ra phức tạp, du lịch biển Hà Tĩnh thêm một lần nữa đối mặt với những khó khăn, thách thức. Thế nhưng, người Hà Tĩnh không hề quay lưng với biển. Ngư dân vẫn ngày ngày bám biển, đi khơi, về lộng. Người kinh doanh dịch vụ du lịch biển thì vẫn kiên gan, bền chí, chờ đợi qua cơn “bĩ cực”.

Trong hành trình trở lại với biển lần này, chúng tôi đã đến Khu du lịch Xuân Thành (Nghi Xuân). Biển xanh như lặng lẽ hơn trong nỗi mong ngóng, đợi chờ của con người. Biết rằng, có thể sẽ còn phải đợi chờ thêm một thời gian nữa mới được kinh doanh trở lại nhưng những hộ kinh doanh ở đây vẫn không rời biển. Cơ sở vật chất ở đây vẫn được chăm sóc, bảo dưỡng mỗi ngày.

Nôn nao nhớ biển…

Anh Nguyễn Ngọc Thức - chủ nhà hàng Sao Biển ở đây cho biết: “Gắn bó với biển từ thuở nhỏ nên trong huyết quản của chúng tôi dường như cũng có vị mặn mòi của biển. Dẫu đang phải thực hiện nghiêm túc những quy định về phòng chống dịch bệnh, chúng tôi vẫn ở lại đây để được gần biển mỗi ngày”.

Tình yêu biển nồng nàn của anh Thức và những hộ kinh doanh ở đây đã khiến chúng tôi có cảm giác, bãi biển Xuân Thành chưa bao giờ “ngủ”. Biển vẫn thao thức trong niềm thương của người dân bản xứ. Biển vẫn thật sinh động trong nỗi nhớ nôn nao của những du khách phương xa.

Nôn nao nhớ biển…

Cũng bằng tình yêu và nỗi nhớ biển như thế mà trong những ngày thực hiện cách ly toàn xã hội, các cơ sở kinh doanh ở Khu du lịch Thiên Cầm (Cẩm Xuyên) vẫn không rời biển. Bằng một niềm tin lạc quan nhất, chủ các cơ sở kinh doanh vẫn bố trí nhân lực hợp lý để chỉnh trang cảnh quan, sửa soạn cơ sở vật chất, đảm bảo có thể đáp ứng nhu cầu của du khách ngay sau khi những dịch vụ du lịch được phép hoạt động trở lại.

Ông Hoàng Xuân Hướng - Trưởng ban Quản lý Khu du lịch Thiên Cầm cho biết: “Những ngày qua, chúng tôi thực hiện nghiêm ngặt các quy định về cách ly toàn xã hội. Tất cả các hàng quán đều đóng cửa, không bán hải sản dưới bất kỳ hình thức nào. Chúng tôi cũng rất tin tưởng vào công cuộc phòng chống dịch bệnh của Chính phủ và toàn thể Nhân dân. Một mặt, tích cực tuyên truyền, kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị 16, mặt khác, chúng tôi cũng lưu ý các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch luôn chuẩn bị tâm thế để có thể sẵn sàng phục vụ du khách khi hoạt động trở lại”.

Nôn nao nhớ biển…

Tinh thần chung của các chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ biển là kiên nhẫn chờ đợi. Và “kiên nhẫn chờ nắng lên” đã trở thành một sologan vui vẻ, đầy lạc quan của những người làm dịch vụ du lịch trong thời gian gần đây. Tạm dừng nhưng không bỏ mặc, những người gắn bó với du lịch biển vẫn đang dồn tâm huyết của mình vào công việc. Không nôn nóng nhưng chủ động, đảm bảo an toàn tuyệt đối trong mùa dịch vẫn là mục đích lớn nhất mà các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch biển hướng tới. Đó cũng chính là cách mà họ bày tỏ tình yêu biển cả của mình.

Anh Phan Đình Tám - chủ nhà hàng Tám Hạnh (Khu du lịch Thiên Cầm) cho biết: “Mặc dù đóng cửa lâu nay nhưng ngày nào tôi cũng chạy xe ra biển. Tôi nhớ lắm không khí náo nức, rộn rã của mùa hè. Nhớ niềm hân hoan trên gương mặt du khách khi họ được nô đùa với biển, được thưởng thức những đặc sản tươi ngon của biển Thiên Cầm. Những ngày qua, dù nôn nao nhớ biển, chúng tôi đều thực hiện rất nghiêm túc Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19. Trong những ngày tới, nếu phải tiếp tục tạm dừng kinh doanh, chúng tôi cũng sẽ chấp hành nghiêm chỉnh bởi ai cũng hiểu, sự nghiêm túc của mình sẽ góp phần đẩy lùi dịch bệnh nhanh hơn”.

Nôn nao nhớ biển…

Mùa hè đang đến, biển đã biếc xanh hơn trong những chộn rộn nhung nhớ. Hy vọng, dịch bệnh sẽ sớm được đẩy lùi, đời sống KT-XH sớm bình thường trở lại, để những bãi biển Hà Tĩnh lại có thêm một mùa hè đông vui, tấp nập.

ảnh: anh hoài - huy tùng

thanh hải - hương thành

thiết kế: huy tùng

Chủ đề Biển Hà Tĩnh

Đọc thêm

Xuân về cùng mùa hoa

Xuân về cùng mùa hoa

Khi thời gian dần dịch chuyển về những ngày cuối cùng của năm cũ cũng là lúc người trồng hoa, chăm bón cây cảnh ở Hà Tĩnh tất bật chuẩn bị cho một mùa xuân mới.
Thú chơi hoa ngày Tết

Thú chơi hoa ngày Tết

Chơi hoa, cây cảnh ngày Tết đối với người Việt, trong đó có người Hà Tĩnh không chỉ là nét văn hóa tao nhã mà còn mang ước muốn hướng tới những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống.
Chùa Hương Tích sẵn sàng mùa lễ hội

Chùa Hương Tích sẵn sàng mùa lễ hội

Thực hiện mục tiêu thu hút hơn 14 vạn lượt du khách trong năm 2025, các đơn vị quản lý, kinh doanh tại chùa Hương Tích (Hà Tĩnh) đang tập trung nguồn lực chuẩn bị cho mùa lễ hội.
Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Tiết mục: Diễn xướng “Duyên tình biển mặn” (soạn lời và chỉnh lý: Văn Mạnh, Sỹ Chinh) do Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Hà Tĩnh biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Tháng Chạp về, khi đào, mai bắt đầu ươm nụ trên những làng quê Hà Tĩnh, lòng tôi lại háo hức chờ đợi những buổi chợ phiên truyền thống, để được hòa mình trong không gian văn hóa quê hương.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Lời mẹ hát

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Lời mẹ hát

Tiết mục Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Lời mẹ hát. Soạn lời: NSND Nguyễn An Ninh. Biểu diễn: Nghệ nhân Văn Sang - Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa-Điện ảnh tỉnh Hà Tĩnh.
Tiết mục ca trù: Làm cho tỏ mặt nam nhi

Tiết mục ca trù: Làm cho tỏ mặt nam nhi

Tiết mục ca trù: Làm cho tỏ mặt nam nhi. Thơ: Nguyễn Công Trứ. Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hà Tĩnh biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Kế thừa, phát huy giá trị di sản y học cổ truyền của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, các bệnh viện, Hội Đông y Hà Tĩnh và cả nước ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động, khẳng định vai trò trong công tác chữa bệnh cứu người.
“Tấm căn cước” quý giá

“Tấm căn cước” quý giá

Nơi ấy, trên bản đồ hình chữ S của nước Việt ngàn năm là dải đất nhỏ hẹp, “đòn gánh gánh hai đầu đất nước”. Nơi ấy, bên dòng sông Lam trong xanh và núi Hồng sừng sững, những cư dân nhiều đời đã làm nên bao huyền thoại, tạo dựng một vùng văn hóa giàu bản sắc: văn hóa Hồng Lam. Đó là “tấm căn cước” quý giá, riêng có của Hà Tĩnh.
Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Tác phẩm “Thượng kinh ký sự” của Đại danh y Lê Hữu Trác bên cạnh trường đoạn nói về nỗi nhớ nơi ẩn cư ở quê mẹ ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) là trường đoạn nói về nỗi nhớ cố hương da diết với rất nhiều hoài niệm.
Cuộc “gặp gỡ” giữa Albert Sallet và Lê Hữu Trác

Cuộc “gặp gỡ” giữa Albert Sallet và Lê Hữu Trác

Cuộc “gặp gỡ” giữa Albert Sallet và Lê Hữu Trác là sự kết nối của Đông và Tây, của các phương pháp cổ truyền và khoa học tiến bộ, của cây cỏ và máy móc, là sự tương đồng và tấm lòng của những bậc lương y, là niềm say mê và trách nhiệm đối với khoa học của những nhà bác học.